Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng khôn có đau không, Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm giải đáp

Nhổ răng khôn có đau không là vấn đề mà nhiều người lo ngại trước khi quyết định nhổ bỏ răng. Thực tế, quá trình nhổ không hề gây đau nhức do có sự hỗ trợ của thuốc tê. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên ở trong bài viết dưới đây.

Nhổ răng khôn sẽ được các bác sĩ nha khoa chỉ định trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, viêm nhiễm… Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn thắc mắc về vấn đề nhổ răng khôn có đau không. Bài viết sau đây của Nha Khoa Paris sẽ giúp khách hàng làm rõ được câu hỏi trên.

1. Nhổ răng khôn có đau không

Quá trình nhổ răng khôn không hề gây đau nhức. Trước khi nhổ, khách hàng sẽ được tiêm tê nhằm ức chế dẫn truyền dây thần kinh đến não (1).

Nha khoa paris đang ứng dụng phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome, giúp quá trình nhổ dễ dàng và không gây đau nhức. Khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ xuất hiện nhưng cũng dần thuyên giảm sau vài ngày.

Như trường hợp của anh K.M.K đã chia sẻ:

“Nhổ răng khôn không gây đau nhức một tí nào. Khi mình chuẩn bị nhổ sẽ được tiêm tê. Mũi tê sẽ hơi buốt nhưng mức độ buốt nhẹ hơn rất nhiều so với những mũi tiêm khác, kể cả mũi lấy máu. Bây giờ nha khoa nhổ răng khôn bằng máy nên rất dễ nhổ và không hề gây đau nhức.

Lần đầu, mình nhổ răng mọc thẳng rất nhanh, chỉ 5 phút là xong và rất thoải mái. Lần hai, răng mọc ngầm, nằm ngang nên thời gian dài hơn. Răng mọc ngang phải tiêm tê 2 lần và cũng không hề có cảm giác đau khi nhổ hay cắt răng.”

Nhổ bỏ răng khôn ra khỏi xương ổ răng

Quá trình nhổ răng khôn không gây đau nhức

2. Tại sao nên nhổ răng khôn

Khách hàng cần nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch… càng sớm càng tốt vì chúng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và cuộc sống. Dưới đây là những trường hợp cần phải nhổ bỏ răng khôn:

– Răng khôn bị sâu nặng, viêm tủy: gây đau nhức dữ dội và khó ăn uống.

– Răng khôn bị lợi trùm: gây viêm, sưng đau và khó khăn khi giao tiếp. Ngay cả khi há miệng bình thường cũng cảm thấy đau nhức dữ dội.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: ảnh hưởng đến chân răng số 7, tạo khoảng trống với răng số 7 khiến cặn thức ăn dễ dàng bám lại.

– Niềng răng: nhổ răng khôn để kéo lùi răng ra phía sau, giúp giảm hô và dàn đều các răng khấp khểnh nhẹ.

– Răng khôn không có răng đối đỉnh: có xu hướng trồi dài về phía hàm đối diện.

3. Yếu tố ảnh hưởng tới mức độ đau khi nhổ răng khôn

Mức độ đau nhức sau khi nhổ bỏ răng khôn còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: cơ địa, độ phức tạp của răng, tay nghề bác sĩ, phương pháp nhổ và cách chăm sóc tại nhà.

3.1. Cơ địa

Cơ địa của mỗi người có phản ứng với vết thương khác nhau nên mức độ đau nhức cũng khác biệt. Những người có cơ địa tốt, vết nhổ không đau nhức nhiều, nhanh liền vết thương và ngược lại.

3.2. Mức độ phức tạp của răng

Răng khôn có thể mọc theo nhiều dạng khác nhau như mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang… Răng khôn mọc càng phức tạp thì mức độ đau nhức sau khi nhổ răng càng nhiều bởi cần thực hiện thêm các thủ thuật khác như mở xương, tách nướu… (2)

3.3. Tay nghề bác sĩ

Bác sĩ nha khoa giỏi thực hiện chính xác mọi thao tác khi nhổ răng, giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn tới các mô khác nên không gây đau nhức nhiều. Ngược lại, bác sĩ chuyên môn kém rất dễ mắc sai lầm như: dùng lực mạnh, nhổ sót chân răng… Điều đó dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài.

3.4. Phương pháp nhổ

Nhổ răng khôn bằng công nghệ Piezotome ít đau nhức hơn nhổ bằng kìm, bẩy truyền thống. Sóng âm hiện đại với tần suất phù hợp từ từ tách mô mềm ra khỏi chân răng cần nhổ mà không cần xâm lấn nhiều. Kết quả là quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng và hạn chế tối đa mức độ đau nhức.

Nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome giúp hạn chế đau nhức

Nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome giúp hạn chế đau nhức

3.5. Cách chăm sóc tại nhà

Vết nhổ được chăm sóc cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa giúp cơn đau nhanh thuyên giảm. Còn trong trường hợp vệ sinh sai cách, ăn thực phẩm cứng… tình trạng đau càng thêm nghiêm trọng.

4. Phương pháp giảm đau nhức hiệu quả sau khi nhổ răng khôn

Để cơn đau nhức sau khi nhổ răng khôn nhanh chóng được xoa dịu, bạn có thể áp dụng những cách sau: chườm lạnh, uống thuốc giảm đau và cắn chặt miếng gạc.

– Chườm lạnh: Dùng nước đá hay đá gel bọc trong khăn tay và chườm ở ngoài má tương ứng với vị trí nhổ răng từ 2-3 phút/lần. Số lần chườm không giới hạn nhưng cần có khoảng nghỉ giữa mỗi lần chườm để tránh bị bỏng lạnh. Phương pháp chườm lạnh chỉ nên áp dụng trong ngày đầu sau khi nhổ răng (3).

– Uống thuốc giảm đau: Nếu vết nhổ gây đau nhiều, khách hàng nên dùng thuốc giảm đau sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến là Paracetamol và Benzocain.

Chườm lạnh giảm đau sau khi nhổ răng

Chườm lạnh giảm đau sau khi nhổ răng

5. Những rủi ro có thể xảy ra khi nhổ bỏ răng khôn

Nhổ răng khôn là một thủ thuật nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra những biến chứng, rủi ro, bao gồm:

– Sưng đau: Sưng và đau là tình trạng diễn ra ở một số người sau nhổ răng khôn, thường xuất hiện trong vòng 12 – 36 giờ đầu.

– Nhiễm trùng: Nếu không vệ sinh vết nhổ răng cẩn thận có thể dẫn đến nhiễm trùng bao gồm các triệu chứng như sốt, sưng nề, đau, chảy mủ…

– Chảy máu kéo dài: Chảy máu kéo dài là rủi ro nguy hiểm xảy ra sau khi nhổ răng khôn, đặc biệt là với những người sử dụng thuốc chống đông (4).

Như với trường hợp của chị L.T.A, sau khi nhổ răng khôn nhưng không vệ sinh răng miệng cẩn thận. Sau 5 ngày, cơn đau nhức và sưng tấy không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo sốt, chảy mủ. Chị đến nha khoa, bác sĩ đã kiểm tra và chẩn đoán vết nhổ bị nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc kháng sinh và điều trị để tránh viêm nhiễm lan rộng.

6. Review thực tế từ những người đã nhổ răng khôn

Dưới đây là những trải nghiệm thực tế từ những người đã từng nhổ răng khôn:

– Khách hàng Nguyễn An chia sẻ: “Tôi đã trải qua quá trình nhổ răng khôn do răng mọc lệch. Sau khi nhổ răng, tôi cảm thấy đau nhức và phải tuân thủ chế độ ăn uống mềm trong một thời gian. Tuy nhiên, cơn đau dần giảm đi sau vài ngày và tôi đã hồi phục nhanh chóng.”

– Khách hàng Minh Đức chia sẻ: “Quá trình nhổ răng khôn không hề đau đớn như tôi lo ngại. Bác sĩ đã gây tê và tôi không cảm nhận được gì trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi thuốc tê tan đi, tôi có cảm thấy đau nhức, nhưng không quá nhiều. Tôi đã tuân thủ chế độ ăn uống mềm, chăm sóc miệng đúng cách và quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.”

– Khách hàng Thu Trang chia sẻ: “Tôi đã phải nhổ bỏ răng khôn do bị mọc lệch. Đối với tôi, đau đớn sau quá trình nhổ răng khôn không quá lớn, nhưng cảm giác không thoải mái vẫn kéo dài trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc giảm đau đã giúp tôi vượt qua dễ dàng.”

Nhổ răng khôn có gây ra những cơn đau nhức nhưng không quá nghiêm trọng

Nhổ răng khôn có gây ra những cơn đau nhức nhưng không quá nghiêm trọng

7. Cách chăm sóc tại nhà sau khi nhổ bỏ răng khôn

Sau khi nhổ bỏ răng khôn, khách hàng cần chăm sóc răng miệng cẩn thận như sau:

– Súc miệng với nước muối sinh lý bắt đầu từ ngày thứ 2, giúp diệt khuẩn, rửa trôi mảng bám.

– Không sử dụng tăm tre, vật cứng, nhọn tác động lên vùng nhổ răng.

– Không nên ăn uống trong vòng 1 – 2 giờ đầu.

– Ưu tiên thực phẩm có dạng lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt.

– Không ăn các thực phẩm giòn, các loại hạt vì mảnh vụn dễ bị mắc ở vùng kẽ răng.

– Không ăn các thực phẩm quá nóng/lạnh.

– Không sử dụng nước ngọt có gas và đồ có chứa chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia…

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề “nhổ răng khôn có đau không” mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ. Chỉ cần khách hàng chăm sóc cẩn thận kết hợp, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất hoàn toàn. Vậy nên, khách hàng không cần phải quá lo lắng mà hãy tiến hành nhổ bỏ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… càng sớm càng tốt.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn đau mấy ngày?”
NHS: “Wisdom tooth removal – How it’s performed”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Góc giải đáp thắc mắc: Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Góc giải đáp thắc mắc: Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Bạn cần nhổ răng khôn trước tết càng sớm càng tốt để vết thương có đủ thời gian hồi phục cũng như không phải kiêng khem quá nhiều thứ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không

Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không

Những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không những không có tác dụng đối với ăn nhai mà còn gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
7 biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra

7 biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra

Nhổ răng khôn thường được chỉ định trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, gây nhiễm trùng dai dẳng… Tuy nhiên, thực tế rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh phải làm gì?

Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh phải làm gì?

Nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc trong nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Sau nhổ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền