15/10/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng khôn, hay răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng, khó vệ sinh làm sạch nên dễ bị sâu gây đau đớn khó chịu. Vậy, răng khôn số 8 bị sâu có nên nhổ không? Xử lý như thế nào triệt để và an toàn nhất? Cùng Nha khoa Paris tìm câu trả lời trong bài viết này.
Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, thường xuất hiện khi bạn ở độ tuổi từ 17 đến 25. Đây là răng nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm.
Do mọc sau cùng và không còn đủ không gian, răng khôn thường gặp các vấn đề như mọc lệch, ngầm hoặc chỉ mọc một phần. Đây là lý do răng khôn có nhiều khe hở và bề mặt không đồng đều, khiến mảng bám và vi khuẩn dễ tích tụ (1). Những yếu tố này làm cho việc vệ sinh trở nên khó khăn, dẫn đến răng khôn số 8 dễ bị sâu hơn các răng khác.
Tiến sĩ Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm, Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Paris cho biết, răng khôn số 8 bị sâu nên nhổ bỏ. Lý do xuất phát từ các yếu tố sau:
Răng khôn số 8 hàm trên vốn dĩ không có bất cứ tác dụng gì trong việc ăn nhai hay thẩm mỹ nên việc bạn giữ lại chiếc răng này sẽ không mang tới thêm lợi ích nào. Khi bị sâu, việc nhổ bỏ là cách điều trị triệt để nhất và hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ gương mặt.
Nếu răng khôn mọc lệch hoặc mọc nghiêng, bị sâu răng sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi tấn công cả răng số 7 và răng số 8. Từ đó, tạo cầu nối cho việc vi khuẩn tấn công từ răng số 8 sang các răng khác.
Khi sử dụng chung đồ ăn, bát đũa, hắt hơi hoặc hôn, sâu răng có thể lây từ người này sang người khác. Vì vậy, khi răng khôn bị sâu, bạn nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt.
Răng khôn số 8 nằm ở vị trí trong cùng, khuất bên trong miệng, có thể bị lợi trùm nên bác sĩ rất khó quan sát và tiếp cận.
Nếu muốn điều trị dứt điểm cần tốn nhiều thời gian, công sức làm sạch răng hoàn toàn, loại bỏ vi khuẩn, trám răng,… nên nhổ bỏ vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.
Răng khôn không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các răng kế cận. Nếu bạn bỏ qua điều trị có thể dẫn đến biến chứng như viêm lợi, áp xe răng:
Do đó, khi bị sâu răng khôn số 8 và các dấu hiệu sau, bạn cần đến phòng khám Nha khoa để khám và nhổ bỏ càng sớm càng tốt:
Trong trường hợp khách hàng không muốn nhổ bỏ răng khôn bị sâu, bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách điều trị vết sâu răng và sử dụng miếng trám để lấp kín lại lỗ sâu (2).
Chữa răng sâu số 8 bằng cách hàng trám răng chỉ được áp dụng khi vết sâu răng nhẹ, tại vị trí thuận lợi. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng can thiệp và lấy đi toàn bộ mô vi khuẩn sâu ở bên trong. Nếu sâu răng chưa được lấy hết hoàn toàn sẽ tiếp tục gây đau nhức. Khi đó, khách hàng lại mất thời gian tới phòng nha để mở vết trám và tái điều trị.
Ngược lại, sâu răng số 8 lan rộng hoặc tại vị trí nha sĩ khó tiếp cận, giải pháp nhổ bỏ vẫn là biện pháp tối ưu nhất.
Câu trả lời là không. Trong quá trình nhổ răng khôn số 8, bạn sẽ không cảm thấy đau do bác sĩ tiêm trực tiếp thuốc gây tê vào vị trí răng số 8 bị sâu cần nhổ bỏ.
Ngoài ra, với công nghệ nhổ răng Piezotome hiện đại, quá trình nhổ trở nên nhẹ nhàng và ít xâm lấn hơn. Piezotome sử dụng sóng siêu âm để tách răng ra khỏi mô mà không cần can thiệp mạnh đến nướu và xương hàm. Điều này giúp hạn chế tối đa tổn thương mô mềm, giảm chảy máu và giảm thiểu cảm giác đau trong và sau khi nhổ (3).
Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và đau nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để kiểm soát tình hình nên không cần quá lo lắng.
Nhổ răng khôn số 8 không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và hệ thống dây thần kinh. Ngược lại, nhổ răng khôn do sâu răng còn bảo vệ được các răng lân cận khỏi viêm nhiễm. Chấm dứt cơn đau khó chịu và nguy cơ biến chứng do sâu răng gây ra.
Dưới đây là một số lưu ý sau khi nhổ răng số 8 (4):
Ngay sau khi nhổ răng
Ngày thứ 2:
Hy vọng qua bài viết này, Nha khoa Paris đã giúp bạn có câu trả lời “Răng khôn số 8 bị sâu có nên nhổ không?”. Đây là giải pháp hiệu quả, an toàn khắc phục triệt để tình trạng sâu răng và hệ lụy do sâu răng số 8 gây ra về lâu dài. Do đó, bạn không cần quá băn khoăn lo lắng về vấn đề này.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×