
Theo chia sẻ của Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh thì bị đau khi niềng răng là một hiện tượng hết sức bình thường. Hơn thế, tình trạng đó chỉ xuất hiện vào từng giai đoạn chứ không phải kéo dài vĩnh viễn. Vì vậy, niềng răng có đau không thực chất không phải là vấn đề quá quan ngại. Hơn thế, còn có rất nhiều bí quyết giảm đau khi niềng như dùng sáp nha khoa, ăn đồ mềm, chườm túi đá…
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng đến các khí cụ đặc biệt để nắn chỉnh răng, khớp cắn về đúng vị trí. Do đó trong suốt quá trình thực hiện khách hàng sẽ không tránh được tình trạng bị đau răng, khó chịu.
Tuy nhiên bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn – Phó Giám đốc chuyên môn phụ trách niềng răng, răng sứ khu vực miền Nam Nha Khoa Paris cho biết, cảm giác đau sẽ chỉ diễn ra theo từng giai đoạn nhất định và không hề nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ.
Thực chất cảm giác đau khi niềng răng sẽ là sự căng tức, ê buốt nhiều hơn, vì vậy các bạn cũng không cần quá lo lắng. Nhất là với sự phát triển của công nghệ, máy móc hiện đại thì tình trạng đó cũng được hạn chế hơn rất nhiều.
Các cơn đau xuất hiện trong quá trình niềng răng là hiện tượng hoàn toàn bình thường
Quá trình niềng răng thông thường sẽ diễn ra trong vòng 18 – 24 tháng và sẽ có một số giai đoạn bạn sẽ cảm thấy bị đau, ê buốt răng.
Theo đó, có 4 thời điểm bị đau khi chỉnh nha là đặt chun tách kẽ, nhổ răng, mới gắn mắc cài – dây cung và siết dây cung định kỳ.
Đây là giai đoạn trước khi gắn mắc cài, mục đích của việc đặt chun tách kẽ là để tạo khoảng trống để gắn band niềng răng giúp cố định dây cung và tạo lực di chuyển răng tốt hơn.
Bác sĩ sẽ đặt các dây chun có độ dày khoảng 2mm vào các kẽ răng trong vòng 5 – 7 ngày cho đến khi khoảng trống giữa hai răng xuất hiện đủ đến gắn band vào.
Sau khi đã đặt chun tách kẽ thì bạn sẽ hơi đau hoặc ê buốt răng, kèm theo đó khi ăn nhai sẽ cảm thấy bị cộm vướng víu và khó chịu.
Nhưng cảm giác đấy sẽ từ từ giảm dần, biến mất hẳn sau khoảng một vài ngày và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống quá nhiều.
Giai đoạn đặt chun tách kẽ
Trong một số trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí. Có lẽ rất nhiều bạn sẽ cho rằng đây là giai đoạn “đau kinh khủng”.
Nhưng thực tế thì khi nhổ răng bác sĩ sẽ gây tê, nên trong suốt quá trình tiến hành bạn thậm chí còn không cảm thấy đau.
Tất nhiên, sau khi hết thuốc tê do có tác động xâm lấn nên sẽ có những cơn đau xuất hiện và thường kéo dài trong vòng 2 – 3 ngày.
Tuy vậy nếu bạn biết cách chăm sóc đúng cách thì tình trạng đó sẽ giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn kê thuốc giảm đau, kháng viêm sau khi nhổ răng cho khách hàng.
Lưu ý là bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc hoặc tăng liều lượng.
Giai đoạn sau khi mới gắn mắc cài và dây cung, do lực tác động ngay lập tức được sinh ra nên bạn sẽ cảm thấy bị đau nhức răng.
Thêm vào đó, lúc bấy giờ môi, má và các bộ phận trong khoang miệng chưa kịp thích ứng với sự xuất hiện của các khí cụ chỉnh nha nên sẽ thấy rất vướng víu, bị cộm lên ngay cả ở trạng thái bình thường.
Thêm vào đó, nhiều trường hợp bị mắc cài, dây cung cọ xát vào vào các mô mềm xung quanh dẫn đến trầy xước.
Cảm giác đau âm ỉ sau khi gắn mắc cài và dây cung sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, có người đau nhiều và có người chỉ thấy hơi khó chịu đôi chút.
Giai đoạn mới gắn mắc cài và dây cung
Mỗi lần bác sĩ điều chỉnh lực siết của dây cung theo định kỳ tái khám, chắc chắn các cơn đau lại xuất hiện.
Bởi khi siết dây cung lại thì lực tác động lên thân răng sẽ mạnh hơn và thay đổi so với thời điểm trước đó.
Sau khi siết dây cung bạn sẽ bị đau răng trong vòng 2 – 3 ngày, nên cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt thường nhật.
Phần lớn mọi người vẫn cho rằng nhổ răng tạo khoảng trống khi chỉnh nha sẽ là lúc đau nhất. Nhưng thực tế thì sau khi mới gắn các khí cụ mới là giai đoạn bạn cảm thấy khó chịu hơn cả.
Nếu so sánh sẽ thấy khi nhổ răng thì chỉ bị đau trong khoảng 2 – 3 ngày (nếu đảm bảo kỹ thuật thực hiện đúng), còn sau khi gắn mắc cài thì điều đó lại kéo dài trong suốt 1 – 2 tuần.
Vì vậy, sau khi gắn mắc cài và dây cung nhiều bạn còn gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như giao tiếp.
Để giảm đau khi niềng răng bạn hãy áp dụng một số bí quyết như lựa chọn phương pháp niềng phù hợp, bác sĩ tay nghề cao, súc miệng bằng nước muối loãng…
Hiện tại đang có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, trong đó niềng răng bằng mắc cài thường tuy được đánh giá cao vệ hiệu quả nhưng lại khiến bạn chịu nhiều cơn đau hơn.
Song hành với đó, phương pháp niềng răng bằng khay trong được cải tiến về mặt công nghệ sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, khó chịu khi thực hiện chỉnh nha.
Vì vậy, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp vừa đảm bảo về mặt hiệu quả vừa giúp hạn chế được tình trạng trên.
Chọn phương pháp niềng phù hợp
Đây cũng là vấn đề bạn cần quyết định trước khi thực hiện niềng răng. Nếu bạn tìm kiếm được bác sĩ chỉnh nha tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn thì tình trạng đau cũng sẽ được giảm hơn rất nhiều.
Bởi bác sĩ tay nghề cao luôn đưa ra những phương án chỉnh nha tối ưu nhất cho khách hàng, với việc kiểm soát tốt về vấn đề dịch chuyển răng nên sẽ hạn chế được sự khó chịu cho khách hàng khi niềng răng.
Sử dụng túi chườm đá và thực phẩm lạnh giảm đau khi niềng răng là cách đã được rất nhiều người áp dụng.
Nhờ hơi lạnh từ túi chườm đá và thực phẩm lạnh, các mạch máu sẽ co lại và làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị tác động. Đồng thời, từ đó còn làm giảm hoạt động của dây thần kinh, nên các cơn đau sẽ từ từ giảm xuống.
Sử dụng túi chườm đá, thực phẩm lạnh
Nếu như mắc cài, dây cung làm trầy xước các mô mềm bên trong khoang miệng, khiến bạn bị đau thì hãy áp dụng ngay cách súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.
Nhờ đặc tính sát khuẩn, kháng viêm của nước muối nên sẽ giúp phòng tránh các vết trầy xước bị viêm loét nặng dẫn tới đau nhức, khó chịu.
Sau khi niềng răng, việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và nhất là trong những giai đoạn bạn đang bị đau.
Vậy nên bạn hãy ưu tiên các loại thức ăn mềm, không dai hay quá cứng nhằm tránh hàm và răng phải vận động quá nhiều.
Hơn thế, đồ ăn quá cứng hoặc quá dài còn khiến mắc cài, dây cung dễ bị bung ra và gây tổn thương cho các bộ phận bên trong khoang miệng.
Ăn thức ăn mềm, không dai, cứng
Sáp nha khoa là một sản phẩm được rất nhiều bạn lựa chọn để bảo vệ các mô trong miệng, cũng như giảm tình trạng đau nhức, khó chịu khi chỉnh nha.
Khi dùng sáp nha khoa, chúng ta sẽ hạn chế được vấn đề mắc cài và dây cung cọ xát vào môi, má khiến tổn thương.
Mong rằng, với những chia sẻ đã giúp bạn hiểu một cách đúng nhất về vấn đề niềng răng có đau không. Dễ dàng nhận thấy, bị đau khi chỉnh nha là điều khó tránh khỏi. Nhưng thay vì lo lắng thì bạn hãy tham khảo thật kỹ lưỡng những bí quyết đầy hữu ích trên của chúng tôi, để hạn chế được tình trạng đó và đồng thời có một kết quả chỉnh nha tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×