31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bị đau khi mọc răng khôn nên ăn gì & Kiêng ăn gì được rất nhiều người quan tâm. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng sẽ khiến thời gian đau nhức kéo dài, cường độ đau cao hơn. Tham khảo chi tiết hơn tại bài viết này
Răng khôn thường sẽ gây ra đau nhức khi mọc lệch, vì vậy việc ăn uống thế nào khi bị đau răng khôn khiến nhiều người băn khoăn.
Những thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt như cháo hay súp luôn là lựa chọn hàng đầu cho người bị đau răng khôn. Các món ăn này không yêu cầu phải nhai nhiều, hạn chế cử động hàm nên sẽ giảm thiểu cảm giác đau nhức.
Tuy nhiên, cháo hoặc súp thường cung cấp ít năng lượng, nhanh bị đói. Vì vậy bạn nên bổ sung thêm các loại thịt (bò,gà, heo) xay nhuyễn để gia tăng thêm năng lượng, hạn chế cơn đói và giảm thời gian bị đau.
Đau răng khôn nên ăn gì? Bên cạnh các món ăn chính, bạn nên bổ sung thêm chất xơ, vitamin từ rau xanh. Một số loại rau sẽ nâng cao hệ miễn dịch, cung cấp các dưỡng chất giúp giảm cơn đau khi mọc răng khôn.
Tốt nhất bạn nên dùng các loại rau mềm, dễ nhai như mồng tơi, cải xanh, rau muống,… Ngoài ra nên nấu luộc hoặc nấu kỹ hơn, chín hơn để rau được mềm hơn so với bình thường.
Khi đau mọc răng khôn thì uống nước tinh khiết luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng thêm sữa chua, nước ép hoa quả hoặc sinh tố.
Các loại đồ uống này không chỉ tạo cảm giác mới lạ, giải phóng cơn thèm ăn mà còn cung cấp nhiều chất giúp giảm đau nhanh chóng.
Ví dụ như sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Hay nước cam, nước chanh sẽ bổ sung hợp chất hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm.
Ngoài ra nhiệt độ lạnh từ những loại đồ uống này sẽ gây tê tạm thời cho bạn. Cảm giác đau nhức sẽ bị lấn át bởi cảm giác lạnh buốt, tác dụng tương tự như chườm đá.
Ngoài vấn đề đau răng khôn nên ăn gì bạn cũng nên hiểu rõ mọc răng khôn kiêng ăn gì. Có vài loại thực phẩm tưởng chừng an toàn nhưng sẽ dễ gia tăng cảm giác đau, kéo dài thời gian đau khi sử dụng.
Mọc răng khôn hàm dưới nên kiêng ăn gì? Tốt nhất hãy tránh xa các loại thực phẩm cứng, dai và yêu cầu phải nhai nhiều, nhai mạnh.
Mặc dù với nhiều người, sau khi cắn miếng đầu tiên thì rất đau, nhưng tới lần nhai thứ 2, 3, 4… thì cơn đau ít đi nên họ có xu hướng cố gắng chịu đựng để thỏa cơn thèm ăn.
Tuy nhiên nếu răng khôn đang bị đau mà không được nghỉ ngơi, liên tục phải va chạm sẽ càng khiến thời gian bị đau dài hơn.
Từ đó số ngày bạn phải suy nghĩ đau răng khôn kiêng ăn gì sẽ nhiều hơn, mất nhiều thời gian để quay lại cuộc sống bình thường.
Thực phẩm có vị quá chua, cay là những món ăn bạn cần kiêng khi bị đau răng khôn. Đặc biệt là vị cay sẽ làm kích ứng rất mạnh tới khu vực răng khôn bị đau.
Cảm giác nóng, sưng tấy sẽ cản trở hoạt động ăn nhai, từ đó làm giảm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạn nên kiêng các loại đồ ăn mang tính “nóng” như sầu riêng, nhãn, đồ chiên, mì gói,.. Các món ăn này sẽ khiến nhiệt trong cơ thể tăng cao gây ra nhiệt miệng.
Vừa đau, vừa nhiệt miệng sẽ càng làm bạn cảm thấy chán ăn, khó ăn và vô tình giảm sức đề kháng của cơ thể khiến cơn đau răng khôn kéo dài hơn.
Khi mọc răng khôn bị đau bạn nên tránh xa các thực phẩm làm từ nếp. Có khá nhiều lý do để giải thích cho điều này, bao gồm:
Nếp mang tính “nóng” rất cao có thể dẫn đến nhiệt miệng, vết thương/nướu bị mưng mủ, phình to, mắc bệnh viêm lợi.
Đồ ăn làm từ nếp rất dẻo, dễ mắc vào kẽ răng, khó lấy ra khiến vi khuẩn tích tụ làm hư men răng, gây ra bệnh viêm nướu.
Kẹo ngọt và những món ăn chứa nhiều đường như nước ngọt, trái cây sấy khô,… cũng là các món bạn phải kiêng khi bị đau răng khôn.
Hàm lượng đường cao sẽ kích thích quá trình tạo axit trong khoang miệng, tạo điều cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và dẫn đến bệnh viêm nhiễm.
Hoặc các loại bánh dễ gây vụn như bánh quy cũng cần phải hạn chế. Vụn bánh sẽ dễ mắc vào răng khôn đang bị đau, nếu không được loại bỏ sẽ dễ gây ra viêm nhiễm.
Các loại rượu, bia hay thuốc lá có thể tạo cho bạn cảm giác dễ chịu hơn khi bị đau răng khôn, tuy nhiên đó chỉ là cảm giác ảo
Bởi lúc này cơ thể đang ở trạng thái “say”, hệ thần kinh đang bị tê liệt nhẹ. Còn thực tế khói thuốc, hay rượu bia đang tác động và kích ứng rất mạnh tới chỗ răng khôn đang bị đau.
Kết quả là sau khi tỉnh táo, bạn sẽ nhanh chóng bị đau trở lại và thời gian dứt cơn đau cũng lâu hơn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Nếu bạn chưa biết nên ăn gì khi mọc răng khôn, hãy tham khảo một vài món ăn dưới đây
Nguyên liệu:
– 1 bát gạo trắng.
– ½ củ cà rốt
– 100gr thịt heo nạc băm.
– Giá sống.
– Hành ngò.
– Tiêu xay, hạt nêm, nước mắm.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Vo gạo và để ráo nước
– Bước 2: Rang gạo với lửa nhỏ đến khi cảm thấy hơi nóng thì tắt bếp.
– Bước 3: Cho gạo đã rang nấu với nước sạch. Nếu muốn ăn loãng thì có thể cho nhiều nước.
– Bước 4: Gọt vỏ, xắt nhỏ cà rốt và cho vào hầm cùng cháo.
– Bước 5: Thịt heo băm nhỏ, trộn cùng 1 ít tiêu và để khoảng 15 – 20 phút cho thịt ngấm gia vị.
– Bước 6: Cho thịt vào nấu cùng cháo cho tới khi chín
Nguyên liệu
– Thịt gà trắng (chỉ nên dùng ức, không nên mua loại thịt đùi, má đùi)
– Nấm hương (mua túi khoảng 10.000 VNĐ)
– Ngô ngọt
– Xương gà/heo
– Bột năng
– Trứng gà
Cách thực hiện:
Bước sơ chế:
– Rửa qua xương gà, xương heo với nước sạch. Nên trần qua nước sôi 1 lần.
– Hầm xương gà, xương heo với nước sạch trong khoảng 30 phút để lấy nước ngọt.
– Nấm hương ngâm trong 1 bát nước lạnh cho nở ra.
– Thịt ức gà luộc khoảng 20 phút. Sau khi thịt chín thì xé sợi nhỏ.
– Ngô ngọt luộc khoảng 10 phút sau đó vớt ngô ra để riêng. Nước ngô sau khi luộc giữ lại
– Trứng lọc lấy lòng trắng
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Bước chế biến:
– Đổ lẫn nước hầm xương, nước luộc gà, nước luộc ngô vào chung với nhau và thêm 1 chút muối.
– Thịt gà, ngô ngọt cho vào chảo xào cho săn lại.
– Đổ thịt gà, ngô ngọt vào nồi nước dùng và nêm thêm 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm.
– Hòa bột năng với nước sạch. Đợi nồi nước dùng sôi thì đổ thật chậm bột năng vào và khuấy đều.
– Cho tiếp thật chậm lòng trắng trứng vào và đảo đều tay.
– Đợi nồi súp sôi trở lại sau đó tắt bếp và thưởng thức
Để không còn lo lắng đau răng khôn nên ăn gì & kiêng ăn gì, cách tốt nhất bạn nên đợi hết đau và đi nhổ bỏ. Như vậy bạn sẽ không bao giờ gặp đau nhức do răng số 8 nữa. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 1900.6900 để được hỗ trợ.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×