Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp các phương pháp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

Khớp cắn sâu là một trong những tình trạng sai khớp cắn phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Điều trị khớp cắn sâu sao cho hiệu quả triệt để thì không phải ai cũng biết.

1. Phương pháp điều trị khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu hay còn gọi là răng hô, vẩu. Tình trạng này nếu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

có khá nhiều phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng khớp cắn sâu. Tùy thuộc vào tình trạng răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn những cách điều trị phù hợp.

1.1 Bọc răng sứ

Đối với những trường hợp khớp cắn sâu ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân bọc răng sứ để khắc phục, cân đối được khớp cắn. Đây là phương pháp điều trị khớp cắn sâu đơn giản và tốn ít thời gian nhất.

Răng gặp tình trạng khớp cắn sâu là khi răng cửa ở hàm trên bị đưa xuống quá thấp, bao phủ gần như toàn bộ hàm dưới. Vì vậy việc gắn thêm 1 mão sứ cho răng sẽ giúp răng cải thiện được phần nào tình trạng xô lệch hay móm. Hai hàm răng cũng có sự cân đối hơn. Từ đó tình trạng khớp cắn sâu sẽ được cải thiện đáng kể.

Đối với phương pháp bọc răng sứ, người bệnh sẽ được trải nghiệm quy trình gồm những bước sau:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng răng hiện tại. Từ đó chỉ ra các vấn đề về răng mà khách hàng đang gặp phải.

Bước 2: Mài răng thật

Một phần của răng thật sẽ được mài mòn để khi lắp răng sứ sẽ tự nhiên và đẹp hơn.

Bước 3: Lấy dấu răng, chế tác răng sứ

Sau đó bác sĩ sẽ lấy dấu răng để thiết kế răng sứ phù hợp với hàm răng của từng khách hàng.

Bước 4: Gắn mão sứ lên răng

Sau khoảng 1 tuần, răng sứ đã được chế tác thành công, người bệnh được hẹn lên nha khoa để tiến hành gắn mão sứ.

Sau khi làm sạch răng miệng, bác sĩ sẽ gắn từng mão sứ lên răng thật cẩn thận. Đặc biệt với tình trạng khớp cắn sâu, bác sĩ sẽ điều chỉnh răng sứ sao cho có sự cân đối, tương quan giữa 2 hàm răng.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Quá trình bọc răng sứ đã hoàn tất nhưng bệnh nhân vẫn phải tái khám định kỳ để xử lý những vấn đề phát sinh nếu có. Hoặc để bác sĩ theo dõi tình trạng của răng sứ có ổn định hay không.

Ngoài ra sau khi bọc răng sứ, hàm răng của bệnh nhân cũng trở nên đẹp, trắng sáng và đều màu hơn, khắc phục được nhiều khuyết điểm như răng vàng ố, răng thưa, răng sứt mẻ…

Tuy nhiên cần lưu ý rằng phương pháp bọc răng sứ không áp dụng cho các trường hợp sai khớp cắn ở mức độ nặng.

Bọc răng sứ điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

Bọc răng sứ điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

1.2 Niềng răng

Niềng răng chỉnh nha được đánh giá là phương pháp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả và an toàn. Với lực kéo mạnh từ dây cung và mắc cài, răng sẽ dễ dàng dịch chuyển về vị trí mà khách hàng mong muốn, từ đó cả hàm răng cũng đều và đẹp hơn, khắc phục triệt để tình trạng khớp cắn sâu.

Quy trình niềng răng điều trị khớp cắn sâu cũng không quá phức tạp. Thông thường quy trình này sẽ bao gồm 6 bước sau:

– Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng

Ban đầu, bác sĩ sẽ kết hợp việc kiểm tra với việc chụp X quang để nắm rõ tình hình răng miệng hiện tại.

Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp niềng răng phù hợp, ưu nhược điểm của các loại mắc cài như mắc cài kim loại, cài sứ, mắc cài pha lê…

– Bước 2: Lấy dấu răng, thiết kế mắc cài

Sau khi lựa chọn được loại mắc cài phù hợp với nhu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng. Mục đích của việc lấy dấu răng là để thiết kế mắc cài phù hợp với hàm răng .

Quá trình thiết kế mắc cài mất khoảng 1 tuần, bệnh nhân sẽ được hẹn sau thời gian này để lên nha khoa gắn mắc cài.

– Bước 3: Gắn mắc cài

Đến thời gian được hẹn, người bệnh đến nha khoa và sẽ được nha sĩ tiến hành gắn mắc cài lên răng. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện siết răng lần đầu.

– Bước 4: Tái khám

Tái khám là bước quan trọng để bác sĩ kiểm tra tình trạng tiến triển của răng cũng như khắc phục những vấn đề mới xuất hiện trên mắc cài và cung răng.

