
Nhổ răng số 7 lâu ngày không có biện pháp phục hình, sẽ dẫn tới hiện tượng tiêu biến xương răng và theo thời gian phần má bên ngoài cũng bị hóp lại. Do đó, nhổ răng số 7 có bị hóp má không thì đáp án là CÓ nếu như bạn không áp dụng các giải pháp ngăn chặn hiện tượng trên. Trong các phương pháp phục hình răng giả, thì Implant là giải pháp duy nhất ở thời điểm hiện tại giúp giải quyết tình trạng xương hàm dần giảm mật độ, chất lượng do mất răng lâu ngày.
Răng số 7 là vị trí đảm nhận chức năng nhai, nghiền nát thức ăn chính trên hàm. Hơn thế, đây cũng là răng chỉ mọc duy nhất một lần, vì vậy còn được gọi là răng cấm.
Nên khi điều trị hay tiến hành các biện pháp nha khoa thì đều hạn chế tối đa việc tác động vào răng cấm và nhất là chỉ định loại bỏ.
Do đó, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ loại bỏ răng 7 trong một vài trường hợp “bất khả kháng” là sâu vỡ nặng, viêm tủy hoại tử, mọc ngầm, mọc lệch hay răng vỡ, gãy nghiêm trọng do chấn thương.
Một khi sâu vỡ quá nặng, phần thân đã mủn dần tạo thành các lỗ lớn, gần như chỉ còn lại phần chân không thể điều trị để giữ lại răng nữa thì bắt buộc phải loại bỏ.
Việc nhổ bỏ răng trong trường hợp trên là giải pháp duy nhất giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng trong tương lai.
Bởi răng sâu nặng nếu vẫn giữ lại sẽ rất đến các biến chứng nguy hiểm hơn là viêm tủy, viêm nha chu, áp xe, nhiễm trùng máu…
Chưa kể, bạn còn phải chịu những cơn đau răng dữ dội, dai dẳng trong suốt nhiều ngày. Từ đó, tình trạng trên sẽ tác động trực tiếp đến việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng như công việc hàng ngày.
Răng sâu vỡ nặng
Răng số 7 viêm tủy thường chia thành ba giai đoạn là viêm hồi phục, viêm cấp tính và cuối cùng là hoại tử – giai đoạn nặng nhất.
Nếu răng viêm tủy nghiêm trọng và không thể được phục hồi, việc nhổ răng sẽ là phương pháp điều trị tối ưu. Việc nhổ răng sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra viêm tủy, ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn, giảm đau, cũng như giữ cho xương răng và các răng xung quanh được khỏe mạnh hơn.
Hơn thế, răng xảy ra tình trạng viêm tủy hoại tử cũng sẽ trở nên giòn hơn, dễ gãy, dễ rụng do đã mất đi nguồn nuôi dưỡng.
Trong khi đó, nếu vẫn giữ lại chiếc răng viêm tủy hoại tử sớm thì vi khuẩn sẽ có xu hướng lây lan, tấn công sang các vùng bên cạnh như nướu, chân răng, xương hàm… dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm hơn rất nhiều.
Trên thực tế, tình trạng mọc ngầm hay mọc lệch đều có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào trên hàm chứ không chỉ riêng răng số 8.
Nếu như răng số 7 xảy ra tình trạng mọc ngầm hoặc mọc lệch và gây ra biến chứng nghiêm trọng thì cũng cần phải tiến hành loại bỏ.
Bởi răng mọc ngầm cũng như mọc lệch không thể khắc phục khi phát triển sẽ gây ra các hệ lụy xấu tới sức khỏe răng miệng, chưa kể còn ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Răng mọc ngầm, mọc lệch
Răng vỡ, gãy nghiêm trọng và không thể giữ lại được nữa thì dù là răng hàm số 7 cũng không tránh khỏi việc loại bỏ vĩnh viễn.
Bởi khi răng vỡ, gãy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nếu cứ giữ như vậy sẽ tăng áp lực lên các răng khác và thậm chí là xảy ra hiện tượng lệch hàm do chúng ta chỉ tập trung nhai về một bên.
Hơn thế, răng của chúng ta ngay cả khi chỉ gãy một chút thì cũng đều làm lộ cấu trúc răng bên trong ra. Mất đi một phần lớp bảo vệ bên ngoài, nên răng sẽ nhanh chóng yếu dần và dễ mắc phải các bệnh lý răng nướu.
Bác sĩ Vũ Đình Công (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, đã nhổ răng số 7 nếu sau đó không có biện pháp phục hình kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Theo thời gian, xương hàm dần tiêu biến, cung hàm nhỏ đi và sẽ khiến cho phần bên ngoài lõm lại.
Đồng thời, gương mặt sẽ trở nên hốc hác sẽ kéo theo vùng da xung quanh bị trùng, nhăn nheo, xảy ra hiện tượng lão hóa sớm làm gương mặt của bạn trở nên già hơn so với tuổi thật.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Oral and Maxillofacial Surgery đã khảo sát tình trạng mặt lõm sau khi loại răng số 7 và cho thấy rằng tần suất xảy ra tình trạng này là khá thấp, chỉ xảy ra ở khoảng 1 – 4% các trường hợp.
