Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách Phân biệt răng món và hàm móm: Một số tiêu chí rõ ràng

Răng móm là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp, dễ nhận biết bởi mắt thường. Tình trạng trên làm mất đi sự hài hòa của khuôn mặt, hàm bị lệch khớp cắn và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Vậy răng móm là gì và nguyên nhân làm răng bị móm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Răng móm là gì?

Theo Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, răng móm là thuật ngữ nha khoa chỉ sự sai lệch khớp cắn tương quan ở 2 hàm. Dấu hiệu nhận biết móm răng này là cằm chìa ra phía trước và răng ở hàm dưới phủ lên răng hàm trên.

Móm răng hình thành do xương hàm dưới phát triển quá nhanh. Tình trạng trên sẽ gây ra những ảnh hưởng rất xấu, làm khuôn mặt mất cân đối và nụ cười thiếu tự nhiên. Về chức năng của răng, móm răng gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Người già, nhất là những người tầm trên 80 tuổi thì sẽ thường bị móm. Nguyên nhân chính là ở độ tuổi này đã bị mất hết răng, phần môi sẽ bị thụt vào trong và cằm đưa ra ngoài.

Móm răng do xương hàm dưới phát triển quá nhanh

Móm răng do xương hàm dưới phát triển quá nhanh

2. Hình ảnh răng móm

Dưới đây là hình ảnh răng bị móm với nhiều mức độ khác nhau để bạn có thể hình dung rõ hơn:

Móm răng nhẹ do răng cửa hàm dưới lệch

Móm răng nhẹ do răng cửa hàm dưới lệch

Hàm răng bị móm nhẹ khi cười

Hàm răng bị móm nhẹ khi cười

Hàm răng bị móm

Hàm răng bị móm

Răng hàm dưới bao phủ lên răng hàm trên

Răng hàm dưới bao phủ lên răng hàm trên

Hàm móm lệch lạc

Hàm móm lệch lạc

3. Nguyên nhân làm răng bị móm

3.1. Do di truyền

Theo thống kê, hơn 90% tỷ lệ người bị móm là do di truyền từ thế hệ trước. Những người có ông bà, cha mẹ bị móm răng bẩm sinh thì có khả năng cao sẽ di truyền sang đời con cháu.

Các đoạn gen khiến hàm dưới phát triển quá mức ở những người bị móm di truyền sẽ tạo ra sự mất cân bằng ở 2 hàm và gây móm hàm dưới.

3.2. Do thói quen xấu

Ngoài yếu tố di truyền, tình trạng móm răng còn xảy ra do các thói quen xấu như mút ngón tay, lưỡi đặt vị trí không chính xác, trẻ ngậm núm giả,… Việc duy trì các thói quen xấu trong thời gian dài sẽ làm các cấu trúc xương hàm và răng phát triển sai lệch và tạo ra tình trạng móm.

Trẻ mút ngón tay làm răng lệch lạc

Trẻ mút ngón tay làm răng lệch lạc

3.3. Mất răng

Nếu bạn bị mất răng và không phục hình răng sớm thì cũng có thể gây ra hiện tượng móm. Nguyên nhân chính là khi không có lực nhai ở khu vực mất răng, bạn dễ bị tiêu xương và làm tụt nướu, răng bị xô lệch.

Ngoài ra, trong trường hợp bị mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu lâu cũng sẽ khiến diện tích hàm trên teo lại, gây ra móm. Người càng mất nhiều răng thì móm răng sẽ biểu hiện càng rõ.

Mất răng làm móm hàm

Mất răng làm móm hàm dưới

4. Dấu hiệu nhận biết răng móm

Tình trạng móm răng không khó để nhận biết thông bằng mắt thường với các dấu hiệu sau:

– Khi cắn 2 hàm lại với nhau, răng cửa hàm dưới sẽ có xu hướng đưa ra phía trước so với răng cửa ở hàm trên.

– Môi dưới và cằm sẽ nhô ra trước hơn so với môi trên. Tổng quan gương mặt nhìn nghiêng bị lõm và không hài hòa.

– Người bị móm sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng do 2 hàm răng không thể khép chặt với nhau.

– Hàm móm gây cản trở trong việc phát âm.

– Các răng trên cung hàm dễ bị mòn hơn do khớp cắn hai hàm không có sự tương quan với nhau.

Dấu hiệu nhận biết răng bị móm

Dấu hiệu nhận biết răng bị móm

5. Phân biệt các loại răng móm

5.1. Móm do răng

Đây là tình trạng răng sai lệch do nhóm răng cửa dưới phát triển nhô ra ngoài, còn hàm răng trên bị quặp vào trong khiến cấu trúc răng ở 2 hàm không cần bằng và gây móm răng.

