12/10/2024
Tác giả: Nha khoa paris
“Chào bác sĩ! Tôi năm nay 30 tuổi và hàm răng của mọc hơi lộn xộn. Năm ngoái tôi đã đi trồng răng Implant cho răng cửa hàm trên. Bây giờ tôi muốn niềng răng. Bác sĩ có thể cho tôi biết trồng răng rồi có niềng răng được không?”, chị Hoàng Thu (TP. Hạ Long – Quảng Ninh). Sau đây, Nha khoa Paris sẽ giải đáp nhanh cho chị Thu rõ hơn về vấn đề “trồng răng có niềng được không”.
Trồng răng là phương pháp phục hình răng đã mất với tính thẩm mỹ cao, an toàn và bền vững. Vậy trồng răng có niềng được không? Khi nào thì cần áp dụng phương pháp này? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu trong bài viết hôm nay để có thêm thông tin chi tiết!
Sau khi áp dụng phương pháp trồng răng, bạn vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, những trường hợp có thể niềng sau khi trồng răng Implant khá ít và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của răng Implant, tình trạng sức khỏe răng miệng và kỹ thuật niềng răng được áp dụng (1).
– Vị trí răng Implant: nếu như chỉ niềng nhóm răng cửa nhưng lại bị thiếu một chiếc răng hàm thì hoàn toàn có thể trồng răng trước khi niềng răng. Còn nếu răng Implant nằm ở vị trí cần di chuyển trong quá trình niềng răng, việc niềng răng sẽ phức tạp hơn.
– Tình trạng sức khỏe răng miệng: nếu bạn không mắc các bệnh lý về nướu hoặc các vấn đề răng miệng khác, việc niềng răng sau khi trồng răng Implant sẽ dễ dàng hơn. Một hàm răng và nướu khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình niềng răng.
– Kỹ thuật niềng răng sử dụng: có nhiều kỹ thuật niềng răng khác nhau. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của bạn và lựa chọn kỹ thuật niềng răng phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho răng Implant.
Việc quyết định nên niềng răng trước hay trồng răng Implant trước phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Dưới đây là phân tích chi tiết cho từng trường hợp:
Trường hợp nên niềng răng trước:
Nếu các răng bên cạnh vị trí mất răng bị chen chúc hoặc cần dịch chuyển, niềng răng sẽ giúp ổn định vị trí răng và xương hàm trước khi cấy ghép Implant, tránh việc phải chỉnh sửa lại sau này.
Trường hợp nên trồng răng Implant trước:
Nếu khách hàng mất răng hàm và không có vấn đề về vị trí các răng khác, trồng răng Implant trước giúp bảo vệ xương hàm. Sau đó, tiến hành niềng răng để đảm bảo tính thẩm mỹ như mong muốn.
Niềng răng có thể làm giảm tính ổn định của trụ Implant, tổn thương xương hàm, xô lệch răng và ảnh hưởng đến kết quả của ca niềng. Chính vì vậy, trước khi thực hiện bác sĩ sẽ chụp X quang để xác định chính xác vị trí và tình trạng của răng Implant để đánh giá khả năng di chuyển của răng và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp (2).
Niềng răng sau khi trồng Implant chỉ nên thực hiện trong các trường hợp sau:
– Chỉ trồng một hoặc vài chiếc răng, việc niềng răng vẫn có thể tiến hành, đặc biệt là niềng răng mặt trong
– Niềng các răng xung quanh răng đã được cấy ghép Implant, cần đảm bảo rằng quá trình niềng sẽ không gây ảnh hưởng đến răng Implant
– Nếu đã trồng Implant cho một hoặc vài răng liền kề, vẫn có thể tiến hành niềng răng. Mão sứ trên trụ Implant được cố định ở vị trí cụ thể. Do đó, bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí của răng sứ và cùi răng theo mong muốn (3)
– Răng Implant đã tích hợp tốt vào xương hàm, thường mất ít nhất 3 – 6 tháng sau khi trồng răng
– Tình trạng sức khỏe răng miệng tốt, không mắc các bệnh lý về nướu hoặc các bệnh lý răng miệng khác
Việc niềng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh tình trạng trụ lung lay, tổn thương xương hàm, răng xô lệch kém thẩm mỹ. Quá trình niềng răng sau khi trồng răng sẽ tuân theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp X quang
Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí răng Implant, chụp X quang và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng tổng thể của khách hàng. Điều này giúp xác định liệu khách hàng có phù hợp để tiến hành niềng răng hay không.