Ngoài tình trạng trên ra, thì sau khi loại bỏ răng hàm số 7 bạn còn phải đối mặt với không ít ảnh hưởng như sau:
– Suy giảm chức năng ăn nhai của cả hàm, vì đây là chiếc răng đảm nhận chức năng nghiền nát, nhai thức ăn chủ lực của hàm.
– Gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng, do nhổ răng số 7 để lại khoảng trống trên hàm và đây sẽ là nơi dễ tích tụ các mảng bám, cặn bẩn nên từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng.
– Mất răng số 7 cũng đồng nghĩa với việc các răng khác mất điểm tựa, lâu ngày xảy ra tình trạng xô lệch răng dẫn đến sai lệch khớp cắn.
Nhổ răng số 7 nếu lâu ngày không trồng lại răng giả thì sẽ vùng mặt bên ngoài sẽ lõm vào
Với những ảnh hưởng nghiêm trọng như trên, thì việc nhổ răng số 7 sau đó phải trồng lại răng giả là điều không cần phải bàn cãi nữa.
Việc trồng lại răng số 7 không chỉ giúp khôi phục được chức năng ăn nhai như thông thường mà còn ngăn chặn các hệ lụy tới sức khỏe răng miệng, cũng như thẩm mỹ chung của cả gương mặt trong tương lai.
Nhổ răng số 7 phải trồng lại răng giả
Các bác sĩ nha khoa cho biết, thời điểm trồng lại răng số 7 sau khi đã nhổ sẽ không cố định ở một mốc nhất định. Theo đó, đối với phương pháp cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp thì sau 1 – 2 tháng là đã có thể trồng lại được. Nhưng riêng răng giả cố định Implant thì sau khi nhổ răng từ 2 – 3 tháng mới có thể thực hiện.
Tất nhiên, thời điểm tiến hành phục hình răng số 7 còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng sức khỏe của mỗi người. Thông thường, đối với những người lớn tuổi do vết thương nhổ răng mất nhiều thời gian lành lại nên sẽ phải đợi lâu hơn để trồng răng giả.
Đối với trường hợp bị mất răng số 7, hiện đang có 3 phương pháp được áp dụng là hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant.
So với hai phương pháp còn lại thì hàm giả tháo lắp vẫn ít được áp dụng hơn trong các trường hợp phục hình răng số 7 bị mất.
Đúng như tên gọi, hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng giả linh hoạt nên bạn có thể tháo cũng như lắp một cách dễ dàng trong suốt quá trình sử dụng.
+ Ưu điểm của làm hàm giả tháo lắp đối với răng số 7:
+ Nhược điểm của làm hàm giả tháo lắp đối với răng số 7:
Hàm giả tháo lắp
Đối với phương pháp bắc cầu sứ thì điều kiện bắt buộc cần đảm bảo khi thực hiện là hai răng bên cạnh, phải chắc chắn, không gặp bất kỳ vấn đề răng miệng nào thì mới mài làm trụ được.
Sau khi mài hai răng bên cạnh làm trụ, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu hàm để tiến hành chế tác mão sứ nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện giai đoạn phục hình cuối cùng là lắp cầu mão sứ cố định lên trên.
Cầu răng sứ sẽ bao gồm 3 chiếc mão sứ nối liền nhau và hai răng bên cạnh sẽ chịu toàn bộ lực nâng đỡ từ bên trên.
+ Ưu điểm khi làm cầu răng sứ đối với trường hợp bị mất răng số 7:
+ Nhược điểm khi làm cầu răng sứ đối với trường hợp bị mất răng số 7:
Bắc cầu răng sứ
Đây là phương pháp phục hình răng giả được đánh giá là tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại.
Răng Implant về cấu tạo sẽ giống như một chiếc răng thật với 3 bộ phận là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ bên trên.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào trong xương hàm. Sau đó, trụ Implant sẽ từ từ tích hợp với xương hàm và các mô xung quanh. Cuối cùng khi trụ Implant đã tích hợp thành công thì bác sĩ sẽ tiến hành tiếp việc phục hình mão sứ bên trên.
+ Ưu điểm của cấy ghép Implant đối với trường hợp mất răng số 7:
+ Nhược điểm của cấy ghép Implant đối với trường hợp mất răng số 7:
Cấy ghép Implant
Thông qua những chia sẻ trên đây, ắt hẳn bạn đã có được đáp án chính xác cho câu hỏi mà mình đang băn khoăn. Thực chất, tình trạng lõm trên chỉ xảy ra khi bạn không phục hình răng sớm dẫn đến hiện tượng tiêu biến xương hàm. Nên đây cũng là lý do vì sao, các bác sĩ nha khoa luôn đưa ra lời khuyên dành cho khách hàng là nên tiến hành trồng răng giả ngay khi đủ điều kiện để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như các vấn đề liên quan khác.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×