Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu – 5 Cách cầm máu nhanh

Nhổ răng khôn thường chảy máu từ 30 -60 phút, đôi khi thời gian lâu hơn từ 1-2 giờ. Hiện tượng chảy máu khi nhổ răng khôn hay nhổ bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm đều xảy ra hiện tưởng chảy máu. Trường hợp sau khi nhổ răng, thời gian chảy máu kéo dài nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể dẫn tới viêm nhiễm và gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm khác

1. Thời điểm tốt nhất để tác động đến răng khôn

Thời điểm tiến hành nhổ chân răng khôn tốt nhất là độ tuổi từ 18 đến 25; khi chân răng mọc nhô lên hàm được 2/3 răng và thời điểm sau dùng bữa. Thông thường người trên 35 tuổi sẽ không được nhổ răng quy trình đơn giản mà phải phẫu thuật để lấy chân răng ra do xương răng đã cứng và đặc hơn.

Không phải người nào cũng được nhổ răng khôn. Những trường hợp được và không được can thiệp nhổ răng này theo Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – Nha khoa Paris là:

1.1 Trường hợp nên nhổ răng khôn sớm

– Răng khôn có chân mọc ngầm, mọc lệch cung hàm làm đau đớn, khó chịu, sưng đỏ vùng mặt. Răng làm nứt nướu gây hôi miệng, chảy máu, nhiễm trùng tái đi tái lại, viêm nha chu, áp xe răng.

– Chân răng khôn đè vào chân răng kế bên, phá hủy xương ổ răng, tủy và dây thần kinh. Dẫn đến mất cảm giác hàm mặt, rụng răng, méo hàm, lở loét xương răng…

– Răng khôn mọc chiều thẳng 1 hàm, hàm đối diện không có răng khớp. Làm mặt nhai răng trồi dài ra, có hình dáng dị dạng, đâm đến nướu đối diện gây cộm vướng, khó chịu, sưng nướu.

– Kẽ răng khôn và răng khác giắt nhiều thức ăn thừa không thể loại bỏ hoặc khó loại bỏ. Cần nhổ sớm để không làm thành 1 ổ vi khuẩn gây hại cho men răng và tạo ra mùi hôi trong miệng.

– Men răng khôn bị sâu ăn mòn, ổ sâu lan sang răng nằm bên cạnh.

– Có thể nhổ răng khôn với mục đích lắp hàm giả, phục hình thẩm mỹ răng.

Răng khôn mọc ngầm trong cung hàm

Răng khôn mọc lệch, ngầm trong cung hàm

1.2 Trường hợp không cần nhổ bỏ răng khôn

– Chân răng mọc thẳng trong xương ổ răng, hình dáng bình thường, không bị kẹt vào các tổ chức mô, nướu, xương răng xung quanh.

– Răng chắc khỏe, đáp ứng được chức năng ăn nhai, không có khe hở lớn để thức ăn lọt vào.

– Người mắc các bệnh lý chưa được kiểm soát ổn định như như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp thấp, rối loạn đường máu…

Răng khôn mọc thẳng không cần nhổ

Răng khôn mọc thẳng không cần nhổ

1.3 Nhổ răng khôn tốt nhất vào buổi sáng, trưa hay tối?

Không có thời điểm cố định để nhổ răng khôn. Tuy nhiên, lúc tốt nhất để tiến hành việc này là buổi sáng sau khi dùng cơm sáng hoặc buổi trưa khi đã ăn uống, nghỉ ngơi tỉnh táo. Trước buổi phẫu thuật, chúng ta phải ngủ đủ giấc và không nạp đồ uống có cồn vào cơ thể.

Càng tiến hành tiểu phẫu sớm, bác sĩ càng tiện theo dõi tiến trình cầm máu, liền vết thương. Nếu có biến chứng đột ngột xảy ra, sẽ có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

2. Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu

Theo giáo sư Philippe Tarot – Cố vấn chuyên môn chỉnh nha cấp cao tại nha khoa Paris, thời gian chảy máu kéo dài từ 30-60 phút, với một số người có thể lên đến 1h – 2h, sau đó tình trạng này hoàn toàn chấm dứt hẳn. tình trạng chảy máu kéo dài tùy theo cơ địa của từng người.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu? Biểu hiện thông thường sau loại bỏ chân răng khôn:

– Đau nhẹ vị trí nhổ

Khi thuốc tê mất tác dụng làm tê, cảm giác đầu tiên sau khi bác sĩ cầm máu là đau phía vị trí cuối hàm, nơi vừa nhổ răng. Cảm giác đau không nhiều tuy nhiên ê ẩm làm cơ thể khó chịu.

– Rỉ máu trong hàm

Sau nhổ khách hàng được cắn băng gạc thấm hết máu chảy ra. Cầm máu chừng 30 phút là cơ bản xử lý được.

Máu có thể rỉ và chảy xuống miệng làm nước bọt màu phớt hồng. Lý do chảy máu là vì xương chân răng được loại bỏ tối đa, làm tổn thương các tổ chức tích hợp với xương, làm máu bên trong chảy ra.

Khi máu đông lại, xuất hiện mảng bám đỏ phía xung quanh ổ răng và răng bên cạnh. Đây là dấu hiệu khi vết thương khô miệng, sắp lành trở lại.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu được nhiều bệnh nhân quan tâm

Ổ xương răng sau nhổ

– Sưng, phù nề má

Nhổ răng có thao tác ảnh hưởng đến nhiều mô mềm trong miệng như tách vạt nướu, cưa răng… Làm phá hủy 1 phần cấu trúc giải phẫu sâu trong cung hàm. Biểu hiện là vị trí nhổ sưng đỏ lên, nhìn má sưng lệch về 1 bên. Tuy nhiên, chúng diễn ra nhanh, khoảng 3-4 ngày. Sau đó khuôn mặt sẽ trở lại hình dạng bình thường.

Sưng má sau khi nhổ răng khôn

Sưng má sau khi nhổ răng khôn

Bác sĩ nha khoa Paris áp dụng phương pháp cầm máu, giảm sưng đau sau nhổ răng

Tại Paris, bác sĨ nhổ răng khôn theo quy trình đạt chuẩn Bộ Y tế từ bước xét nghiệm, chụp chiếu đến gây tê, làm sạch chân răng, cưa răng, nhổ chân răng. Đặc biệt là các tiêu chuẩn cầm máu, hỗ trợ liền vết thương cho bệnh nhân.

Paris là cơ sở nha khoa top đầu Việt Nam áp dụng hệ thống máy móc hiện đại vào quá trình nhổ răng khôn như:

– Máy chụp phim 4 chiều CT Cone Beam 4 trong 1

– Máy Scan Itero 5D, Scan Trios 3D (Ba Lan) siêu âm, lấy dấu hàm nhẹ nhàng, nhanh chóng trong 5 phút

– Máy li tâm PRP làm tăng chức năng tổng hợp nền ngoại bào trong da và collagen. Rút ngắn quãng thời gian liền vết thương sau nhổ răng, cắm trụ implant lên đến vài tháng.

– Máy sóng siêu âm nhổ chân răng khôn Piezotome hiện đại giảm sưng nề, tê bì, không xâm lấn mô mềm, nhổ nhanh gọn tối đa 30 phút.

– Máy điều tri tủy an toàn RECIPROC® Blue hỗ trợ hút tối đa phần tủy tổn thương trong răng.

Sau nhổ răng, bác sĩ Nha khoa Paris sẽ cho bệnh nhân cắn chặt bông gạc cao cấp đã khử trùng, khả năng thấm máu tốt. Sau 10-15 phút máu cơ bản đã được thấm hết. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có thành phần giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng cho khách hàng.

Nhờ thao tác loại bỏ chân răng chuẩn xác, nhanh gọn, hệ thống thiết bị hiện đại hỗ trợ, 100% ca nhổ răng khôn tại Paris đều được về nhà trong ngày, không có biến chứng, rủi ro.

3. Cách cầm máu sau thao tác nhổ răng khôn

Bác sĩ chia sẻ những cách cầm máu chảy ra trong ổ xương răng sau nhổ răng khôn.

3.1 Cố định miếng băng gạc đúng vào nơi nhổ răng

– Lấy băng gạc cuộn lỏng tay thành 1 cuộn tròn tương tự kích thước xương ổ răng. Sau đó làm băng gạc mềm ẩm ra và đặt đúng vào chỗ máu chảy.

– Bệnh nhân há nhẹ hàm và cắn chặt gạc khoảng 15 phút.

– Trong quá trình cắn gạc, không được cười, nói, cử động hàm mạnh. Vì sẽ làm gạc lệch khỏi vị trí thấm máu, thậm chí làm tổn thương thêm ổ răng.

Nếu không may khi về nhà máu vẫn chảy ra, khách hàng có thể áp dụng phương pháp dùng túi lọc trà thay băng gạc. Trong lá trà có thành phần axit tannic, đây là chất giúp tái tạo vết thương, cầm máu và đẩy nhanh tiến trình máu đông. Cách làm đơn giản, chúng ta chỉ cần làm ẩm nhẹ túi sau đó đặt vào trong hàm chỗ có máu và cắn chặt trên 15 phút.

Ngậm cố định băng gạc

Ngậm cố định băng gạc

3.2 Không bóc các cục máu đông trên nướu

Sau cầm máu xong, máu sẽ đông lại và xuất hiện các vệt máu nhỏ rải rác xung quanh chân răng, ổ răng. Giống như các biểu hiện khi máu đọng trên các vùng da khác, máu đông trong miệng là hiện tượng bình thường.

Cục máu đông giúp cầm máu hiệu quả sau nhổ răng

Cục máu đọng trong xương răng

Máu đông có vai trò:

– Cầm máu hiệu quả: Là lớp cứng đầu tiên để cầm máu, ngăn dòng máu bên trong chảy ra tiếp.

– Thúc đẩy quá trình liền vết thương: Cục máu đông sẽ ngăn chặn thức ăn rơi vào trong ổ răng. Nhờ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Vì vậy, chúng ta tuyệt đối KHÔNG BÓC MÁU ĐÔNG trong ngày đầu tiên. Nếu cục này bị vỡ, máu tươi bên trong sẽ tiếp tục chảy ra ngoài nhiều như lúc mới nhổ răng. Điều này vừa làm vết thương hở ra hơn, vừa làm tanh miệng, nặng hơn là nhiễm trùng chân răng, áp xe nướu…

4 việc nên làm để bảo vệ cục máu đông:

– Súc miệng nhẹ nhàng, uống nước chậm rãi

– Không cho vật cứng, nhọn vào hàm răng

– Ăn đồ ăn dễ nuốt, không cứng

– Vận động hàm nhẹ nhàng nhất có thể. Hạn chế cười, nói, hát, thổi sáo, xỉa răng… trong 5 ngày đầu.

3.3 Có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý

Sau nhổ răng, điều kiện làm vết thương mau lành là biết cách thu nạp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Điều cần làm là nghỉ ngơi, đọc sách, thư giãn, nghe nhạc. Tuy nhiên tránh nằm nghiêng để vùng mặt đè vào vị trí nhổ răng. Điều này sẽ tác động trực tiếp vào vết thương, chúng ta sẽ thấy đau ê ẩm hơn, máu rỉ ra.

Không vận động cơ thể và vùng đầu như tập aerobic, nhảy dây, chạy bộ, nhảy xa, bơi lội… Tranh thực hiện công việc nặng nhọc, mất nhiều sức như bê vác đồ, cúi người, giặt đồ…

Đặc biệt khi ngủ nên kê gối cao hơn bình thường để vùng đầu cao hơn ngực (vùng tim). Điều này giúp mạch huyết áp ổn định, không bị trào ngược, kiểm soát dòng chảy của máu tối đa.

Nghỉ ngơi giúp vết thương răng khôn nhanh lành

Nghỉ ngơi giúp vết thương răng khôn nhanh lành

3.4 Cách vệ sinh răng miệng đúng tiêu chuẩn nha khoa

Theo tiêu chuẩn nha khoa, 1 ngày chúng ta cần đánh răng khoảng 2 lần trong ngày. Súc nước muối trong miệng trước và sau khi ngủ. Tuy nhiên, với người vừa nhổ sạch chân răng khôn, cần có những nguyên tắc riêng khi vệ sinh vùng miệng. Đó là:

– 2 ngày đầu tuyệt đối không chải răng. Chỉ súc miệng nước muối loãng (nên mua tại hiệu thuốc).

– Chườm lạnh ngoài vùng má nếu thấy buốt răng. Việc làm này vừa làm giảm sự ê buốt vừa giúp bảo vệ máu đông, ngăn máu tràn ra ngoài miệng.

– Sau 2 ngày có thể chải răng nhẹ, tuy nhiên phải thay bằng bàn chải mềm và dùng thật ít kem đánh răng. Không dùng chất kem để đánh răng vị chua, ngọt, cay. Vì chúng có thể thấm vào nơi nhổ răng làm lấn cấn, khó chịu, ảnh hưởng đến vị giác. Theo thói quen chúng ta sẽ cố gắng khạc nhổ, súc miệng mạnh để trôi đi, vô tình làm vỡ máu đông.

 Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu nhằm buộc thắt mạch máu, ngăn máu chảy

Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu nhằm buộc thắt mạch máu, ngăn máu chảy

4. Cách chăm sóc để vết thương nhanh lành sau nhổ răng khôn

Để vết thương nhanh lành, sau khi nhổ răng khôn trở về nhà, chúng ta cần:

– Mua một ít bông băng, gạc y tế; nước muối sinh lý; túi nilong (để buộc đá); bàn chải mềm trẻ em

– Nghỉ ngơi để khỏe hơn, tinh thần thoải mái

– Giảm đau sưng bằng mẹo chườm đá lạnh. Bỏ vài cục đá vào túi nilong, bọc lại bằng khăn mặt. Sau đó chườm vào vùng má khoảng 15 phút. Ngày thứ 2 trở đi, nhúng khăn ấm vào nước dưới 50% độ C, vắt hết nước và để lên má 15 phút giúp máu lưu thông, đánh tan nơi tụ vết bầm

– Không vội ăn uống ngay vì sẽ làm vết thương bị đụng chạm, dẫn đến máu chảy nhiều trong miệng

– Chờ hình thành cục máu đông

– Ăn đồ mềm, lỏng như súp, cháo, các món hầm nhừ… Sử dụng thêm các loại nước sinh tố nhiều vitamin như cam, táo, dâu tây, dưa hấu để nâng cao sức đề kháng

– Không nên ăn các thực phẩm dai, cứng, giòn, đồ ăn chiên rán, có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn chua cay.

Người bệnh nên ưu tiên ăn đồ lỏng, mềm để hạn chế sử dụng cơ hàm quá nhiều, giúp vết thương mau hồi phục

Người bệnh nên ưu tiên ăn đồ lỏng giúp vết thương mau hồi phục

5. Những lưu ý đặc biệt khi nhổ các răng khôn

– Chọn nơi có dịch vụ nhổ răng khôn uy tín, cơ sở vật chất đầy đủ, có bác sĩ giỏi trực tiếp điều trị

– 1 ngày trước khi nhổ răng nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước (vì nhổ xong sẽ mất máu). Ngủ đủ 8 tiếng. Giữ cho tinh thần thoải mái, tự tin, không cần lo lắng

– Sau nhổ, theo dõi vị trí nhổ răng thường xuyên, nếu thấy: máu tươi chảy ra nhiều, nhức hàm không cử động được, ngứa quanh nướu, tê mặt hoặc góc hàm… Hãy gọi ngay cho nha sĩ ngay để được cứu chữa.

– Bỏ hết thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, đẩy lưỡi vào vết thương, nhai kẹo cao su.

– Tuyệt đối không ăn thực phẩm khiến vết thương bị đùn ra, tạo ổ mưng mủ, sẹo lồi như: rau muống, da gia cầm, cơm nếp, thịt bò đỏ.

Cách cầm máu nhanh sau nhổ răng khôn Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu

Cách cầm máu nhanh sau nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm. Thời gian máu chảy sau khi nhổ bỏ răng khôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường chỉ kéo dài khoảng 24 giờ đối với một ca nhổ răng khôn thành công. 

Do vậy, bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng kỹ thuật hiện đại, trang thiết bị tiên tiến để thực hiện nhổ răng khôn đạt kết quả như mong đợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng khôn
Giải đáp: Nhổ răng khôn xong có phải khâu không?

Giải đáp: Nhổ răng khôn xong có phải khâu không?

Nhổ răng khôn có cần phải khâu lại không? Đây là thắc mắc của một số khách hàng khi không thấy bác sĩ đóng vết thương lại cho mình. Bài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp thắc mắc: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không là một vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Thực tế, đây là kỹ thuật an toàn, không gây biến chứng nếu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Góc tư vấn: Vệ sinh như thế nào sau khi nhổ răng khôn

Góc tư vấn: Vệ sinh như thế nào sau khi nhổ răng khôn

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn cần chú ý trong ngày đầu tiên không nên súc miệng nước muối hay chải răng. Những ngày sau khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn có làm Mặt nhỏ, Má hóp đi không? Những điều cần biết

Nhổ răng khôn có làm Mặt nhỏ, Má hóp đi không? Những điều cần biết

Nhổ răng khôn mặt nhỏ lại, má hóp tuy không phải ai cũng gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân thường đến từ chế độ ăn uống,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng khôn sưng bao lâu – 5 Cách giảm sưng nhanh chóng

Nhổ răng khôn sưng bao lâu – 5 Cách giảm sưng nhanh chóng

Bác sĩ Trần Minh Hiệp – Bác sĩ tại Nha Khoa Paris Bà Triệu chia sẻ, nhổ răng khôn sưng từ 2 – 3 ngày tùy vào cơ địa của mỗi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng khôn mấy ngày là hết đau có thể ăn uống bình thường?

Nhổ răng khôn mấy ngày là hết đau có thể ăn uống bình thường?

Nhổ răng khôn mấy ngày hết đau có thể ăn uống bình thường? Theo các chuyên gia, có người chỉ mất 1 tuần nhưng cũng có người mất 1

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map