Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng – Bệnh lý răng miệng nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý

Sâu răng là căn bệnh phổ biến mà hầu hết chúng ta từng mắc phải. Căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng. Hãy xem ngay những thông tin về bệnh lý sâu ăn răng để kịp thời trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa hiệu quả nhé!

1/ Dấu hiện của bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh lý răng rất phổ biến mà lại gây ra nhiều nguy hiểm khó lường tới sức khỏe. Càng ngày, bệnh sâu răng càng phát triển nhanh và rộng hơn bởi những thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không tốt của nhiều người. Tuy vậy, để có thể phát hiện và khắc phục bệnh sâu răng nhanh chóng và kịp thời nhất thì bạn cần biết đến những biểu hiện cơ bản của bệnh lý này:

Răng nhạy cảm cao

Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh sâu răng. Khi gặp phải bệnh lý này, bạn sẽ thấy nhạy cảm với đồ ăn lạnh. Đặc biệt, khi ăn phải đồ lạnh, nóng, chua, ngọt bạn còn cảm thấy ê buốt, đau răng…

Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng

Nếu bạn để ý sẽ thấy những chiếc răng khỏe mạnh, lớp men răng ngoài cùng thường có màu trong mờ, đôi khi nhìn thấy màu ngà bên trong răng. Còn nếu răng có dấu hiệu sâu sẽ xuất hiện những đốm trắng đục. Đây là một trong những dấu hiệu chắc chắn hơn việc bạn đã bị sâu ăn răng.

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 21

Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng – Dấu hiệu nhận biết sâu răng dễ nhận thấy

Có thể nói, việc xuất hiện những đốm trắng trên răng là dấu hiệu “mở màn” cho quá trình vi khuẩn tấn công phá hoại men răng, làm mất đi các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng. Thông thường, có ít ai chú ý và phát hiện ra dấu hiệu quan trọng này.

Thức ăn mắc kẹt ở bề mặt hoặc kẽ răng

Đây là dấu hiệu thường gặp và dễ nhận biết nhất khi bị sâu răng “ghé thăm”. Tuy nhiên, người bệnh thường không hề hay biết. Sở dĩ, thức ăn bị giắt là dấu hiệu của bệnh sâu ăn răng là do khi răng sâu tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng sẽ khiến khoảng cách giữa 2 chiếc răng bị nới rộng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để thức ăn mắc kẹt ở giữa kẽ răng.

Tình trạng này thường gây cảm giác khó chịu, càng tạo điều kiện thuận lợi hơn để vi khuẩn phát triển phá hoại men răng. Có khá nhiều người sử dụng tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn bị mắc lại trong kẽ răng, nhưng quả thực đây không phải là một cách làm hiệu quả và an toàn.

Không có khả năng ăn nhai ở một số răng

Khi sâu ăn răng dần tới tủy và chân răng sẽ hình thành mủ. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức khi ăn nhai. Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người bệnh đã lớn tuổi.

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 14

Dấu hiệu điển hình của bệnh sâu răng là cảm giác đau nhức khi ăn nhai

Tróc hoặc rạn nứt ở vùng răng sâu

Nếu bạn thấy răng của mình bị sứt mẻ khi cắn hay nhai đồ ăn không quá cứng thì hãy cẩn thận vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn bị sâu ăn răng đấy! Bởi răng có cấu tạo cơ bản gồm lớp men răng và ngà răng chắc khỏe. Khi vi khuẩn tấn công răng sẽ làm răng trở nên yếu đi, dễ bị nứt vỡ khi ăn nhai các đồ cứng.

Răng có hiện tượng sẫm màu

Khi răng có hiện tượng sẫm màu, nhiều người thường nghĩ tới việc đến trung tâm nha khoa để tẩy trắng mà không nghĩ rằng đây chính là dấu hiệu của răng sâu. Suy nghĩ lệch lạc này khiến cho tình trạng răng sâu phát triển ngày càng nặng nề hơn!

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 13

Răng sẫm màu – Biểu hiện sớm của hiện tượng sâu ăn răng

Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Khi sâu răng, vi khuẩn sẽ dần dần tấn công và phá hủy các tế bào trong khoang miệng làm cho các tế bào chết đi, phân hủy và tạo ra mùi hôi thối khó chịu trong khoang miệng.