5.2. Móm do xương hàm

Tình trạng móm do xương hàm xảy ra khi cấu trúc xương ở hàm dưới phát triển quá mức khiến cả hàm nhô ra ngoài hoặc xương ở hàm trên kém phát triển nên bị lùi vào trong. Cả hai nguyên nhân này đều khiến xương hàm sai lệch, thiếu cân bằng và gây ra móm.

5.3. Móm do cả răng và xương hàm

Tình trạng này xảy ra khi cấu trúc của cả răng và xương hàm đều phát triển không bình thường. Các răng cửa ở phía dưới và xương hàm bị chìa ra ngoài. So với các nguyên nhân còn lại thì móm do cả răng và xương hàm sai lệch sẽ khó điều trị nhất.

Móm do xương hàm dưới quá phát triển

Móm do xương hàm dưới quá phát triển

Phân biệt móm răng và móm hàm

Sự khác biệt của hai tình trạng răng móm và hàm móm là ở cấu trúc xương hàm và vị trí mọc của răng. Cụ thể:

Răng móm: Đây là trường hợp sai lệch khớp cắn điển hình còn được gọi với tên khác là vẩu hàm dưới hay vẩu ngược. Răng móm xảy ra khi răng hàm trên lùi vào bên trong hoặc răng hàm dưới mọc chìa ra phía trước hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. Tuy nhiên, xương hàm vẫn phát triển đúng vị trí với kích thước chuẩn.

Hàm móm: Hàm trên kém phát triển, thụt vào bên trong, hàm dưới quá phát. Ngoài ra, dị tật hở hàm ếch cũng làm xương hàm trên bị thiếu hụt kích thước. Khi đó, mặc dù các răng trên cung hàm mọc đúng vị trí nhưng chúng vẫn bao phủ lên răng hàm trên, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên, muốn xác định được răng móm hay hàm móm, bạn cần có sự hỗ trợ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng, chụp X-quang xương hàm và đưa ra kết luận chính xác nhất.

6. Răng bị móm gây ra những ảnh hưởng gì?

Răng bị móm không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai, khả năng phát âm,… cụ thể:

6.1. Mất thẩm mỹ

Với tình trạng móm răng thì gương mặt khi nhìn nghiêng bị lõm, hàm dưới và cằm nhô ra phía trước nhiều, khuôn mặt không hài hòa, mất tính thẩm mỹ. Do răng cửa hàm dưới nằm ngoài răng cửa hàm trên nên khi cười sẽ khó thấy răng hàm trên, làm cho gương mặt trông già dặn, kém tươi tắn hơn.

6.2. Ảnh hưởng đến chức năng nhai

Khi răng cửa hàm dưới nhô ra trước nên hầu như các trường hợp móm đều không nhai thức ăn được bằng răng cửa. Lực cắn sẽ dồn vào răng sau sẽ gây ra tình trạng lệch khớp cắn, làm giảm tuổi thọ các răng trên cung hàm. Tình trạng răng móm lâu dần sẽ ảnh hưởng lên cơ mặt và khớp thái dương hàm gây đau khớp, mỏi cơ, ăn nhai khó, ảnh hưởng đến tiêu hóa,…

6.3. Khó phát âm

Đối với răng móm và tình trạng sai khớp cắn đều ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Khi giao tiếp, người bị móm thường nói ngọng và khó phát âm được tròn vành rõ chữ.

Móm răng cảm trở việc giao tiếp

Móm răng cảm trở việc giao tiếp

6.4. Dễ mắc các bệnh lý răng miệng

Khớp cắn không chuẩn do móm răng khiến các răng ở 2 hàm dễ bị mài mòn khi ăn nhai. Men răng bị tổn thương gây ra các vấn đề răng miệng như viêm tủy, sâu răng,…

7. Cách khắc phục tình trạng móm răng

7.1. Bọc răng sứ

Khi bọc răng sứ, các răng bị sai lệch sẽ được bác sĩ mài chỉnh theo tỷ lệ chính xác, để ép chúng về vị trí đúng và cải thiện sai lệch khớp cắn. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ sở hữu hàm răng trắng sáng và đều đẹp.

Ưu điểm:

– Thời gian bọc răng sứ khá nhanh chóng, chỉ mất 2 – 4 ngày.

– Chất liệu sứ cao cấp với độ bền và khả năng chịu lực tốt.

– Cải thiện những khuyết điểm về màu sắc, hình dáng răng, làm tăng tính thẩm mỹ.

– Nếu được chăm sóc đúng cách, thời gian sử dụng răng sứ khá lâu, trung bình 5 – 20 năm.

Nhược điểm:

– Cần phải mài răng thật để bọc sứ, nếu thực hiện tại nha khoa thiếu uy tín, mài quá nhiều sẽ làm tổn thương, thậm chí là mất răng.

– Chỉ khắc phục được với trường hợp móm nhẹ.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ

7.2. Niềng răng

Niềng răng bị móm là phương án được nhiều người lựa chọn hiện nay đối với những trường hợp móm do răng. Bác sĩ sẽ dùng khí cụ để tạo lực kéo giúp các răng di chuyển đến vị trí như mong muốn. Niềng răng còn khắc phục được hầu hết khuyết điểm khác ở răng như khấp khểnh, hô, lệch lạc,…

Ưu điểm:

– Khắc phục hiệu quả móm răng từ nặng đến nhẹ.

– Phương pháp này ít gây xâm lấn, giúp bảo tồn răng thật tốt đa.

– Sau khi niềng răng xong, kết quả giữ được trọn đời, không lo móm trở lại.

– Giúp gương mặt cân đối, hài hòa hơn và khôi phục chức năng nhai.

Nhược điểm:

– Thời gian thực hiện niềng răng khá lâu, khoảng 2 – 3 năm hoặc lâu hơn tùy vào tình trạng răng.

– Chi phí niềng răng bị móm tương đối cao.

Niềng răng bị móm

Niềng răng bị móm

7.3. Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật chỉnh hàm móm là cách điều trị móm hiệu quả với trường hợp móm do xương hàm. Phẫu thuật hàm sẽ định vị lại xương hàm, giúp xương hàm ở đúng vị trí và răng khớp với nhau tốt hơn.

Ưu điểm:

– Khắc phục triệt để răng bị móm, giúp khuôn mặt cân đối hơn.

– Thời gian phẫu thuật hàm tương đối nhanh chóng, thường trong vài giờ.

– Sau khi hồi phục, các hoạt động ăn nhai đều thực hiện như bình thường.

Nhược điểm:

– Chi phí phẫu thuật rất cao.

– Kỹ thuật khá phức tạp, yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Nếu không có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm

8. Cách trị móm tại nhà

Có thể chữa móm răng tại nhà bằng việc dùng lưỡi hoặc dùng tay để đẩy răng hàm trên. Thực chất, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ em, bởi lứa tuổi này xương hàm đang phát triển sẽ dễ nắn chỉnh và phải thực hiện mỗi ngày mới có hiệu quả. Đối với người trưởng thành, cách chữa móm tại nhà sẽ không có hiệu quả. Ngược lại, nếu đẩy răng với lực mạnh quá nhiều sẽ làm răng tổn thương.

9. Răng móm có niềng được không?

Theo Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền, răng bị móm có thể cải thiện bằng phương pháp niềng răng. Niềng răng sẽ giúp sắp xếp lại các răng về đúng vị trí, chỉnh khớp cắn lại cho đúng tỷ lệ, đảm bảo khả năng ăn nhai, giúp khuôn mặt cân đối hơn.

Niềng móm răng trong bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng, phương pháp niềng và loại mắc cài bạn lựa chọn. Thời gian chỉnh nha thường kéo dài từ 12 – 36 tháng. Đây là phương pháp điều chỉnh móm răng hiệu quả và lâu dài.

Chỉnh nha bị móm

Chỉnh nha bị móm

Răng móm là tình trạng bệnh lý làm ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe răng miệng. Do đó, móm răng cần được điều trị kịp thời để cải thiện khớp cắn tốt cho sức khỏe và mang lại vẻ ngoài tự tin. Hãy lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ tay nghề cao để đem lại nụ cười rạng rỡ cho bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa răng móm
Niềng răng móm: Ưu điểm, quy trình và chi phí thực hiện

Niềng răng móm: Ưu điểm, quy trình và chi phí thực hiện

Răng móm là tình trạng răng ở hàm dưới chìa ra phía trước nhiều so với hàm trên. Từ đó khiến việc khép miệng gặp khó khăn, đồng thời

Ngày 17/01/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng móm có phải nhổ răng không? Nha Khoa Paris

Niềng răng móm có phải nhổ răng không? Nha Khoa Paris

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng móm giá bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024

Niềng răng móm giá bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024

Niềng răng móm là một trong nhiều cách khắc phục hiện tượng sai lệch khớp cắn được nhiều bác sĩ nha khoa đánh giá cao. Chi phí niềng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng móm mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình niềng răng

Niềng răng móm mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình niềng răng

Đối với những người bị móm do răng, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định niềng răng móm. Đây là phương pháp có hiệu quả rất tốt và duy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Miệng móm cười sao cho đẹp? Mẹo chụp ảnh ĐẸP cho người móm

Miệng móm cười sao cho đẹp? Mẹo chụp ảnh ĐẸP cho người móm

Bị móm cười sao cho đẹp? Bạn có thể cười mỉm, lấy tay che miệng hoặc cúi nhẹ mặt khi cười để tránh phô ra sự móm. Còn chụp ảnh thì đơn

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Móm duyên là như thế nào? Có cần điều trị không?

Móm duyên là như thế nào? Có cần điều trị không?

Móm duyên là như thế nào? Có nên niềng thẳng lại không là vấn đề khiến nhiều người rất phân vân. Một bên là những lợi ích về ngoại hình

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map