Bước 2: Lấy dấu răng
Sau khi đánh giá tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và lập kế hoạch điều trị chi tiết cho từng trường hợp cụ thể.
Bước 3: Gắn mắc cài
Sau khi hoàn tất việc lấy dấu mẫu hàm, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng. Các khí cụ đều được nhập khẩu chính hãng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Bước 4: Theo dõi quá trình di chuyển của răng
Trong quá trình niềng răng, khách hàng cần đến tái khám định kỳ để theo dõi sự di chuyển của răng. Dựa trên tình trạng răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài để đạt được kết quả mong muốn.
Bước 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khoảng 12 – 24 tháng, khi răng đã dịch chuyển về vị trí đúng, bác sĩ sẽ tháo mắc cài. Để duy trì kết quả, khách hàng cần đeo hàm duy trì ít nhất 6 tháng để đảm bảo sự ổn định của răng.
Việc niềng răng sau khi trồng răng cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn (4):
– Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực trồng răng và niềng răng. Qua đó giúp đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất.
– Khi niềng răng sau khi trồng Implant, cần chăm sóc kỹ lưỡng vùng nướu quanh trụ để tránh vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đến khu vực này. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, chỉ nha khoa và bàn chải kẽ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám.
– Ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, sữa, súp, các món hầm và tránh các thực phẩm quá cứng hoặc dai.
– Loại bỏ các thói quen có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng, như đẩy lưỡi hay sử dụng răng để cắn các vật cứng, cắn bút, nghiến răng.
– Hạn chế đồ uống có gas, rượu bia, thuốc lá.
– Quá trình niềng răng sau khi trồng răng thường mất nhiều thời gian hơn so với niềng răng thông thường. Do đó, khách hàng cần kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả như mong muốn.
– Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả, bạn cần đến nha khoa theo lịch hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra và điều chỉnh mắc cài khi cần thiết.
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến và câu trả lời chi tiết về các vấn đề sau khi niềng răng:
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, quá trình niềng răng có gây ra cảm giác đau, khó chịu, đặc biệt trong những ngày đầu sau khi gắn khí cụ niềng răng. Đây là dấu hiệu có thấy các khí cụ niềng răng đang hoạt động tốt trong việc dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn.
Lực siết của khí cụ tác động lên răng, từ đó gây cảm giác đau và khó chịu cho người niềng. Tuy nhiên cảm giác đau nhức không kéo dài quá lâu, chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần đầu. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi và cơn đau cũng dần giảm bớt. Để giảm đau, bác sĩ thường khuyên sử dụng thuốc giảm đau và ăn thức ăn mềm trong thời gian đầu.
Chị Hoàng Thu chia sẻ: “Ban đầu tôi cảm thấy hơi đau và khó chịu, nhưng sau vài ngày thì mọi thứ trở nên dễ chịu hơn. Nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ tại Nha khoa Paris, tôi đã biết cách chăm sóc và giảm đau hiệu quả.”
Thời gian để trở lại chế độ ăn uống bình thường sau khi niềng răng là khoảng 1 – 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai như súp, cháo, sữa chua và tránh các thức ăn cứng, dai hoặc dính. Điều này giúp giảm áp lực lên răng và khí cụ niềng, đồng thời giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình niềng.
Trồng răng có niềng được không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chị Hoàng Thu đã trải qua quá trình này và nhận thấy sự thay đổi tích cực cả về sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. Nếu bạn đang cân nhắc việc trồng răng và niềng răng, hãy liên hệ với Nha khoa Paris để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×