14/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
“Xin chào Nha Khoa Paris! Do răng số 8 của tôi bị mọc lệch gây đau nhức và có nguy cơ sâu răng cao nên bác sĩ chỉ định cho tôi nhổ. Nhưng do tính chất công việc nên tôi muốn cuộc sống sớm ổn định trở lại. Vậy sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì lành vết thương? Tôi cần chăm sóc như thế nào sau khi nhổ răng khôn? Rất mong được giải đáp” (Quỳnh Chi – Hà Nội)
Trả lời: Xin chào bạn Quỳnh Chi, rất cảm ơn bạn đã gửi câu trả lời cho chúng tôi. Với câu hỏi nhổ răng khôn khoảng bao lâu thì lành, chúng tôi đã mời tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) giải đáp trong bài viết dưới đây:
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Sau khi nhổ răng khôn, cần mất 2 tuần để vết thương hồi phục hoàn toàn. Lúc này, nướu hồi phục lấp đầy lỗ chân răng nhổ, khung xương phát triển đầy huyệt ổ răng như một phần của xương hàm”.
Trước khi nhổ răng khôn, người bệnh sẽ được khám tổng quát và chụp Xquang để đánh giá vị trí và xem xét có nên nhổ răng hay không. Quy trình nhổ răng khôn bao gồm 4 bước chính như sau:
– Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát, xem xét tình trạng và mức độ tổn thương của răng. Sau đó, bệnh nhân được chụp Xquang để đánh giá tư thế và vị trí của răng khôn.
– Bước 2: Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm để đánh giá tình trạng đông máu, công thức máu. Đồng thời, kiểm tra xét nghiệm các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra (1).
– Bước 3: Bác sĩ tiến hành gây tê vào vị trí răng cần nhổ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, khó chịu rồi tiến hành nhổ răng.
– Bước 4: Sau khi răng số 8 được loại bỏ, bệnh nhân súc miệng và ngậm bông sạch để cầm máu. Bác sĩ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng, giải đáp nhổ răng khôn bao lâu thì lành và hẹn lịch tái khám.
Không phải bất cứ trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định nhổ răng số 8. Dưới đây là những trường hợp nên và không nên nhổ răng bạn cần biết:
Các trường hợp không cần nhổ răng khôn:
– Răng mọc thẳng, khớp với răng đối diện, không gây ra ảnh hưởng gì.
– Bệnh nhân có bệnh nền như tim mạch, huyết áp cao, chứng máu khó đông.
– Phụ nữ đang có thai, đang cho con bú
Các trường hợp nên nhổ răng khôn:
– Răng khôn mọc lệch do không đủ chỗ mọc đâm vào răng bên cạnh gây ra xô hàm, tăng nguy cơ sâu răng, tiêu xương và một số bệnh lý nguy hiểm khác (2).
– Răng khôn mọc ngầm trong nướu dễ gây viêm lợi (Gingivitis), nhiễm trùng, áp xe răng, u nang gây tổn thương chân răng.
– Răng mọc 1 phần lên khỏi nướu gây khó khăn khi vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm lợi, sâu răng, nhiễm trùng.
Khi tìm hiểu về vấn đề nhổ răng khôn bao lâu lành hẳn thì bạn đọc cũng cần nắm được quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn. Theo đó, có 5 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: 24 giờ đầu tiên
Hoạt động chủ yếu là cầm máu bằng bông gòn tại vị trí nhổ răng trong 30 phút – 1 giờ sau khi nhổ. Thay bông gòn sau mỗi 2-3 giờ. Khi thuốc tê dần tan, các cơn đau nhức sẽ tăng dần. Nếu không chịu được đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau.
Giai đoạn 2: 1 ngày tiếp theo
Xuất hiện các cục máu đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành thương. Chúng được hình thành bởi các tế bào máu kết dính lại với nhau có tác dụng cầm máu, bảo vệ vết thương và thúc đẩy lành vết thương.
Giai đoạn 3: 2-3 ngày tiếp theo
Sưng tấy và đau nhức giảm dần, người bệnh có thể bắt đầu ăn uống, ưu tiên thức ăn mềm và dễ tiêu hoá, tránh hút thuốc lá và rượu bia.
Giai đoạn 4: Sau khoảng 1 tuần
Vết thương dần hồi phục, không còn cơn đau nhức như trước. Bệnh nhân tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Giai đoạn 5: Sau 2 tuần
Vết thương lành và hồi phục hoàn toàn. Bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành thương sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Thời gian phục hồi ở mỗi người là khác nhau, có thể dài hoặc ngắn hơn mốc thời gian 2 tuần do tác động của nhiều yếu tố như mức độ phức tạp của răng nhổ, độ tuổi của người bệnh, tay nghề bác sĩ và chế độ chăm sóc răng miệng.”
Với những răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, kích thước lớn kết hợp với bệnh lý như sâu, viêm nhiễm quá trình mổ sẽ mất nhiều thời gian và phức tạp hơn. Vì vậy, mức độ xâm lấn cũng nhiều hơn làm kéo dài thời gian phục hồi.
Với những răng khôn nhỏ, thời gian lành thương khoảng 1-2 tuần. Nhưng với răng có kích thước lớn, răng dị dạng, răng nhiều chân sẽ mất khoảng 3-4 tuần.
Với những răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có dấu hiệu sâu, nhiễm trùng thì thời gian phục hồi có thể lâu hơn do việc tách nướu, nhổ răng phức tạp hơn.
Vị trí răng khôn hàm trên thường lành nhanh hơn so với hàm dưới do vị trí này dễ tiếp cận và ít mô xung quanh hơn.
Người bệnh còn trẻ, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển và sức đề kháng cao sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, người trẻ tuổi có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn và khả năng sản xuất tế bào mới nhanh hơn, giúp thúc đẩy quá trình lành thương.
Nếu người bệnh vệ sinh răng miệng tốt, thay bông gòn cầm máu sau 2-3 giờ và tránh thức ăn cứng, nóng trong 24h giờ đầu sẽ làm giảm các biến chứng có thể xảy ra. Từ đó, rút ngắn thời gian hồi phục tối đa.
Người bệnh sau khi nhổ răng khôn cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn để phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra. Từ đó, đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
Khi nhổ răng khôn cần lựa chọn bác sĩ có tay nghề tốt để xử lý vết thương được xử lý đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm xương ổ răng, chảy máu liên tục…
Bên cạnh băn khoăn nhổ răng khôn bao lâu thì lành thì cách chăm sóc sau khi phẫu thuật cũng giúp bạn thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng.
Khi vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý một số vấn đề về cách súc miệng, chải răng, sử dụng chỉ nha khoa sao cho đúng cách.
Súc miệng:
– Không súc miệng sau 6 giờ đầu nhổ răng (3).
– Có thể súc miệng bằng nước lọc để làm sạch miệng hơn sau 8-12 giờ sau phẫu thuật.
– Súc miệng bằng nước muối loãng sau 1 ngày phẫu thuật.
Chải răng:
– Chỉ chải răng bằng bàn chải lông mềm sau 1 ngày nhổ răng để vùng lợi đang bị tổn thương ổn định.
– Chải răng nhẹ nhàng, đặt bàn chải theo góc nghiêng 45 độ, tránh chải vào vùng nướu mới nhổ răng trong 2-3 ngày đầu.
– Súc miệng bằng nước muối sau khi chải răng khoảng 30 giây. Có thể sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine gluconate 0,12% sau khi chải răng.
Các cơn đau nhức sẽ xuất hiện sau khi hết thuốc tê và kéo dài trong 1-2 ngày đầu sau khi nhổ răng. Bạn có thể giảm bớt cơn đau để cơ thể dễ chịu hơn bằng các phương pháp dưới đây:
Chườm đá:
– Chườm đá lạnh có thể làm co mạch máu, giảm tuần hoàn tại chỗ giúp giảm sưng tấy và đau nhức hiệu quả.
– Cho 5-6 viên đá vào khăn sạch và chườm vào vùng má nơi sát vị trí đau 15-20 phút mỗi lần, mỗi 2-3 giờ trong 24-48 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng khôn.
Uống thuốc giảm đau:
– Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
– Thuốc giảm đau sau nhổ răng khôn thường được bác sĩ kê đó là Paracetamol 500. Người bệnh dùng khi cơn đau dữ dội từ 1-2 viên/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng.
Bên cạnh phương pháp vệ sinh răng miệng, việc xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng thúc đầy quá trình lành vết thương.
– Sau khi nhổ răng, cần giữ bông cầm máu ít nhất trong 3 giờ đầu tiên hạn chế nhiễm trùng vết thương.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh sau 24h đầu tiên sau nhổ răng.
– Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc thức uống có cồn
– Ăn các đồ ăn mềm, nguội, dễ tiêu hoá như cháo, súp, nước ép hoa quả.
– Tránh thức ăn cứng, dai, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit vì có thể gây kích ứng vết thương.
– Uống nhiều nước lọc để giữ cho cơ thể đủ nước và hỗ trợ quá trình lành thương.
– Tránh khạc nhổ, súc miệng mạnh ảnh hưởng đến vùng nướu đang tổn thương. (4)
Liên quan đến nhổ răng khôn, dưới đây là một số thắc mắc thường gặp và giải đáp chi tiết cho bạn tham khảo:
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Dấu hiệu cho biết vết thương sắp lành như đau nhức, sưng tấy giảm hẳn, chảy máu ít dần, vết thương khô, ăn uống dễ dàng hơn.”
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm trả lời: “Cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Lúc này, hãy đến trực tiếp bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật để thăm khám cụ thể.”
Bạn nên nghỉ việc 1-2 ngày sau khi nhổ răng khôn nếu cảm thấy cơn đau nhức dữ dội khiến bạn không thể tập trung làm việc. Ngoài ra, tuỳ vào tính chất công việc mà bạn có thể quyết định có nên nghỉ phép hay không.
Ví dụ, nếu công việc của bạn yêu cầu phải giao tiếp nhiều hoặc đòi hỏi các hoạt động về thể chất, lao động chân tay thì bạn nên nghỉ ngơi vài ngày sau khi nhổ răng khôn.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, sau khoảng 3 ngày phẫu thuật bạn có thể ăn được cơm và các thức ăn khác. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn nếu sau 2 ngày vẫn còn hiện tượng chảy máu, đau nhức, sưng tấy. Cần chờ cho tới khi các dấu hiệu này đã chấm dứt mới có thể ăn uống như bình thường.
Sau khoảng 4-5 ngày nhổ răng khôn, bạn có thể trở lại với các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đây là mốc thời gian tham khảo, thời gian hồi phục thực tế của mỗi người có thể khác nhau.
Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh có thể gặp rất nhiều triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, chảy máu… Bạn có thể tham khảo thông tin về dấu hiệu và cách xử lý trong bảng dưới đây:
Triệu chứng | Mô tả | Cách xử lý |
Đau nhức | Cơn đau xuất hiện tại vị trí răng khôn vừa nhổ
Thường kéo dài từ 1-3 ngày |
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sĩ
Chườm đá lạnh để giảm đau Ưu tiên thức ăn mềm, nguội |
Sưng tấy | Sưng vùng má gần vị trí nhổ răng khôn
Xuất hiện 2-3 ngày sau khi nhổ Có thể lan ra má, cổ |
Chườm đá lạnh
Tránh vận động mạnh Sử dụng thuốc giảm sưng nếu cần thiết Nâng cao đầu khi ngủ |
Chảy máu | Chảy máu nhẹ là bình thường
Nếu chảy máu nhiều, màu đỏ tươi kéo dài trên 4 ngày cần báo cho nha sĩ |
Giữ bông gòn cầm máu trong 30 phút, 2-3 thay bông 1 lần, duy trì trong 1-2 tiếng sau khi nhổ |
Sốt | Sốt cao trên 38 độ | Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg
Liên hệ với nha sĩ để được xử lý |
Nhiễm trùng | Đau nhức, sưng tấy kéo dài trên 1 tuần
Có thể gây sốt, chảy mủ,… |
Gặp nha sĩ ngay để được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc biện pháp khác |
Tê bì, chấn thương dây thần kinh | Hiếm gặp nhưng có thể gây mất cảm giác tạm thời ở môi, lưỡi hoặc má | Thông báo cho nha sĩ và theo dõi xử lý |
Trên đây là giải đáp chi tiết cho vấn đề nhổ răng khôn bao lâu thì lành và một số biện pháp chăm sóc giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Cần đến khác bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng bất thường và đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×