Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng hàm dưới có đau không – 5 tips giảm đau nhanh chóng

Quá trình nhổ răng hàm dưới hoàn toàn không gây đau nhức nhờ có sự hỗ trợ của thuốc tê. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, những cơn đau sẽ xuất hiện và thường kéo dài trong khoảng vài ngày. Vì vậy, với câu hỏi nhổ răng hàm dưới có đau không thì câu trả lời là có. Để cơn đau nhanh chóng được xoa dịu, bạn có thể áp dụng những cách sau: uống thuốc giảm đau, cắn chặt bông gòn, chườm đá…

1. Các trường hợp cần nhổ bỏ răng hàm dưới

Hầu hết ở tất cả các trường hợp, các bác sĩ đều ưu tiên phương án bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, trong một số tình huống bất khả kháng, bác sĩ vẫn chỉ định nhổ răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau:

Răng sâu ở mức độ nghiêm trọng, lỗ sâu lớn và không thể điều trị triệt để bằng phương pháp nha khoa thông thường.

Răng bị viêm tủy, vi khuẩn đã lan rộng, bắt đầu hình thành những ổ viêm chân răng và khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương nặng nề.

Bệnh viêm nha chu nặng, vi khuẩn tấn công khiến cho nướu bị tụt thấp, chân răng không còn bám chắc trên cung hàm.

Răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức kéo dài và làm ảnh hưởng tới các răng liền kề.

Nhổ răng hàm số 4, số 5 hoặc răng khôn trong trường hợp cung hàm không còn đủ chỗ trống để các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí.

Răng sâu nặng cần nhổ bỏ

Răng sâu nặng cần nhổ bỏ

2. Nhổ răng hàm dưới có đau không

Trên thực tế, quá trình nhổ răng hàm dưới sẽ không có cảm giác đau nếu được thực hiện đúng cách. Bởi trước khi tiến hành nhổ răng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê với một liều lượng phù hợp. Thuốc có khả năng ức chế tạm thời các dẫn truyền xung động thần kinh về trung ương, làm mất đi cảm giác đau nhức của vùng răng bị nhổ bỏ.

Thông thường, các loại thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình nhổ răng sẽ có tác dụng từ 1 – 3 giờ. Sau khoảng thời gian trên, thuốc sẽ tự động bị đào thải ra khỏi cơ thể. Những cảm giác ở khu vực gây tê sẽ khôi phục lại như lúc ban đầu mà không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngay khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng kéo đến. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng nên bạn không cần quá lo lắng. Sau khoảng 2 – 3 ngày, cơn đau ở vị trí nhổ răng sẽ dần thuyên giảm. Sang đến ngày thứ 4, hầu hết những người tiến hành nhổ răng hàm đều không còn cảm giác đau nhức.

Nhổ răng hàm dưới có đau không

Sau khi nhổ răng, bạn sẽ bị đau nhức khoảng vài ngày

3. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau nhức khi nhổ răng hàm dưới

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền tại Nha Khoa Paris chi nhánh Vinh cho biết, mức độ đau sau khi nhổ răng hàm dưới còn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: chuyên môn của bác sĩ, phương pháp áp dụng và mức độ khó của răng.

3.1. Chuyên môn của bác sĩ

Mặc dù nhổ răng chỉ là một thủ thuật đơn giản trong nha khoa nhưng bác sĩ thực hiện cũng cần là người có chuyên môn tốt và dày dặn kinh nghiệm. Các bác sĩ giỏi sẽ dễ dàng xác định được chính xác mức độ khó của răng và xây dựng phương án nhổ bỏ tối ưu.

Ngoài ra, những bác sĩ có tay nghề cao sẽ luôn thực hiện đúng mọi thao tác. Nhờ vậy, quá trình nhổ răng có thể diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng. Ngược lại, các bác sĩ chuyên môn kém rất dễ mắc phải sai lầm khi nhổ răng hàm dưới như nhổ sót chân răng, tác động tới các mô mềm xung quanh… Khi đó, cơn đau nhức dữ dội sẽ kéo dài dai dẳng kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh…

3.2. Phương pháp áp dụng

Hiện hai cách nhổ răng hàm đang được áp dụng tại các nha khoa là nhổ răng bằng phương pháp truyền thống và nhổ bằng công nghệ siêu âm Piezotome. Trong đó, Piezotome là một công nghệ tiên tiến, có khả năng làm đứt các dây chằng xung quanh răng trong thời gian ngắn. Sau đó, các bác sĩ có thể nhẹ nhàng nhổ răng ra khỏi cung hàm mà không phải tác động nhiều tới các mô xung quanh.

Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng và hạn chế mức độ đau nhức. Ngoài ra, Piezotome còn hỗ trợ tái tạo các mô răng và đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

Nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome

Nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome

3.3. Mức độ khó của răng hàm

Bên cạnh những yếu tố mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, độ khó của răng hàm cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ đau nhức sau khi nhổ răng. Với những chiếc răng mọc ngầm, mọc sai lệch hoặc nhiều chân răng thì chắc chắn mức độ đau nhức sau khi nhổ răng sẽ nhiều hơn.

4. Các tips giảm đau nhức khi nhổ răng hàm dưới

Để những cơn đau nhức sau khi nhổ răng hàm nhanh chóng thuyên giảm, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: uống thuốc giảm đau, cắn chặt bông gòn, chườm đá lạnh, ăn uống khoa học…

4.1. Uống thuốc giảm đau

Sau khi nhổ răng hàm dưới, các bác sĩ nha khoa sẽ kê đơn thuốc giảm đau để ức chế dây thần kinh cảm giác, giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Trong đó, Acetaminophen là loại thuốc thường được sử dụng với công dụng giảm đau từ mức độ nhẹ đến vừa.

Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã quy định. Bạn không nên tự ý thay đổi thuốc nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu tới vết nhổ răng và sức khỏe. Trong trường hợp có dấu hiệu bị kích ứng, bạn cần ngừng dùng thuốc và báo với bác sĩ để được xử lý nhanh chóng.

Bạn nên uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn nên uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn của bác sĩ

4.2. Cắn chặt bông gòn

Cắn chặt bông gòn cũng là giải pháp giảm đau nhức tạm thời sau khi nhổ răng mà bạn có thể áp dụng. Bạn hãy lấy một miếng bông gòn đặt vào vị trí răng vừa nhổ và cắn chặt. Áp lực từ bông gòn sẽ giúp vết thương cầm máu và giảm đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng miếng bông gòn đã được vô trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong và khiến cho vết nhổ bị nhiễm trùng.

4.3. Chườm đá lạnh

Chườm đá là phương pháp giảm đau truyền thống nhưng hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Bạn chỉ cần chuẩn bị vài viên đá lạnh và bọc trong một chiếc khăn sạch rồi chườm lên vùng má bên ngoài vị trí đau nhức.

Hơi lạnh tỏa ra sẽ làm chậm lưu lượng máu đến vùng răng bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, biện pháp chườm đá còn làm giảm hoạt động của dây thần kinh, giúp cơn đau nhức nhanh chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng 10 – 15 phút. Việc chườm lạnh quá lâu không chỉ gây cứng khớp hàm mà còn làm ảnh hưởng xấu tới da mặt.

4.4. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Sau khi nhổ răng hàm dưới, bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận. Có như vậy, vết thương mới mau chóng hồi phục và cơn đau nhức nhanh giảm bớt. Ngay sau khi nhổ, bạn không nên chải răng hoặc sử dụng nước muối để súc miệng. Bởi điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu tới vết thương. Thay vì thế, bạn chỉ nên súc miệng bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng.

Sang ngày thứ 2, bạn có thể chải răng nhẹ nhàng những cần tránh tác động vào vết nhổ. Nếu có cặn thức ăn mắc lại trong kẽ răng, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Sau khi chải răng, bạn vẫn nên dùng nước muối sinh lý súc miệng để diệt khuẩn hiệu quả hơn.

4.5. Chế độ ăn uống khoa học

Để hạn chế mức độ đau nhức và những tác động xấu tới vết nhổ răng, bạn không nên ăn những loại thực phẩm cứng, dai như sườn sụn, mía, gân bò… Bạn cần ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như sữa, cháo, súp… Bởi khi ăn những thực phẩm đó, răng, hàm không phải hoạt động nhiều nên ít gây ảnh hưởng tới vết thương.

Sau khoảng vài ngày, bạn có thể quay lại ăn uống như bình thường nhưng thức ăn cần được cắt nhỏ hoặc nấu mềm, để hạn chế tác động đến vết thương trong quá trình nhai.

Ngoài ra, bạn vẫn cần đảm bảo thực đơn ăn uống đa dạng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương mau chóng hồi phục. Một số loại thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng hàm dưới mà bạn có thể tham khảo là rau xanh, hoa quả, sữa đậu nành, cá hồi…

Bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm trong những ngày đầu sau nhổ răng

Bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm trong những ngày đầu sau nhổ răng

5. Giải đáp một vài thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng hàm dưới

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một vài vấn đề khác đang được nhiều người quan tâm liên quan đến việc nhổ răng hàm dưới.

5.1. Tự nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không

Theo nhận định của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, việc tự nhổ răng hàm dưới không an toàn. Nếu như bạn thực hiện không đúng cách thì có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhổ sót chân răng, nhiễm trùng, tiêu xương hàm, ảnh hưởng răng liền kề… 

Khi đó, những cơn đau nhức dữ dội sẽ thường xuyên xuất hiện, gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, ngay cả khi răng hàm dưới đã bị lung lay mạnh, bạn cũng cần tới nha khoa để nhổ bỏ chứ không nên tự nhổ tại nhà.

Hiện hầu hết các cơ sở nha khoa uy tín trên thị trường đều đang áp dụng công nghệ nhổ răng không đau Piezotome. Nhờ vậy, các răng trên cung hàm có thể dễ dàng được nhổ bỏ mà không gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận xung quanh cũng như sức khỏe răng miệng.

5.2. Nhổ răng hàm có mọc lại không

Nếu nhổ răng hàm là răng sữa thì sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếc răng bị nhổ bỏ là răng vĩnh viễn thì răng sẽ không mọc lại. Đặc biệt, răng số 6, số 7 và răng khôn là những chiếc răng chỉ mọc duy nhất một lần trong đời nên sẽ không thay răng sau khi nhổ.

Những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề “nhổ răng hàm dưới có đau không”. Tóm lại, tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng là điều không thể tránh khỏi. Chỉ cần bạn chăm sóc vết thương cẩn thận thì cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng hàm
Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nhổ răng hàm đau mấy ngày? 5 cách giảm đau dành cho bạn

Nhổ răng hàm đau mấy ngày? 5 cách giảm đau dành cho bạn

Tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng hàm sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày và sau 4 – 7 ngày sẽ biến mất. Nhưng đây cũng là một

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm: Trường hợp nào cần nhổ và lưu ý quan trọng

Nhổ răng hàm: Trường hợp nào cần nhổ và lưu ý quan trọng

Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu trong nha kha giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đang có vấn đề ra khỏi hàm. Đó có thể là những chiếc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm hoàn toàn không nguy hiểm gì đối với sức khỏe của bạn nếu như thực hiện tại địa chỉ uy tín. Hơn thế, quá trình thực hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và gây suy giảm nhất định đến sức khỏe răng miệng, đây chính là lời khẳng định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, xương hàm tiêu biến, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng… Do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map