Đồng thời khi đến tái khám, bác sĩ cũng sẽ thực hiện siết răng định kỳ nhằm mục đích giúp răng về đúng vị trí mong muốn.

– Bước 5: Kết thúc quá trình niềng răng, đeo hàm duy trì

Sau thời gian niềng răng khoảng 6 đến 24 tháng tùy tình trạng nặng nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định tháo niềng và bắt đầu đeo hàm duy trì.

Hàm duy trì mục đích là để ổn định dáng răng, tránh xô lệch. Hàm duy trì đảm bảo về độ thẩm mỹ hơn. Thời gian đeo hàm duy trì cũng ít hơn thời gian niềng răng, chỉ vài tháng là hiệu quả.

Phương pháp niềng răng giúp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

Phương pháp niềng răng giúp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

1.3 Phẫu thuật chỉnh hàm

Phương pháp niềng răng chỉnh nha chỉ áp dung cho trường hợp khớp cắn sâu do răng, ở những trường hợp sai khớp nặng hơn do cấu trúc xương cần điều trị bằng cách phẫu thuật chỉnh hàm.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt 1 phần xương hàm và sau đó nắn chỉnh lại xương hàm sao cho phù hợp và khắc phục được tình trạng khớp cắn sâu.

Đối với những trường hợp sai khớp cắn do cấu trúc xương hàm, nếu chỉ thực hiện niềng răng thôi sẽ không giải quyết được triệt để tình trạng này.

Vì lúc này xương hàm đã có sự lệch lạc rõ ràng, cần phải thực hiện phẫu thuật trước để điều chỉnh lại xương hàm. Sau khi phẫu thuật xương hàm thành công mới có thể tiến hành niềng răng chỉnh nha được.

Đồng thời kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hàm yêu cầu chuyên môn và tay nghề cao nên chỉ thực hiện được ở những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng đảm bảo.

Phẫu thuật chỉnh hàm khắc phục khớp cắn sâu

Phẫu thuật chỉnh hàm khắc phục khớp cắn sâu

2. Tầm quan trọng của việc điều trị khớp cắn sâu

Điều trị khớp cắn sâu càng sớm càng giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề như:

– Thẩm mỹ gương mặt: khi răng ở hàm trên che phủ quá nhiều phần răng cửa hàm dưới sẽ khiến gương mặt bị biến dạng phần cằm. Chủ yếu có thể thấy rằng phần cằm sẽ bị lẹm vào trong. Đồng thời cũng khiến bệnh nhân tự ti khi cười, khi nói chuyện, giao tiếp.

– Nguy cơ mòn răng cao: khi hàm răng gặp tình trạng khớp cắn sâu, phần mặt trong của răng của hàm trên và phần mặt ngoài của răng cửa hàm dưới cọ sát với nhau trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng mài mòn răng.

– Nguy cơ viêm lợi cao: do tình trạng sai khớp cắn nên răng cửa hàm trên che phủ gần như toàn bộ răng hàm dưới. Dẫn đến việc phần rìa của răng cửa hàm trên chạm hẳn vào phần nướu ở hàm dưới. Lâu dài khiến bệnh nhân bị xước, viêm nướu.

– Khả năng nhai cắn thức ăn: đối với tình trạng khớp cắn sâu, nhóm răng hàm đằng sau thường bị lệch, không khớp nhau. Từ đó dẫn đến việc nhai, nghiền thức ăn không kỹ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày của bệnh nhân.

– Tăng cao nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm: tỷ lệ những người bị khớp cắn sâu mắc các vấn đề về khớp và thái dương hàm là rất cao. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối tương quan giữa tình trạng khớp cắn sâu và bệnh viêm khớp thái dương hàm. Nên nếu như đang gặp tình trạng khớp cắn sâu thì khả năng cao người bệnh cũng sẽ mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm.

Hiệu quả mà điều trị khớp cắn sâu đem lại

Hiệu quả mà điều trị khớp cắn sâu đem lại

Điều trị khớp cắn sâu có nhiều cách, tùy thuộc vào tình trạng sai khớp nghiêm trọng như thế nào mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp. Việc cần làm là đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo việc điều trị được tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa khớp cắn sâu
Tổng hợp những cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả nhất

Tổng hợp những cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả nhất

Niềng răng hay phẫu thuật chỉnh hàm chính là 2 cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả nhất mà các bác sĩ luôn áp dụng. Đối với 2 phương

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Khớp cắn sâu nặng – Những điều bạn cần biết

Khớp cắn sâu nặng – Những điều bạn cần biết

Tình trạng khớp cắn sâu nặng mặc dù ít người gặp phải nhưng lại rất khó khăn trong việc điều trị cũng như gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map