Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp những cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả nhất

Niềng răng hay phẫu thuật chỉnh hàm chính là 2 cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả nhất mà các bác sĩ luôn áp dụng. Đối với 2 phương pháp điều trị này cũng có rất nhiều điểm khác nhau về ưu nhược điểm, quy trình cũng như chi phí.

1. Nguyên nhân khiến răng gặp tình trạng khớp cắn sâu

Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân khiến răng gặp tình trạng khớp cắn sâu sẽ giúp việc phòng tránh cũng như điều trị được đơn giản và dễ dàng hơn. Khớp cắn sâu chủ yếu có thể do những nguyên nhân chính sau:

1.1 Do di truyền

Trong gia đình người bệnh nếu có bố mẹ hay ông bà gặp tình trạng khớp cắn sâu thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khớp cắn sâu đối với thế hệ sau. Tuy nhiên tỷ lệ xảy ra khuyết điểm này thường không cao trong tổng số các vấn đề về răng miệng do bẩm sinh.

1.2 Do răng mọc lộn xộn

Nhiều người bệnh gặp tình trạng khớp cắn sâu do răng mọc không đều. Cụ thể răng hàm trên mọc lộn xộn, chen chúc theo hướng chếch ra phía ngoài hàm. Ngược lại răng ở hàm dưới lại mọc theo hướng cụp vào trong.

Điều này khiến răng ở hàm trên trùm lên và bao phủ răng hàm dưới 1 phần hoặc toàn bộ khi hàm ở trạng thái nghỉ.

nguyên nhân khớp cắn sâu do răng mọc lộn xộn

Nguyên nhân khớp cắn sâu do răng mọc lộn xộn

1.3 Do thói quen xấu hồi nhỏ

Một số thói quen xấu của trẻ lúc nhỏ có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng khớp cắn sâu như: mút ngón tay, lấy lưỡi đẩy răng, ngậm ti giả quá lâu, chống cằm…

Do lúc này răng của trẻ còn chưa có sự ổn định, hoàn thiện nên rất dễ bị xô lệch, dần dần phát triển lệch lạc và hình thành dạng khớp cắn sâu.

1.4 Cấu trúc xương hàm bẩm sinh

Một số trường hợp khớp cắn sâu nặng hơn khác có thể là do cấu trúc xương hàm. Xương hàm dưới nhỏ hơn, có xu hướng lùi vào trong. Đồng thời xương hàm trên phát triển mạnh mẽ hơn, to hơn và nhô hẳn ra phía trước.

Tình trạng này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho răng mọc theo chiều hướng lệch lạc, khớp cắn dần sâu hơn trong quá trình lớn lên.

2. Cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả

Khớp cắn sâu là 1 tình trạng khá phổ biến, nó gây rất nhiều ảnh hưởng và bất tiện cho người gặp phải. Chính vì vậy những cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm.

khi đến các cơ sở nha khoa uy tín, người bệnh sẽ được chỉ định 1 trong những cách điều trị sau:

2.1 Bọc răng sứ

Bọc răng sứ chỉ áp dụng cho những trường hợp khớp cắn sâu ở mức độ nhẹ và được sự chỉ định của bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao. Phương pháp này được nhiều người quan tâm vì chi phí tiết kiệm và mang lại nhiều ưu điểm nổi bật.

Bước đầu bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật một khoảng rất mỏng để không ảnh hưởng đến răng. Sau đó bác sĩ sẽ dán 1 miếng dán sứ hay mão sứ lên răng.

Miếng dán sứ này được chế tác tỉ mỉ sao cho sau khi dán có thể tạo được sự cân đối giữa 2 hàm răng, khắc phục được tình trạng khớp cắn sâu. Điều này chỉ có thể được thực hiện ở những cơ sở nha khoa lớn với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Phương pháp bọc răng sứ không chỉ giúp cải thiện tình trạng khớp cắn sâu mà còn giúp người bệnh có 1 hàm răng trắng sáng, đều màu, khắc phục được nhiều khuyết điểm như răng vàng ố, xỉn màu, răng thưa, răng sứt mẻ…

khắc phục khớp cắn sâu với bọc răng sứ

Khắc phục khớp cắn sâu với bọc răng sứ

2.2 Niềng răng

Niềng răng chỉnh nha là cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả và an toàn, được nhiều người lựa chọn nhất. Phương pháp này đảm bảo về lực kéo mạnh và ổn định từ hệ thống dây cung, mắc cài, nên các răng sai lệch sẽ dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó cả hàm răng cũng đều và đẹp hơn, khắc phục triệt để tình trạng khớp cắn bị sâu.

Quy trình niềng răng điều trị khớp cắn sâu cũng khá đơn giản. Thông thường quy trình niềng răng chuẩn sẽ bao gồm 5 bước sau:

– Bước 1: Chụp X quang cho răng

Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng. Kết hợp với việc chụp X quang để nắm rõ tình hình sai lệch của răng.

Từ đó mới có thể lên phác đồ điều trị chuẩn xác nhất. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp niềng răng phổ biến , ưu nhược điểm và giá thành của những kỹ thuật chỉnh nha này cho bệnh nhân.

– Bước 2: Lấy dấu răng, thiết kế mắc cài

Để thiết kế được loại mắc cài phù hợp, bệnh nhân cần phải đi lấy dấu răng. Sau đó sẽ cần khoảng 1 tuần để nha sĩ chế tác thành công 1 loại mắc cài hoặc khay niềng để chỉnh nha.

– Bước 3: Gắn mắc cài

Sau khi chế tác thành công, bác sĩ nha khoa sẽ hẹn người bệnh lên cơ sở nha khoa để tiến hành gắn mắc cài lên răng. Nếu người bệnh lựa chọn niềng răng trong suốt thì bác sĩ sẽ giao toàn bộ hàm niềng.

– Bước 4: Tái khám

Dù thực hiện niềng răng theo phương pháp nào thì cũng cần tái khám đúng hẹn. Tái khám là bước quan trọng để nha sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng cũng như khắc phục những vấn đề mới xuất hiện trên mắc cài và dây cung.

– Bước 5: Kết thúc quá trình niềng răng, đeo hàm duy trì

Sau thời gian niềng răng khoảng 6 đến 32 tháng tùy tình trạng răng mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định tháo niềng và bắt đầu đeo hàm duy trì.

Đeo hàm duy trì áp dụng cho mọi phương pháp niềng răng, mục đích là để ổn định dáng răng, tránh xô lệch. Loại hàm này chỉ cần đeo trong vài tháng là có hiệu quả.

Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần lưu ý cách khắc phục khớp cắn sâu bằng phương pháp niềng răng chỉ áp dụng cho những trường hợp khớp cắn sai lệch có nguyên nhân do răng mọc lệch.

niềng răng cải thiện tình trạng khớp cắn sâu

Niềng răng cải thiện tình trạng khớp cắn sâu

2.3 Phẫu thuật chỉnh hàm

Phẫu thuật chỉnh hàm được áp dụng cho những trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm sai lệch. Tuy nhiên đây là 1 kỹ thuật khó nên cần phải được thực hiện ở những cơ sở nha khoa lớn, đủ điều kiện về trang thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như các bác sĩ cần có chuyên môn, tay nghề cao.

Đối với cách khắc phục khớp cắn sâu này bác sĩ sẽ tiến hành như sau:

– Bước 1: thăm khám răng

Ban đầu bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng. Nếu người bệnh gặp tình trạng khớp cắn sâu nguyên nhân do xương hàm sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Sau đó người bệnh được kiểm tra tình trạng sức khỏe, đủ điều kiện sức khỏe cũng như trên 18 tuổi mới được thực hiện phẫu thuật.

– Bước 2: phẫu thuật xương hàm

Đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê, sau đó dựa vào phác đồ điều trị đã nghiên cứu để cắt gọt 1 phần xương hàm. Sau đó điều chỉnh, tịnh tiến lại xương hàm sao cho có sự cân đối giữa 2 hàm.

– Bước 3: chăm sóc sau điều trị

Sau quá trình phẫu thuật người bệnh cần nghỉ ngơi, uống thuốc và chăm sóc theo những lưu ý của bác sĩ.

Đợi quá trình phẫu thuật thành công, người bệnh có thể cân nhắc về việc có niềng răng hay không. Điều này sẽ phụ thuộc vào độ xô lệch răng của người bệnh.

3. Hậu quả nếu không có cách khắc phục khớp cắn sâu kịp thời

Khớp cắn sâu nhìn chung có rất nhiều tác hại, nếu không có phương pháp khắc phục kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác hại như sau:

3.1 Mất thẩm mỹ

Về tính thẩm mỹ sẽ phụ thuộc vào tùy từng tình trạng khớp cắn sâu nặng hay nhẹ. Đối với những người bệnh bị khớp cắn sâu ở mức độ nhẹ sẽ gần như không bị nhiều ảnh hưởng về thẩm mỹ khi hàm ở trạng thái nghỉ. Nhưng khi cười vẫn lộ ra hàm răng không đẹp như thường.

Còn đối với người bệnh bị khớp cắn sâu mức độ nặng, có thể dễ dàng nhận thấy cằm bị ngắn hơn bình thường, hơi hô hàm trên, cười dễ bị hở lợi, mất thẩm mỹ…

tác hại khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu gây mất thẩm mỹ

3.2 Tổn thương nướu

Tình trạng tổn thương nướu rất dễ gặp phải do phần rìa răng của hàm dưới va chạm lâu ngày với phần nướu trong của răng hàm trên, khiến phần nướu này bị xước và gây đau nhức. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, đúng cách sẽ rất dễ gặp tình trạng viêm nướu.

3.3 Mòn răng

Tình trạng khớp cắn sâu nếu để lâu dài không điều trị, men răng ở vị trí 2 hàm va chạm sẽ mòn dần. Đặc biệt là mặt trong của răng hàm trên và mặt ngoài của răng hàm dưới do thường xuyên ma sát lẫn nhau nên sẽ bị ăn mòn nghiêm trọng nhất.

Lâu dài răng sẽ lộ ngà và gây ê buốt khi nhai thức ăn hoặc khi hàm ở trạng thái nghỉ.

3.4 Khả năng ăn, nhai của răng

Do răng cửa hàm trên bị chồi ra ngoài, hàm dưới lại lùi vào trong, 2 hàm răng không có sự tương quan nên việc nhai, cắn thức ăn gặp khó khăn, thức ăn không được nghiền kỹ. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa cũng như gặp các bệnh về dạ dày.

Ngoài ra một số trường hợp khớp cắn sâu nặng hơn còn khiến việc phát âm gặp nhiều khó khăn như nói ngọng, phát âm sai lệch…. Thậm chí có thể dẫn đến bệnh rối loạn khớp thái dương hàm.

Khớp cắn sâu khiến khó ăn nhai hơn

Khớp cắn sâu khiến khó ăn nhai hơn

4. Điều trị khớp cắn sâu mất bao nhiêu tiền

Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là chi phí của việc điều trị khớp cắn sâu. Đối với vấn đề này chúng ta sẽ chủ yếu quan tâm đến các chi phí chính như chi phí niềng răng, chi phí bọc răng sứ và chi phí phẫu thuật hàm. Các chi phí nhỏ lẻ khác khi đi thăm khám tại nha khoa sẽ được bỏ qua.

Về chi phí niềng răng, có khá nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, chủ yếu là niềng răng mắc cài và không mắc cài. Hai phương pháp này sẽ có chi phí khác nhau, dao động khoảng 30 – 130 triệu.

Đối với những trường hợp nhẹ thì chỉ cần bọc răng sứ, giá thành bọc răng sứ cho 1 răng sẽ ở mức 1,5 – 18 triệu.

Những trường hợp nặng hơn, khớp cắn sâu do xương hàm sẽ cần phẫu thuật chỉnh hàm: giá phẫu thuật trung bình khoảng từ 70 – 180 triệu cho 1 ca.

Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau bệnh nhân sẽ được chỉ định các cách khắc phục khớp cắn sâu khác nhau, từ đó chi phí cũng có sự chênh lệch.

Cách khắc phục khớp cắn sâu đều hiệu quả cho những trường hợp sai lệch ở mức độ nặng hay nhẹ. Để biết chính xác về phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh vẫn nên đến các cơ sở nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa khớp cắn sâu
Tổng hợp các phương pháp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

Tổng hợp các phương pháp điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

Khớp cắn sâu là một trong những tình trạng sai khớp cắn phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Điều trị khớp cắn sâu sao cho hiệu quả

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Khớp cắn sâu nặng – Những điều bạn cần biết

Khớp cắn sâu nặng – Những điều bạn cần biết

Tình trạng khớp cắn sâu nặng mặc dù ít người gặp phải nhưng lại rất khó khăn trong việc điều trị cũng như gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map