Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tiêu xương hàm có chữa được không, 2 phương pháp phổ biến

Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm xương ổ răng và các phần xương hàm xung quanh chân răng. Theo thời gian, tỉ lệ tiêu xương sẽ càng ngày càng nhiều, gây ra những hệ lụy như lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn, lão hóa sớm… Chính vì vậy, tiêu xương hàm có chữa được không luôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

1. Bị tiêu xương hàm có chữa được không

Tình trạng xương hàm bị tiêu biến hoàn toàn có thể chữa được bằng phương pháp ghép xương và nâng xoang hàm. Cả hai phương pháp trên không chỉ giúp phục hình xương hàm mà còn tạo điều kiện cho ca cấy ghép răng Implant thành công.

1.1. Ghép xương hàm

Ghép xương hàm là một phương pháp được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực nha khoa để điều trị tiêu xương hàm. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương vào vùng xương hàm đang bị tiêu biến. Sau một khoảng thời gian, xương được ghép sẽ tích hợp vào cơ thể. Nhờ vậy, xương sẽ trở nên dày, cứng chắc hơn, đáp ứng được các chức năng cơ bản của xương hàm.

Phương pháp trên được chỉ định trong trường hợp thiếu chiều cao, chiều rộng và cả khối lượng cần thiết của xương. Phần xương được cấy ghép sẽ tạo ra một “nền móng” vững chắc để nâng đỡ trụ Implant trong trường hợp tiêu xương do mất răng vĩnh viễn. Nhờ vậy, tỉ lệ thành công của ca trồng răng sẽ được tăng lên đáng kể.

Hiện hai hình thức ghép xương hàm phổ biến nhất nhất là dùng xương tự thân và xương nhân tạo.

– Xương tự thân: Bác sĩ sẽ lấy xương tự thân ở các bộ phận như cằm, các lồi xương trong khoang miệng, xương sườn, xương mác… Sau khi lấy, xương cần được bảo quản trong môi trường ẩm với nước muối sinh lý. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt xương tự thân vào vùng cần ghép. Việc dùng xương tự thân có độ an toàn cao và hạn chế nguy cơ bị đào thải.

– Xương nhân tạo: Đây là loại xương được làm từ những vật liệu có khả năng tương thích cao với cơ thể và rất an toàn. Sử dụng xương nhân tạo giúp bạn không phải trải qua quá trình phẫu thuật lấy xương phức tạp, tránh được các sang chấn cũng như biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, thời gian tích hợp của xương nhân tạo chắc chắn sẽ lâu hơn so với xương tự thân.

Tiêu xương hàm có chữa được hay không

Chữa tiêu xương hàm bằng ghép xương

1.2. Nâng xoang hàm

Đây cũng là biện pháp được thực hiện để tăng thể tích xương trong trường hợp tiêu xương hàm. Tuy nhiên, nâng xoang hàm thường áp dụng khi cấy ghép Implant cho răng hàm trên, đặc biệt là các răng cối lớn và cối nhỏ.

Bởi xoang hàm nằm trong xương hàm trên. Nếu như xương hàm bị tiêu nhiều, xoang hàm sẽ mở rộng ra, hướng về phía răng và phá hủy xương hàm từ trong ra ngoài. Trong trường hợp không nâng xoang mà cấy trực tiếp trụ Implant vào xương hàm thì có thể gây thủng xoang hàm, nhiễm trùng xoang…

Phương pháp nâng xoang hàm được chia thành 2 loại chính là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Cụ thể như sau

– Nâng xoang kín: Đây là quá trình nâng sàn xoang thông qua đường khoan để đặt trụ Implant và được thực hiện đồng thời với quá trình cấy ghép trụ. Kỹ thuật nâng xoang kín ít xâm lấn nên hạn chế được tình trạng sưng, đau. Tuy nhiên, điều kiện là xoang hàm trên không được hạ quá thấp, đáy xoang không có vách ngăn hay chứa dịch trong xoang.

– Nâng xoang hở: Với trường hợp thiếu chiều cao xương, xoang hàm có cấu trúc đặc biệt như vách ngăn hay bị viêm xoang thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nâng xoang hở. Quá trình nâng xoang được thực hiện thông qua vách ngăn ở khu vực nướu bên cạnh răng bị mất trước khi tiến hành cấy ghép trụ Implant. Kỹ thuật trên có mức độ xâm lấn rộng nên sẽ gây sưng, đau nhiều hơn so với nâng xoang kín.

Phương pháp nâng xoang hàm

Phương pháp nâng xoang hàm

2. Chữa tiêu xương hàm cần lưu ý điều gì

Khi điều trị tiêu biến xương hàm, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có hướng xử lý tốt nhất.

– Chườm đá lạnh vào vùng má bên ngoài vị trí chữa tiêu xương trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần để giảm sưng, đau nhanh chóng.

– Tránh khạc nhổ, nói chuyện to trong vòng 15 – 20 ngày.

– Kiêng vận động mạnh như mang vác nặng, chơi thể thao, chạy bộ…

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để xương hàm mau chóng hồi phục.

– Kiêng ăn những loại thực phẩm cứng, dai, cay bởi sẽ gây đau nhức kéo dài.

– Không dùng lưỡi hoặc lấy tay để chùi mảng trắng ở vị trí chữa tiêu xương.

– Súc miệng nhẹ nhàng với dung dịch Kin Gingival hoặc Eludril trong khoảng 30 – 60 giây để làm sạch khoang miệng.

– Chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, tránh tình trạng căn thức ăn đọng lại ở vị trí chữa tiêu xương.

– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như có những dấu hiệu bất thường như sưng, đau dữ dội, chảy máu kéo dài… để được xử lý kịp thời.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu xương hàm sau khi mất răng

Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng tiêu biến xương hàm khi bị mất răng là cấy ghép răng Implant. Sau khi được cấy vào xương hàm, trụ Implant giữ vai trò thay thế cho chân răng bị mất. Trong quá trình ăn nhai hàng ngày, trụ Implant sẽ truyền lực cho xương hàm, kích thích xương phát triển. Nhờ có lực tác động thường xuyên nên xương hàm sẽ không bị tiêu biến hay ảnh hưởng xấu.

Nếu như ổ răng sạch, không bị viêm nhiễm, bạn có thể cấy trụ Implant ngay sau khi mất răng. Còn trong trường hợp ổ răng viêm nhiễm, bạn cần điều trị triệt để rồi mới tiến hành cấy ghép. Thời gian điều trị thường dao động trong khoảng 2 tháng.

Trồng răng Implant giúp ngăn chặn tiêu xương

Trồng răng Implant giúp ngăn chặn tiêu xương

Ở bài viết trên, Nha Khoa Paris đã giải đáp cho các bạn về vấn đề “tiêu xương hàm có chữa được không”. Nhìn chung, đây là tình trạng khá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục được bằng biện pháp nha khoa chuyên sâu. Điều quan trọng là bạn cần phải chữa trị tại địa chỉ răng hàm mặt uy tín để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêu xương hàm
Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Tiêu xương hàm xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm đều bị suy giảm. Tình trạng trên khiến nướu bị teo lại và ảnh hưởng nhiều đến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn. Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm đã

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tiêu xương hàm xảy ra khi cả mật độ và chất lượng của xương đều bị suy giảm đi đáng kể. Đây là tình trạng mà hầu hết những người bị mất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, khiến vùng xương chân răng bị tiêu biến đi và có nguyên nhân chính là từ tình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm là một trong những việc làm cấp thiết nhằm khắc phục sự suy giảm mật độ tế bào, thể tích xương hàm. Điều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga