9 cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà được Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm chia sẻ sau đây sẽ giúp khách hàng giảm đau, sưng và loại bỏ khuẩn tạm thời chỗ răng mọc. Khách hàng có thể tham khảo để áp dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm tạm thời và không có tác dụng chữa trị triệt để.
Chườm đá lạnh là quá trình làm mạch máu co lại, hạn chế máu lưu thông và làm ứ dịch tại miệng vết thương. Chuyên dùng cho các tổn thương mới xảy ra có dấu hiệu sưng, đỏ, viêm mủ. Hơi lạnh từ đá giúp kiểm soát tình trạng tê, viêm và sưng rất tốt.
Cách làm: Bọc đá lạnh trong túi nilon (có thể tự làm đá hoặc mua ở cửa hàng). Bọc chiếc khăn bên ngoài túi nilon và buộc chặt thành 1 đầu tròn có tay cầm. Cầm bọc đặt lên chỗ bị đau khoảng 4 – 5 phút/lần.
Lưu ý: Không chườm quá mạnh, chỉ chườm tốc độ vừa phải, không chườm quá 10 phút/lần. Không chườm trực tiếp đá lên da vì có thể bị đỏ da và bị bỏng lạnh.
Đá giúp giảm sưng khi mọc răng khôn
Gel gây tê là loại thuốc bán phổ biến trong các quầy dược tư nhân và trong bệnh viện (mua tự do không cần đơn). Trong gel có thành phần hoạt tính benzocaine. Đây là một thành phần gây tê cục bộ este ở phần hàm khá tốt. Các loại thuốc mỡ gây tê, trị loét miệng cũng có thành phần này.
Cách làm: Lấy 1 lượng nhỏ thuốc bôi lên chỗ bị đau 1 – 2 lớp mỏng, ngày có thể làm 1 – 2 lần. Bôi xong cảm giác đau thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý: Trước sử dụng hãy đọc kỹ tờ hướng dẫn và nếu có thành phần thuốc cơ thể bị dị ứng thì ngưng dùng và tham khảo từ người có chuyên môn.
Giảm đau răng bằng gel gây tê
Ibuprofen là dòng thuốc không gồm steroid (NSAID). Tác dụng chính là điều trị các vùng viêm nhiễm có mủ, giảm đau sưng, chảy máu, hạ sốt và chống ngưng kết tiểu cầu. Thuốc này được bào chế qua các dạng viên nang, viên nén, viêm bao phim/bao đường,…
Cách làm: Uống thuốc cùng nước ấm theo liều lượng trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không uống nhiều các loại thuốc chức năng 1 lúc vì có thể làm giảm hiệu quả của loại thuốc này. Khi uống ibuprofen, vùng viêm tấy ở chân răng khôn sẽ bớt tấy hơn. Cảm giác đau nhói, đau dữ dội, sốt cao được kiểm soát.
Lưu ý: Đây là thuốc giảm đau nhức tạm thời và không được sử dụng triền miên vì có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn bàng quang, chán ăn, mệt mỏi, vàng da, buồn nôn,…
Những người sau không được sử dụng ibuprofen để giảm đau răng khôn:
– Người cơ chế máu khó đông, máu thường chảy mất kiểm soát
– Dị ứng với thuốc
– Bị viêm, loét, xước dạ dày
– Suy gan, thận
– Người phụ nữ đang có bầu, đang trong thời gian nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ
Sử dụng thuốc kháng sinh Ibuprofen giúp bớt đau khi mọc răng khôn
Theo giáo sư Philippe Tarot – Nha khoa Paris, hành tây có tính ấm, cay. Trong củ này chứa các loại phytoncide như allicin (chất có kháng khuẩn mạnh). Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, trên tế bào kể cả các loại vi khuẩn cứng đầu như E.coli, Salmonella.
Hành tây còn được dùng như 1 loại “thần dược” chữa bệnh cảm cúm. Chỉ cần đặt củ hành tây bên cạnh là có thể hết bệnh cúm, sổ mũi trong 1 – 2 ngày sau.
Cách giảm đau bằng hành tây vì mọc răng khôn: Rửa sạch 1 miếng hành, lau khô. Cắt 1 miếng vuông khoảng 2 cm hoặc 3 cm đặt vào vị trí đau răng và cắn nhẹ cho tinh chất bên trong tỏa ra khắp nướu. Nhai khoảng 2 – 3 phút khi nào thấy đỡ đau thì nhổ bã ra.
Lưu ý: Đặc trưng hành tây là có vị cay và mùi hăng, khi nhai sống mùi sẽ rất khó chịu. Nếu khách hàng không thích mùi này có thể thực hiện ít hoặc tìm phương án khác. Còn thực hiện được thì tình trạng viêm nhiễm nướu, sưng đỏ sẽ giảm rõ rệt.
Hành tây khử khuẩn, giảm viêm hiệu quả
Trà có hương vị đắng riêng biệt do có hợp chất tanin. Tannin là hợp chất hóa học có trong các loại họ nhà đậu, vỏ cây, hạt trái cây,… có tác dụng chống lại sâu bệnh ăn hại. Với con người, chúng có công năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn tại các vùng tổn thương.
Cách làm: Pha trà sau đó đợi túi trà nguội và rút nước tương đối. Đặt trà lên vùng miệng nơi chân răng khôn mọc lên. Cắn nhẹ vài phút đến khi nào đỡ đau thì bỏ ra.
Lưu ý: Có thể bỏ túi trà trong tủ lạnh sau đó cắn lên răng. Hơi lạnh cũng làm giảm sự sưng đau tương tự như chườm đá. Trà nên sử dụng nhất là trà bạc hà.
Dùng túi trà giảm đau
Nước muối quen thuộc với nhiều người vì khả năng làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn tốt. Chúng ta có thể ngậm nước muối sau khi ăn, trước khi đi ngủ, rửa khi miệng vết thương hở, xông rửa mặt mũi khi bị ốm và giảm các cơn đau nhức do răng khôn gây ra.
Khi mọc chân răng khôn, nướu bị tách ra và xuất hiện nhiều kẽ hở gây chảy máu tươi. Đây chính là nơi trú ngụ các vi khuẩn có hại cho răng. Nước muối có chất NaCl 0,9%. Khi chúng tràn vào nướu, sẽ loại bỏ được các kẽ cặn đọng thức ăn, mảng bám sơ khai và những vi khuẩn, chất bẩn xung quanh, giảm thiểu sự nhiễm trùng trong miệng.
Nước muối sinh lý chữa đau răng khôn
Cách làm: Hòa tan 1 thìa nước muối sạch (muối hạt iot) vào 1 cốc nước đun sôi để nguội. Có thể tự gia giảm liều lượng cho phù hợp. Sau đó ngậm hỗn hợp và súc miệng nhẹ 1 – 2 phút, đảm bảo nước tràn vào toàn khoang miệng và lực nước đủ tác động vào mặt nướu. Sau đó nhổ ra.
Lưu ý: Để tiện lợi và vệ sinh hơn, ta có thể mua nước muối sinh lý thay thế nước muối tự làm. Tần suất thực hiện theo khuyến cáo là từ 2 – 3 lần/ngày.
Lá bạc hà từ lâu được coi là 1 dòng lá quý hiếm, có tác dụng làm thơm miệng, khử mùi không gian hiệu quả. Có rất nhiều sản phẩm được bào chế từ tinh chất của lá này như kẹo cao su bạc hà, tinh dầu bạc hà, trà bạc hà…
Chuyên gia y khoa Christopher McStay tại Mỹ (Bệnh viện UCHealth – Đại học Colorado) cho biết: lá bạc hà chứa thành phần eugenol – thuốc chuyên dụng điều trị nội nha, giảm đau nhức, kiềm chế viêm sưng – lở loét, sát trùng,… nhanh chóng.
Các vết viêm sưng trên nướu sẽ hấp thụ eugenol, vết sưng đỏ giảm nhanh chóng. Cơn đau cũng được kiểm soát, đặc biệt là những cơn đau dữ dội bất ngờ trong ngày.
Cách làm: Lấy lá bạc hà nhai trong miệng chỗ sưng đỏ 1 vài phút sau đó nhổ bã ra. Để nguyên miệng để tinh chất thấm sâu trong nướu. Nếu có tinh dầu, chúng ta có thể nhỏ 2 – 3 giọt vào bông băng và cắn bông băng trong miệng 10 – 20 phút.
Lưu ý: Chúng ta có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng tinh chất bạc hà quá độ như đau đầu, chóng mặt, dị ứng nướu,… Đặc biệt phụ nữ có thai KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG loại dầu này vào cơ thể vì có thể bị giãn tử cung, dẫn đến thai khó giữ.
Bạc hà giúp giảm cơn đau do răng khôn gây ra
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Chữa đau răng khôn bằng lô hội (nha đam) cũng là 1 cách dễ làm tại nhà và có hiệu quả tương đối tốt.
Lô hội là nguyên liệu được biết đến nhiều nhất với công dụng làm đẹp (sáng da, trị sẹo mụn, chống nhăn – xệ da,…), chữa bỏng, viêm loét da. Trong lô hội có rất nhiều vitamin, các loại khoáng chất, đặc biệt là Polyphenol. Đây là thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ, có tính năng làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn S.mutans (vi khuẩn chính gây nên các bệnh lý răng miệng), giảm sưng viêm và tái tạo mô, tế bào.
Theo một nghiên cứu, tinh chất nước súc miệng lô hội hiệu quả tương đương như nước súc miệng tiêu chuẩn chlorhexidine.
Cách làm: Chấm nước súc miệng trực tiếp lên vùng nướu hoặc dùng thịt lô hội dính lên vùng miệng cho mát sau đó gỡ ra. Có thể súc miệng bằng nước ép nha đam thường xuyên cũng giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
Lưu ý: Nên sử dụng nước súc miệng sẽ tiện lợi hơn lấy lô hội tươi. Vì 1 số người có thể bị ngứa miệng, nhớt miệng làm cảm giác khó chịu.
Nha đam có tác dụng giảm đau mọc răng khôn
Tinh dầu tràm trà được coi là 1 loại mỹ phẩm trị mụn, trị thâm, sát trùng vết thương tấy đỏ, trị mùi cơ thể,… Thành phần trong tinh dầu là α-Terpineol, terpinen-4-ol, 1-8 cineole có đặc tính khử vi khuẩn, vi-rút, chống nấm, làm sạch mọi bề mặt tế bào.
Cách làm: Pha loãng tinh dầu với nước lã hoặc dầu dừa. Sau đó lấy tăm bông chấm vào chỗ răng khôn mọc (không chấm vào miệng hở của vết thương, chỉ chấm bên ngoài). Đợi 1 – 2 phút rồi nhổ ra, súc miệng sạch lại lần nữa.
Lưu ý: Tinh dầu này có tính nóng và công dụng tẩy mạnh mẽ. Không được bôi trực tiếp lên da khi chưa pha loãng và không bôi khi miệng vết thương bị hở. Có thể test trước lên da, nếu da tấy đỏ, ngứa ngáy thì không nên dùng.
Những người thận trọng khi sử dụng tinh dầu tràm trà điều trị giảm đau răng khôn (cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước):
– Người có thai, mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ bằng nguồn sữa mẹ.
– Da yếu, bong tróc, cơ địa nhạy cảm hoặc đang bị nhiễm Corticoid.
Tinh dầu tràm trà có tác dụng sát khuẩn chống đau do viêm nhiễm răng khôn
??? VIDEO Mẹo nhỏ với 5 cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà
9 cách trên khách hàng có thể tự thực hiện tại nhà dễ dàng. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, giảm viêm ở 1 mức độ nhất định chứ không có công dụng chữa triệt để.
Vì vậy, khi răng khôn trong quá trình đang mọc lên chúng ta có thể sử dụng. Còn nếu răng này đã mọc hoàn thiện thì nên đi nhổ bỏ hoàn toàn khỏi hàm sẽ tốt hơn.
Theo Tiến sĩ Philippe Tarot – Cố vấn chuyên môn cấp cao Nha khoa Paris, sớm hay muộn răng khôn cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho cung hàm. Chúng làm con người đau từ khi mới nhú mầm cho đến khi mọc lên, đến khi hoàn thiện rồi vẫn gây hại cho nướu. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, mức độ gây họa còn là áp xe răng, u nang xương hàm, mất cảm giác môi lưỡi, thối miệng, hỏng răng kế cạnh,…
Vì vậy tốt nhất khách hàng hãy sắp xếp thời gian đi nhổ bỏ răng khôn sớm. Khi nhổ xong, chỉ mất 2 – 3 ngày đau nhức. Sau đó cung hàm sẽ trở về trạng thái bình thường và không phải chịu sự đau đớn của răng khôn nữa.
