Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Khi nào phải nhổ răng số 8, những lý do cần nhổ và những lưu ý

Trên thực tế, răng số 8 đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người không chỉ bởi gây ra những cơn đau nhức dữ dội mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định nhổ răng số 8 trong trường hợp mọc lệch, mọc ngầm… để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Đây chỉ là một thủ thuật đơn giản trong nha khoa nên không hề nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ để vết thương mau lành.

1. Khi nào phải nhổ răng số 8

Răng số 8 (răng khôn) cần phải nhanh chóng nhổ bỏ trong những trường hợp dưới đây:

– Răng khôn mọc đúng vị trí ở trên cung hàm, phát triển bình thường nhưng không có răng đối diện ăn khớp nên răng sẽ bị trồi dài tới hàm đối diện, gây lở loét hàm và dễ nhồi nhét thức ăn.

– Quá trình mọc răng khôn gây ra những cơn đau nhức dữ dội và nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

– Răng khôn mọc ngầm dưới nướu, dẫn đến u nang xương hàm và ảnh hưởng tới chân răng ở vị trí liền kề.

– Răng khôn mọc lệch, gây cộm cấn và khó khăn khi ăn nhai.

– Răng số 8 và răng số 7 có một khoảng trống, khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bị giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí nhưng lại dị dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn bám lại và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.

– Răng số 8 mắc các bệnh lý như viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu

Nhổ răng khôn với mục đích tạo ra khoảng trống để các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Răng số 8 mọc lệch cần nhổ bỏ

Răng số 8 mọc lệch cần nhổ bỏ

2. Những lý do cần phải nhổ răng số 8

Các bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng khôn do hai nguyên nhân chính là thời điểm, vị trí mọc răng khôn không phù hợp và răng thường gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.

2.1. Thời điểm và vị trí mọc răng không phù hợp

Răng khôn mọc từ 17 – 25 tuổi, khi những răng khác trên cung hàm đều đã phát triển hoàn toàn và ổn định vị trí. Ngoài ra, xương hàm cũng không tiếp tục tăng về kích thước nên thường không có đủ khoảng trống để răng khôn có thể phát triển.

Khi đó, răng khôn sẽ có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm dưới nướu. Tình trạng trên không chỉ làm cho khớp cắn của hai hàm bị sai lệch mà còn gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với những răng mọc không đúng vị trí, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

2.2. Răng khôn số 8 thường gây ra các bệnh lý

Răng khôn cũng cần nhanh chóng nhổ bỏ nếu như có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng… Bởi răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng nên lông bàn chải rất khó có thể tiếp cận được đến để vệ sinh.

Chưa kể, những chiếc răng khôn mọc lệch, dị dạng… còn rất dễ bị bám lại cặn thức ăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Nếu như chúng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt. Dần dần, chúng sẽ tấn công vào răng khôn, nướu và gây ra bệnh lý viêm nhiễm.

Các bệnh lý ở răng, nướu không được điều trị sớm sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, ổ viêm còn có thể lan sang cả răng bên cạnh, gây ra những triệu chứng như chảy máu chân răng, đau nhức dai dẳng, hôi miệng, sốt…

Răng khôn dễ bị sâu

Răng khôn dễ bị sâu

3. Một số hậu quả nếu không nhổ răng số 8

Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm… nếu như không được nhổ bỏ sớm thì sẽ có nguy cơ gây ra những hậu quả như nhiễm trùng, u nang xương hàm, rối loạn phản xạ, cảm giác và tổn thương răng liền kề:

– Nhiễm trùng: Để có thể mọc lên, răng khôn cần phải phá vỡ cấu trúc nướu. Các mô nướu bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong và gây nhiễm trùng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như đau nhức dữ dội, mưng mủ, sốt, sưng hạch bạch huyết…

– U nang xương hàm: Biến chứng u nang xương hàm thường xảy ra đối với những chiếc răng khôn mọc ngầm. Trong quá trình phát triển, chúng có thể làm tiêu ngót chân răng số 7 và dần thoái hóa thành u nang. Theo thời gian, u nang sẽ phát triển hơn về kích thước, phá hủy cấu trúc xương hàm và khiến khuôn mặt bị biến dạng.

– Rối loạn phản xạ và cảm giác: Những răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoàn toàn có thể tác động tới dây thần kinh trong xương hàm, đặc biệt là dây thần kinh sinh ba. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ cao bị cứng hàm, rối loạn phản xạ và cảm giác…

– Tổn thương răng liền kề: Răng khôn mọc sai lệch có thể đâm sang răng số 7 trong quá trình phát triển. Điều đó làm cho răng số 7 bị viêm nhiễm và lung lay. Thậm chí, nếu răng số 7 bị tổn thương quá nghiêm trọng, bạn còn phải nhổ răng vĩnh viễn và trồng răng khác thay thế.

Răng khôn làm tổn thương răng số 7

Răng khôn làm tổn thương răng số 7

4. Sau khi nhổ răng số 8 thì cần lưu ý những gì

Bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây sau khi nhổ răng khôn để vết thương mau hồi phục:

– Cắn chặt bông gòn hoặc miếng gạc trong vòng 30 – 60 phút để vết thương mau cầm máu.

– Tránh nói chuyện nhiều ngay sau khi nhổ răng vì sẽ khiến vết nhổ khó cầm máu hơn.

– Tuyệt đối không được khạc nhổ hay súc miệng mạnh, nhất là súc miệng bằng nước muối trong vòng 24 giờ sau nhổ răng.

– Uống thuốc giảm đau, chống viêm sau khi nhổ răng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Không nên ăn khi vẫn còn thuốc tê nhằm tránh cắn phải lưỡi, má, môi… do thuốc tê còn tác dụng gây mất cảm giác.

– Không dùng lưỡi hãy bất kỳ vật gì khác chạm vào vết nhổ răng vì sẽ gây đau nhức dai dẳng.

– Không chải răng trực tiếp lên vùng vừa mới nhổ răng bởi điều đó sẽ làm kéo dài thời gian lành thương.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể kết hợp súc miệng nước muối sau 24 giờ nhổ răng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Chườm lạnh khoảng 15 – 20 phút mỗi lần lên vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng để giảm sưng, đau.

– Ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm để tránh tác động đến vết nhổ trong quá trình ăn nhai.

Người mới nhổ răng hàm số 8 chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Người mới nhổ răng khôn chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Nhổ răng số 8 là việc cần thiết đối với trường hợp răng khôn mọc sai lệch, không có răng đối diện, dị dạng… Răng được nhổ bỏ kịp thời sẽ giúp bạn ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn.

Hiển thị nguồn

Sức Khỏe & Đời Sống: “Nhổ răng khôn có thể gặp biến chứng gì?”
Nhà Thuốc Long Châu: “Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Một số lưu ý khi nhổ răng khôn”
Mayo Clinic: “Wisdom tooth extraction”
WebMD: “Wisdom Teeth Removal: What Adults Should Expect”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Rất nhiều trường hợp nhổ răng khôn bị nhiễm trùng nhưng không biết nguyên nhân do đâu, dưới đây là các dấu hiệu nhận biết để kịp thời

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các

Nhổ răng vào ngày đèn đỏ: Nguy hiểm và cần hạn chế

Nhổ răng vào ngày đèn đỏ: Nguy hiểm và cần hạn chế

Nhổ răng không phải là một kỹ thuật khó trong nha khoa, tuy nhiên vẫn có những thời điểm chúng ta không nên thực hiện. Vậy có nên nhổ

Nên nhổ răng vào buổi sáng hay buổi chiều | Lưu ý quan trọng

Nên nhổ răng vào buổi sáng hay buổi chiều | Lưu ý quan trọng

Lời khuyên từ bác sĩ Công: tốt nhất chúng ta nên nhổ răng vào buổi sáng vì cơ thể vừa trải qua một đêm nghỉ ngơi thoải mái và sức đề

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map