16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhổ răng là giải đáp được các bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện trong trường hợp răng bị tổn thương nặng hoặc thay răng vĩnh viễn. Vậy trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Nếu như không có răng mọc lên thay thế thì có gây ra ảnh hưởng gì không? Những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định trẻ 13 tuổi nhổ răng trong những trường hợp sau:
– Răng bị viêm tủy, sâu ở mức độ nặng khiến cho thân răng bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi bằng kỹ thuật trám răng thông thường.
– Thân răng bị mẻ, vỡ nhiều do lực tác động mạnh.
– Nhổ răng sữa khi đã đến giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
– Trẻ bị viêm nha chu nặng, tụt lợi khiến cho phần chân răng bị lộ ra ngoài nhiều.
– Răng mọc ngầm, ảnh hưởng đến chân răng ở vị trí liền kề.
Trẻ cần nhổ răng khi bị sâu nặng
Có đến 90% trẻ em 13 tuổi không có răng mọc lên thay thế sau khi nhổ răng. Bởi theo quy luật thay răng của trẻ, ở giai đoạn trên, tất cả các răng sữa trên cung hàm đều được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Khi răng vĩnh viễn bị nhổ bỏ thì sẽ không mọc lại vì mỗi người chỉ thay răng một lần trong đời.
Tuy nhiên, quá trình thay răng vĩnh viễn của mỗi trẻ cũng sẽ có sự khác biệt. Thực tế có tới 10% trẻ em thay răng muộn, 13 tuổi vẫn chưa thay hết răng trên cung hàm. Đối với trường hợp nhổ bỏ răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ nhanh chóng mọc lên thay thế nên các cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
Trẻ nhổ răng vĩnh viễn sẽ không mọc lại răng
Trẻ 13 tuổi nhổ răng sữa thường mọc lại răng vĩnh viễn sau khoảng 1 – 2 tháng. Do ở giai đoạn trên, nếu răng sữa bị nhổ bỏ thì sẽ là răng hàm, có nhiều chân nên thời gian mọc khá lâu.
Tuy nhiên, thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi nhổ răng còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của từng trẻ. Nếu như trẻ ăn uống thiếu khoa học, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D, canxi… thì răng vĩnh viễn sẽ lâu mọc hơn.
Trẻ 13 tuổi nhổ răng nhưng không có răng khác mọc lên thay thế sẽ gặp phải những hệ lụy sau: tiêu xương hàm, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng ăn nhai và xô lệch răng.
Nếu như không có răng mọc lên sau khi nhổ, phần xương hàm tại vị trí mất răng sẽ không còn lực ăn nhai tác động hàng ngày nên dần bị tiêu biến. Tiêu xương hàm ở đây là sự suy giảm cả về mật độ và chất lượng xương.
Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ bắt đầu bị giảm khiến cho xương hàm bị xốp và tiêu dần đi. Sau 3 năm, tỷ lệ tiêu xương có thể lên tới 45 – 60%. Xương hàm bị tiêu biến không chỉ đẩy nhanh tốc độ lão hóa của gương mặt mà còn khiến cho chân răng liền kề không còn vững chắc và dần bị lung lay. Khi đó, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất thêm nhiều răng nữa.
Khi răng bị mất đi, đặc biệt là nhóm răng cửa và răng nanh, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ bị suy giảm đi đáng kể. Trong khi đó, ở giai đoạn 13 tuổi, trẻ đã có nhận thức về ngoại hình. Chính vì vậy, một hàm răng bị thiếu sót, có nhiều khuyết điểm sẽ khiến cho trẻ trở nên tự ti khi giao tiếp. Tình trạng trên kéo dài sẽ gây ảnh hưởng phần nào đến tính cách và kết quả học tập của trẻ.
Mất răng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi đều khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể. Trẻ sẽ có xu hướng ăn ít những loại thực phẩm cần nhai nhiều. Về lâu dài, cơ thể của trẻ sẽ không không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm suy giảm hệ miễn dịch. Chưa kể, ăn nhai kém còn khiến cho trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày…
Trong trường hợp trẻ không mọc lại răng sau khi đã nhổ răng, các răng ở lân cận sẽ dịch chuyển tới khoảng trống ở vị trí mất răng. Dần dần, toàn bộ hàm răng đều sẽ bị xô lệch và gây sai khớp cắn.
Biện pháp để ngăn chặn tất cả những hệ lụy có thể xảy ra sau khi nhổ răng vĩnh viễn là cấy ghép răng Implant. Tuy nhiên, trẻ 13 tuổi chưa đủ điều kiện để trồng Implant do xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Khi đó, bác sĩ nha khoa sẽ dùng khí cụ giữ khoảng để duy trì khoảng trống của răng, ngăn chặn các răng khác bị xô lệch. Khí cụ được làm từ kim loại hoặc nhựa acrylic được thiết kế riêng theo tình trạng răng của từng trẻ. Tới khi 18 tuổi, xương hàm đã phát triển toàn diện, trẻ có thể tháo khí cụ giữ khoảng để tiến hành phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant.
Khí cụ giữ khoảng
Như vậy, trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không còn tùy thuộc vào răng bị nhổ bỏ là răng vĩnh viễn hay răng sữa. Nếu là răng sữa thì cha mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ nhổ răng vĩnh viễn thì các mẹ nên có biện pháp xử lý sớm để tránh những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe..
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×