Giáo sư Philippe Tarot
Một cách giảm đau hiệu quả sau nhổ răng đó là súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nước muối có công dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, đồng thời giảm sưng đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn không được súc miệng ngay mà phải chờ khoảng 10 đến 12 tiếng để tránh tác động đến vết thương. Hơn nữa cũng không nên súc miệng với nước muối tự pha có tỷ lệ không chuẩn xác.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Chườm lạnh cần được thực hiện ngay khi sau khi nhổ răng. Tùy vào tình trạng của răng khôn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chườm đá khoảng 2 đến 6 tiếng. Thực hiện dùng khăn bông sạch hoặc túi chườm đá chườm nhẹ vào vùng má sưng đau trong khoảng 15 phút, dùng 2 phút rồi chườm đá cho đến khi đủ thời gian bác sĩ chỉ định.
Kết hợp chườm ấm vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng. Thời điểm này, chườm ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm vết bầm hay sưng mặt. Bạn có thể sử dụng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm khoảng 60 – 70 độ C. Vắt khô rồi chườm nhẹ vào phần má bị sưng đau, mỗi lần chườm khoảng 2 – 3 phút và thực hiện trong khoảng 30 phút để cảm thấy dễ chịu hơn.
Chườm lạnh hoặc ấm
Nên uống thuốc sau nhổ răng khoảng 1 tiếng rưỡi. Loại thường dùng là prednisolon, rodogyl. Ngoài công dụng giảm đau, thuốc còn giúp tiêu sưng và chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng thuốc.
Tư thế nằm cũng phần nào giúp bạn xoa dịu cảm giác khó chịu sau nhổ răng khôn. Ngoài ra, tư thế nằm thẳng có thể khiến máu chảy không ngừng. Do đó, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên nằm kê cao gối để tránh nguy cơ máu chảy nhiều làm ảnh hưởng sức khỏe.
Khi nhổ răng khôn xong, vết thương còn đau nhức nên không được can thiệp lực nhai quá mạnh. Do đó, cần chế biến thức ăn thành dạng lỏng, loãng để dễ nuốt, dễ tiêu. Trong 2 tuần đầu sau khi nhổ răng, bạn có thể cân nhắc một số món ăn sau:
– Ăn các loại cháo như cháo thịt (bò, lợn…), cháo tôm, cháo cá,… xay nhuyễn, có thể nấu kèm với các loại rau xanh để bổ sung thêm chất xơ.
– Bổ sung đạm từ hải sản thay đạm động vật.
– Bổ sung khoáng chất và vitamin từ các loại rau, củ, quả.
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sau khi nhổ răng, bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm để đảm bảo vết thương nhanh lành.
– Không ăn các loại thực phẩm chưa chế biến kĩ, thực phẩm dai hoặc cứng.
– Tránh thực phẩm giòn như đồ chiên rán, các loại bánh quy,… bởi các mảnh vụn dễ bám dính vào kẽ chân răng gây viêm.
– Không nên ăn đồ quá nóng và hạn chế các gia vị chua, cay.
– Tránh đồ uống có ga, nước ngọt bởi đường có trong đồ ngọt sẽ phản ứng với nước bọt có tính axit gây phản ứng khử, làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
– Tránh hút thuốc lá, uống rượu, bia,…
Ăn thức ăn dạng lỏng, mềm
Trên đây là 9 cách giảm đau khi mọc răng khôn do TS Đàm Ngọc Trâm – Nha khoa Paris chia sẻ với khách hàng. Hiện tại nha khoa Paris đang sử dụng công nghệ nhổ răng khôn sóng siêu âm piezotome,… làm nhanh lành thương, giảm đau sưng, không làm xâm lấn, rách mô mềm.
Hello Bacsi: “Tổng hợp 11 cách giảm đau tại nhà hiệu quả khi mọc răng khôn”
Nhà thuốc Long Châu: “Cách giảm đau khi mọc răng khôn bị sưng má”
Báo Tuổi Trẻ: “Giảm đau khi mọc răng khôn”
Mọc răng khôn xảy ra phổ biến ở hầu hết những người trưởng thành trong độ tuổi từ 17 – 25. Vì thế, có nhiều chị em ở độ tuổi này
Răng khôn là răng thứ 8 trên cung hàm, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc. Điều đó khiến không ít người phiền toái và ảnh hưởng
Sưng má là triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn. Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể khắc phục bằng những phương pháp đơn
Răng khôn mọc ngầm dưới nướu là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, gây sưng tấy và đau nhức kéo dài. Chưa kể, chúng còn có thể làm
Răng khôn mọc ngang, mọc lệch là nỗi ám ảnh của nhiều người với những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp
Những điềm báo khi mọc răng khôn là gì nó thể hiện điều tốt hay xấu? Khi mà theo quan niệm của tử vi thì tất cả những giấc mơ về răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×