Chảy máu khi đánh răng

Nếu một lỗ sâu răng nằm ở giữa hai răng sẽ khiến mô nướu phát triển tràn ra phía ngoài. Khi bạn đánh răng, những mô nướu này sẽ bị tổn thương và gây hiện tượng chảy máu.

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 12

Chảy máu khi đánh răng – Dấu hiệu điển hình của sâu răng dễ nhận biết

Sưng nướu

Khi sâu răng ăn tới tủy răng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các mô xung quanh và tạo ra mủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hiện tượng sưng nướu. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này thì cần điều trị ngay lập tức nếu không muốn thấy những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Khi gặp phải một trong những dấu hiệu trên, chúng tôi khuyên bạn nên tới ngay các trung tâm nha khoa để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn.

2/ Top 4 nguyên nhân gây sâu răng thường gặp

Hiện tượng sâu ăn răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe răng miệng của mỗi chúng ta. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới sâu răng?

Do vi khuẩn

Nếu bề mặt răng của bạn có quá nhiều mảng bám chứa chất đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và phân hủy đường thành acid lactic bám vào răng, làm giảm lượng canxi có trong men răng. Tình trạng này lâu ngày không được khắc phục sẽ dẫn tới bệnh lý sâu ăn răng.

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 11

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sâu ăn răng

Đường và tinh bột

Nếu bạn thường xuyên sử dụng thức ăn, đồ uống có chứa nhiều đường và tinh bột sẽ làm ảnh hưởng tới lớp men răng khiến cho mảng bám hình thành. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sâu ăn răng phát triển.

Cấu trúc răng yếu

Cấu trúc răng yếu là một trong những yếu tố khiến cho sâu răng dễ dàng tấn công bạn. Nguyên nhân này thường do bẩm sinh hoặc do bạn thiếu dưỡng chất cần thiết giúp giữ và bảo vệ cho răng chắc khỏe (canxi, sắt, kẽm…).

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 8

Cấu trúc răng yếu là một trong những yếu tố khiến cho răng bị sâu

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu ăn răng. Bởi việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ dễ khiến thức ăn còn sót lại trên răng. Điều này chính là “mồi nhử” cho vi khuẩn sâu răng xuất hiện và tấn công vào men răng gây nên bệnh lý nguy hiểm – răng sâu.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới răng sâu do thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng cẩn thận và đúng cách – đây sẽ là phương pháp chống lại vi khuẩn trong khoang miệng một cách toàn diện.

3/ Sâu răng “tàn phá” hàm răng như thế nào?

Sâu răng để lâu ngày không được điều trị đúng cách kịp thời thì mức độ nguy hiểm ngày càng cao và hậu quả để lại càng lớn. Dưới đây là một số những hình ảnh của các bệnh nhân gặp tình trạng sâu răng nhưng không được điều trị kịp thời làm ảnh hưởng rất tiêu cực tới hàm răng:

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 7

Hình ảnh khách hàng bị sâu răng cửa và các răng bên cạnh

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 6

Răng sâu tại vị trí răng hàm là trường hợp dễ gặp ở mọi người

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 5

Hình ảnh khách hàng bị sâu răng nặng

4/ Khắc phục bệnh sâu ăn răng như thế nào hiệu quả?

Bệnh sâu ăn răng nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì cũng không có quá nhiều lo ngại. Để khắc phục tình trạng này, tùy vào từng trường hợp và mức độ sâu mà bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

4.1/ Chữa sâu răng theo phương pháp dân gian

Đối với những trường hợp răng mới chớm sâu, chưa ảnh hưởng nhiều và chưa lan rộng thì bạn có thể sử dụng các cách chữa sâu răng dân gian để khắc phục. Những cách này thường rất đơn giản và dễ làm lại không hề tốn chi phí mà hiệu quả đem lại cũng khá tốt. Một trong những cách đang đươc sử dụng phổ biến để khắc phục tình trạng răng sâu đó là cách chữa sâu răng bằng gừng hoặc tỏi.

Gừng và tỏi được biết đến là loại gia vị có tính kháng viêm và sát trùng rất cao. Chính vì vậy mà khi sử dụng 2 nguyên liệu này, chúng có thể đem lại hiệu quả rất cao. Bạn có thể dễ dàng áp dụng cách chữa này bằng việc:

+ Đem tỏi nghiền nát và trộn lẫn với một chút muối. Tiếp đó, đắp lên phần răng bị sâu.

+ Dùng gừng giã nát và đắp lên phần răng sâu.

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 4

Chữa sâu ăn răng bằng gừng và tỏi

Sử dụng gừng hoặc tỏi để chữa răng sâu là phương thức dân gian được lưu truyền và đã có rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả rất tốt chỉ sau vài lần sử dụng.

Tuy nhiên, những phương pháp khắc phục sâu răng bằng nguyên liệu tự nhiên lại chỉ có thể đem lại hiệu quả điều trị tức thời mà không thể cho hiệu quả điều trị triệt để nhất. Có nghĩa là những phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức, ê buốt tạm thời do sâu răng gây ra mà không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng sâu răng cũng như không có tác dụng trong việc ngăn vết sâu phát triển và lan rộng.

4.2/ Điều trị sâu răng bằng công nghệ hiện đại

Khắc phục nhược điểm của những phương pháp dân gian, áp dụng công nghệ hiện đại vào việc khắc phục và điều trị sâu răng sẽ mang lại hiệu quả triệt để và đảm bảo an toàn cũng như thời gian bảo tồn lâu nhất. Hiện nay, Nha khoa Paris đã và đang áp dụng 3 phác đồ điều trị bệnh sâu răng hiệu quả tùy vào từng trường hợp cụ thể. Đó là:

– Áp dụng phương pháp nhổ răng đối với trường hợp sâu quá nặng, hỏng chân răng và không thể bảo tồn răng thật.

– Trám răng Laser Tech đối với trường hợp sâu nhẹ, sâu không quá lớn.

Bọc răng sứ đối với trường hợp răng bị sâu nặng, khoang sâu lớn không đủ mô răng để hàn trám lại.

Cho dù áp dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì việc bảo tồn răng vẫn là điều quan trọng nhất. Chỉ khi răng bị sâu quá nặng, mất mô nhiều, không thể giữ lại được thì bác sĩ mới cân nhắc tới phương pháp nhổ răng.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên để tình trạng sâu răng lan rộng mới tìm đến cơ sở nha khoa vì càng để lâu, căn bệnh này sẽ càng trầm trọng và dễ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Apxe ổ chân răng viêm tủy, tiêu xương răng… thậm chí là mất răng rất nguy hiểm.

5/ Cách vệ sinh răng miệng phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Để có một hàm răng khỏe mạnh, bạn cần lưu ý tới các cách phòng ngừa hiện tượng sâu ăn răng. Dưới đây là 5 cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả đã được kiểm chứng mà mọi người dễ dàng áp dụng:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

Việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng gây ra bởi những vi khuẩn có hại trên bề mặt răng.

Sử dụng chỉ nha khoa ngăn ngừa răng sâu

Chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch mảng bám, thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng và ở kẽ răng. Vì vậy, việc dùng chỉ nha khoa là điều rất cần thiết giúp ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng nói chung và sâu răng nói riêng.

Sâu răng - Bệnh lý răng miệng Hết Sức Nguy Hiểm cần đặc biệt lưu ý 2

Chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch mảng bám, thức ăn còn sót lại trên răng

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng

Thường xuyên sử dụng nước súc miệng có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn, loại bỏ những mảng bám trên răng, ngăn ngừa các vấn đề phát sinh gây răng sâu, viêm nướu. Đồng thời, dùng nước súc miệng còn giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Gặp nha sĩ định kỳ 2 lần/năm là điều vô cùng cần thiết giúp bạn ngăn ngừa sâu răng và phát hiện răng sâu sớm. Nếu phát hiện bệnh lý sâu răng sớm, bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị triệt để, không làm ảnh hưởng tới tủy răng.

Nhai kẹo cao su sau khi ăn

Theo một nghiên cứu mới nhất, nhai kẹo cao su sẽ thúc đẩy việc tiết nước bọt nhiều hơn. Điều này giúp làm sạch các mảng vụn thức ăn bám trong kẽ răng và ngăn ngừa tình trạng sâu ăn răng hiệu quả.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về bệnh lý sâu răng. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với Nha khoa Paris bằng các cách sau đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bắt sâu răng
Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Bắt sâu răng bằng dầu ăn như nào? Có hiệu quả không?

Bắt sâu răng bằng dầu ăn như nào? Có hiệu quả không?

Bắt sâu răng bằng dầu ăn là phương pháp điều trị sâu răng được khá nhiều người truyền tai nhau vì tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện. Tuy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map