Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng cửa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Trong số các bệnh lý răng miệng thường gặp, sâu răng chiếm tới 90%. Nhìn chung, đây không phải là một bệnh nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị nếu như phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu như sâu răng cửa quá nghiêm trọng, bạn sẽ có nguy cơ phải mất răng vĩnh viễn.

1. Nguyên nhân sâu răng cửa

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn trong khoang miệng, đặc trưng bởi sự tổn thương của các mô cứng ở răng. Bệnh lý trên thường xảy ra do những nguyên nhân chính sau:

– Ăn nhiều đồ ngọt: Các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, sốt hoa quả… đều có chứa rất nhiều đường. Đường sẽ làm giảm độ pH trong khoang miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi.

– Ăn thực phẩm có tính axit cao: Cam chua, cà chua, chanh… Chúng sẽ làm mất dần khoáng chất của răng và suy yếu men răng. Khi đó, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng và gây ra bệnh lý sâu răng.

– Vệ sinh răng miệng kém: Các cặn thức ăn thừa, mảng bám không được làm sạch, sẽ thu hút nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chúng không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng.

– Khô miệng: Đây là tình trạng lượng nước bọt trong khoang miệng bị giảm sút đột ngột. Sự thay đổi trên sẽ tạo ra một môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển trong khoang miệng.

– Trào ngược dạ dày: Đây là hiện tượng trào dịch từ dạ dày lên vùng thực quản và họng. Sự tiếp xúc của khoang miệng và khí dạ dày trong khoảng thời gian dài có thể làm mòn men răng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng.

Ăn đồ ngọt làm tăng nguy cơ sâu răng cửa

Ăn đồ ngọt làm tăng nguy cơ sâu răng cửa

2. Sâu răng cửa có những triệu chứng nào

Để nhận biết bệnh lý sâu răng cửa, bạn có thể dựa trên những triệu chứng điển hình sau:

– Những cơn đau nhức ở vùng răng cửa xảy ra thường xuyên nhưng có mức độ đau nhất vào ban đêm.

– Răng bị nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước.

– Đau nhức, khó chịu ở răng khi ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.

– Trên bề mặt thân răng cửa xuất hiện nhiều mảng màu trắng, nâu hoặc các vết đen gây mất thẩm mỹ do men răng đã dần bị phá hủy.

– Bề mặt của răng có những lỗ hổng khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Miệng có mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình giao tiếp hàng ngày.

– Các mô nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy, có mủ khi sâu răng đã ăn đến tủy hoặc sâu ở phần chân răng.

3. Hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý sâu răng cửa

Sâu răng cửa không được chữa trị sớm sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ của hàm răng. Cụ thể như sau:

– Ảnh hưởng tính thẩm mỹ của hàm răng: Khi mắc phải bệnh lý sâu răng, vi khuẩn sẽ tạo những mảng đốm đen hoặc lỗ thủng trên bề mặt răng. Đặc biệt, răng cửa lại bị lộ ra nhiều nhất nên chắc chắn sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng, khiến bạn tự ti khi trò chuyện với mọi người xung quanh.

– Suy giảm chức năng ăn nhai: Sâu răng gây nên những cơn đau nhức dai dẳng trong thời gian dài. Điều đó sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai.

– Nguy cơ mất răng vĩnh viễn: Đối với trường hợp răng sâu ở mức độ nghiêm trọng, chỉ còn phần chân răng, bạn sẽ có nguy cơ phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác.

– Viêm tủy răng: Bệnh lý sâu răng càng nghiêm trọng, lỗ thủng trên răng càng sâu khiến cho vi khuẩn dễ dàng tiến dần vào trong tủy. Dần dần, chúng sẽ khiến cho các mô tủy bên trong răng bị viêm nhiễm.

– Viêm quanh chóp răng mãn tính: Sau khi tủy răng đã chết, vi khuẩn sẽ tấn công sang các tổ chức quanh chóp răng như dây chằng hay xương ổ răng và khiến cho chúng bị viêm nhiễm. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các triệu chứng như đau răng dữ dội, răng lung lay…

– Tạo nang xương hàm: Biến chứng trên thường gặp nhiều nhất ở nhóm răng cửa hàm trên. Khi răng bị sâu, chúng sẽ giải phóng độc tố ngược trở lại khiến cho tình trạng viêm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều đó làm biểu mô Malassez quanh dây chằng răng dần bị phá hủy, tạo thành các nang răng và thậm chí gây biến dạng mặt.

Viêm tủy răng do sâu răng

Viêm tủy răng do sâu răng

4. Cách chữa sâu kẽ răng cửa tại nhà đơn giản

4.1. Dùng lá bạc hà khô trị sâu răng

Trong bảng thành phần của lá bạc hà có chứa chất axit rosmarinic. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên với đặc tính kháng viêm mạnh, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Chưa kể, bạc hà còn có mùi hương dễ chịu, đem lại cho bạn hơi thở thơm mát trong cả ngày dài.

Cách thực hiện:

– Ngâm một ít lá bạc hà khô vào cốc nước sôi trong khoảng 20 – 30 phút.

– Súc miệng với nước lá bạc hà từ 2 – 3 phút để các tinh chất trong lá bạc hà thấm vào răng.

4.2. Trị sâu răng bằng lá ổi non

Lá ổi non là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nhờ hai hợp chất astringents và tannin. Nếu như bạn kiên trì và áp dụng đúng cách thì những cơn đau nhức do bệnh lý sâu răng gây ra sẽ dần dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chải răng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Súc miệng với nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn.

– Đun nước lá ổi non.

– Dùng tăm bông nhúng vào nước lá ổi rồi bôi trực tiếp lên vùng răng bị sâu và giữ nguyên trong khoảng vài phút.

Tuy nhiên, để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên sử dụng nước lá ổi để súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Lá ổi non có thành phần kháng khuẩn

Chữa sâu răng cửa bằng lá ổi non

4.3. Chữa sâu răng với hoa cúc vàng

Sử dụng hoa cúc vàng để chữa sâu răng cũng là một trong những mẹo được khá nhiều người lựa chọn. Đây là một nguyên liệu có chứa rất nhiều hợp chất Spilantola với công dụng gây tê nên giúp giảm triệu chứng đau nhức răng khá hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải thực hiện đúng cách và kiên trì thì mới đạt được kết quả như ý.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 5 bông hoa cúc vàng.

– Tách hoa thành từng cánh, đem rửa sạch và để ráo nước.

– Ngâm trực tiếp bông hoa cúc vàng vào nửa lít rượu trong vòng 5 – 7 ngày.

– Dùng rượu hoa cúc để súc miệng hàng ngày vào mỗi buổi sáng và tối.

4.4. Rễ lá lốt trị sâu răng

Rễ lá lốt cũng là một trong những nguyên liệu được rất nhiều người sử dụng để chữa trị sâu răng cửa tại nhà. Bảng thành phần của rễ lá lốt chứa một hợp chất có tên gọi là benzyl axetat. Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề và loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh lý sâu răng cũng dần dần được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một ít rễ lá lốt đem đi rửa sạch và phơi ráo nước.

– Cho rễ lá lốt và muối vào cối để giã nguyễn.

– Chắt lấy nước cốt.

– Lấy tăm bông sạch thấm vào nước rễ lá lốt rồi chấm vào vị trí răng bị sâu và để nguyên trong khoảng 3 – 5 phút.

– Súc miệng bằng nước sạch.

Rễ lá lốt có công dụng kháng viêm

Rễ lá lốt có công dụng kháng viêm

4.5. Chữa sâu răng với muối

Bên cạnh những phương pháp mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, bạn cũng có thể sử dụng nước muối để chữa trị sâu răng tại nhà. Muối có khả năng sát khuẩn rất cao và cực kỳ lành tính với răng, nướu. Nếu bạn duy trì thói quen súc miệng với nước muối hàng ngày, những cơn đau nhức do bệnh lý sâu răng gây ra chắc chắn sẽ dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Cho muối, kem đánh răng, ít nước sạch vào một chén nhỏ và khuấy đều.

– Súc miệng bằng nước ấm.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng dung dịch vừa trộn.

– Dùng nước muối loãng để làm sạch miệng hoàn toàn.

5. Bị sâu răng cửa phải làm sao

5.1. Tái khoáng

Phương pháp tái khoáng phù hợp với những trường hợp răng chỉ mới chớm sâu, những vùng răng có màu trắng đục có khả năng được thu hẹp hoặc ngừng phát triển. Bác sĩ sẽ cho các dung dịch gồm calcium, phosphate và fluorine vào vị trí răng bị sâu để bổ sung và phục hồi phần men răng bị tổn thương.

Thông thường, quá trình tái khoáng thường chỉ kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, để phần răng sâu được phục hồi nhanh chóng, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng cẩn thận tại nhà.

Ưu điểm:

– Quá trình nhanh chóng.

– Không gây ra hiện tượng đau nhức và khó chịu.

Nhược điểm: Chỉ áp dụng được trong trường hợp răng sâu ở giai đoạn khởi phát.

5.2. Trám răng

Đối với trường hợp răng sâu ở mức độ nhẹ, phần men răng chỉ bị tổn thương nhỏ thì bác sĩ có thể chỉ định hàn trám răng. Sau khi làm sạch răng sâu bằng dụng cụ chuyên dụng và gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.

Ban đầu, vật liệu trám sẽ ở thể lỏng. Sau khi được bác sĩ chiếu đèn, chúng bắt đầu đông lại thông qua quá trình quang hợp.

Ưu điểm:

– Thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng 20 – 30 phút.

– Vật liệu trám răng có nhiều màu sắc, phù hợp với màu răng của từng người.

– An toàn.

Nhược điểm:

– Độ bền không cao.

– Miếng trám nhanh bị đổi màu, gây mất thẩm mỹ hàm răng.

– Miếng trám có khả năng chịu lực không tốt.

Trám răng cửa

Trám răng cửa

5.3. Bọc răng sứ thẩm mỹ

Với trường hợp lỗ sâu trên răng lớn hay răng đã từng chữa tủy, phương pháp trám răng sẽ không khả dụng. Khi đó, bạn nên tiến hành bọc răng sứ. Sau khi điều trị hết phần răng sâu, bác sĩ sẽ mài bớt men răng theo tỉ lệ phù hợp rồi chụp răng sứ lên trên.

Phương pháp bọc răng sứ được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ, khả năng chịu lực và tuổi thọ. Như với trường hợp của chị N.T.O 29 tuổi (Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng) đã bọc răng sứ cho răng sâu. Sau hơn 8 năm, răng sứ vẫn giữ được màu trắng sáng tự nhiên. Đặc biệt, khả năng chịu lực của răng rất tốt nên có thể ăn nhai thoải mái.

Ưu điểm:

– Răng sứ có màu sắc tự nhiên, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

– Độ chịu lực của răng sứ cao, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai.

– Mão sứ an toàn, có khả năng tương thích cao.

– Tuổi thọ của răng sứ lâu dài, thậm chí có thể lên tới 15 năm.

Nhược điểm:

– Xâm lấn trực tiếp với cấu trúc răng thật.

– Phải kiêng ăn những thực phẩm quá cứng.

5.4. Cấy ghép răng Implant

Nếu như răng sâu đã bị ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều trị triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn và trồng răng Implant thay thế. Mặc dù có nhiều phương pháp trồng răng giả nhưng cấy ghép Implant được các bác sĩ đánh giá cao nhất về mức độ hiệu quả.

Trụ Implant sẽ được cấy trực tiếp vào vùng xương hàm tại vị trí mất răng. Sau khi trụ đã tương thích hoàn toàn với xương, bác sĩ sẽ gắn răng giả lên để thay thế.

Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ cao do răng giả có màu sắc tương tự như răng thật.

– Ngăn chặn được hiện tượng tiêu biến xương sau khi mất răng.

– Trụ Implant tương thích cao với xương hàm.

– Tuổi thọ cao, thậm chí trụ Implant có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.

Nhược điểm:

– Chi phí cao.

– Quá trình trồng răng kéo dài, có thể lên đến 6 tháng.

– Kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải là người có chuyên môn cao.

6. Một số thắc mắc liên quan đến vấn đề sâu răng cửa

6.1. Sâu răng cửa có tự khỏi hay không

Theo bác sĩ Nhật Anh, bệnh sâu răng cửa không thể tự khỏi. Thậm chí, nếu như bạn vệ sinh răng miệng cẩn thận thì tình trạng sâu răng vẫn sẽ diễn ra. Bởi răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng tự khôi phục khi đã bị tổn thương.

Trong trường hợp bạn không điều trị sớm, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tiếp tục phát triển và khiến cho bệnh lý ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng như viêm tủy răng, hoại tử tủy…

Sâu răng không thể tự khỏi

Sâu răng không thể tự khỏi

6.2. Bị sâu răng cửa có trám được không

Đối với những người bị sâu răng cửa, phương pháp trám răng vẫn có thể áp dụng được nhưng chỉ trong trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, lỗ sâu răng không lớn. Ngược lại, nếu như lỗ sâu lớn, miếng trám sẽ nhanh chóng bị rơi ra ngoài dưới tác dụng của lực ăn nhai hàng ngày.

6.3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý sâu răng cửa

Để ngăn chặn bệnh lý sâu răng, bạn nên:

– Chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng kem đánh răng fluor.

– Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

– Chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin D, vitamin C…

– Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, bơ đậu phộng…

– Tới nha khoa để lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng 3 – 6 tháng/l lần.

Tóm lại, sâu răng cửa nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hiển thị nguồn

Trang Colgate: “Răng cửa bị sâu: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả”
Nhà thuốc Long Châu: “Nguyên nhân và dấu hiệu bạn bị sâu răng cửa”
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: “Cách chữa sâu răng hiệu quả tại nhà tiết kiệm chi phí”
Dental Health Society: “Cavities on Front Teeth: Why Do We Get Them? What Are Your Options?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Sâu răng cửa
Sâu răng cửa có trám được không? Giá bao nhiêu là Chính Xác nhất?

Sâu răng cửa có trám được không? Giá bao nhiêu là Chính Xác nhất?

1/ Nguyên nhân sâu răng cửa2/ Sâu răng cửa có ảnh hưởng gì không?Gây mất thẩm mỹ răng hàm mặtStress, mệt mỏi, căng thẳngViêm tổ chức

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga