Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Răng cửa lung lay có nên nhổ không? Trường hợp nào cần nhổ

Bạn nên nhổ răng cửa trong các trường hợp răng bị lung lay nhiều, sâu nặng, gãy/vỡ do chấn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng. Như vậy, răng cửa lung lay có nên nhổ không? sẽ phụ thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người. Để khắc phục răng lung lay hiệu quả, bạn nên đến sớm các cơ sở nha khoa thăm khám.

1. Nguyên nhân răng cửa lung lay

Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng cửa lung lay như: Viêm nha chu, tác động ngoại lực, tuổi tác, bệnh lý về răng miệng… Việc sớm phát hiện ra nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

1.1. Viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng răng cửa lung lay. Khi bị viêm nha chu, phần nướu bị tụt khỏi răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và xử lý sẽ làm mất mô liên kết giữa răng và xương hàm. Từ đó, dẫn đến răng cửa lung lay.

răng cửa lung lay có nên nhổ không - Viêm nha chu

Viêm nha chu nguyên nhân dẫn đến răng cửa lung lay

1.2. Tiêu xương hàm

Sau khi mất chân răng, xương hàm tại vị trí này sẽ thoái hóa và tiêu dần đi khiến cho nướu răng bị lõm, không còn đầy đặn như ban đầu. Kéo theo đó là sự suy giảm kích thước xương hàm và mô nướu của các răng xung quanh, lâu dần làm cho răng lung lay.

Trường hợp răng cửa lung lay do ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm thường phải nhổ đi vì vùng xương hàm và mô nướu bên dưới không còn đủ dày để giữ chân răng.

1.3. Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý phá hủy cấu trúc của răng tạo thành những lỗ hổng trên bề mặt. Nó có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, sau đó phát triển qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập vào tủy. Tình trạng sâu răng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến đau răng, lung lay, mất răng và nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cơ thể.

răng cửa lung lay có nên nhổ không - Sâu răng

Sâu răng phá vỡ cấu trúc răng khiến cho răng lung lay

1.4. Tác động của ngoại lực

Một trong những nguyên nhân dẫn đến răng cửa lung lay đó là do tác động của ngoại lực. Răng bị va đập mạnh do tai nạn, nhai hoặc cắn phải vật cứng làm tổn thương đến các mô xung quanh làm cho răng không còn được cố định chắc chắn dễ lung lay.

1.5. Tiếp xúc với hóa chất

Theo các bác sĩ nha khoa, răng lung lay do hóa chất khi có sự tiếp xúc với  hydrofluoric acid, sulfuric, acid và các hợp chất kim loại nặng. Những hóa chất này làm mòn men răng khiến chúng trở nên mỏng và yếu. Khi men răng bị mòn, không còn đủ sức để giữ vị trí của chân dẫn đến tình trạng răng lung lay.

2. Các vấn đề liên quan đến sức khỏe toàn thân

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sức khỏe toàn thân cũng làm tăng nguy cơ răng cửa lung lay. Cụ thể:

+ Loãng xương: Là bệnh khiến xương suy yếu, giòn dễ vỡ gãy, tình trạng trên ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng. Xương ổ răng bị loãng nên “mỏng” hơn, dễ bị tổn thương khi nhai quá mạnh. Răng lung lay chính là dấu hiệu sớm của loãng xương nên phải sớm điều trị.

+ Tiểu đường: Người có hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn so với bình thường. Đây là cơ hội và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhanh. Vi khuẩn kết hợp với thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám gây sâu răng, viêm nướu, áp xe răng… làm cho răng lung lay và phải nhổ bỏ.

3. Răng cửa lung lay có nên nhổ không

Theo bác sĩ Thùy Nga cho biết, nếu răng cửa lung lay không ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng nhai của bạn thì không cần thiết phải nhổ. Tuy nhiên, nếu răng cửa lung lay gây sưng đau, chảy máu nướu, viêm nhiễm thì nhổ răng là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây nhiễm và tránh gây nguy hại cho các răng lân cận.

Lúc này, việc tìm kiếm cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện là ưu tiên hàng đầu, tránh các biến chứng không đáng có sau khi nhổ răng cửa.

4. Răng cửa lung lay bao lâu thì rụng

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của mỗi người mà răng cửa sẽ có thời gian rụng khác nhau. Cụ thể:

+ Răng sữa lung lay để thay răng: Thông thường, răng sữa lung lay sẽ mất khoảng 3 – 4 hôm với răng cửa và khoảng 1 tuần đối với răng hàm thì có thể nhổ. (Chúng khó tự rụng mà phải có sự tác động của lực).

+ Răng người già: Từ 50 tuổi trở lên, dấu hiệu lão hóa dần xuất hiện và rõ nhất là răng vĩnh viễn lung lay rồi tự rụng. Có thể là một vài tuần cho đến một tháng hoặc lâu hơn.

+ Răng rụng do bệnh lý hoặc tác động lực: Những trường hợp răng lung lay do bệnh lý hoặc tác động lực khó xác định thời gian rụng, bởi mỗi tình trạng sẽ có thời gian khác nhau. Đôi khi có thể rụng ngay sau khi lung lay nhưng cũng có thể chắc lại như ban đầu sau khi điều trị.

Răng cửa lung lay bao lâu thì rụng

Răng cửa lung lay bao lâu rụng tùy vào tình trạng thực tế của mỗi người

5. Cách khắc phục răng cửa lung lay hiệu quả

Ngoại trừ một số bệnh lý bắt buộc phải nhổ bỏ răng cửa, các trường hợp răng cửa bị lung lay có thể tự khắc phục tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế:

5.1. Cách chữa răng cửa lung lay tại nhà

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu dân gian như: vỏ bầu, xoài, tỏi để chữa răng cửa bị lung lay tại nhà hiệu quả mà tiết kiệm.

  • Vỏ bầu

Bầu không chỉ là loại quả dinh dưỡng mà còn là bài thuốc quý được dùng trong Đông Y, có thể dùng tất cả các bộ phận từ vỏ, hạt và thịt. Đây là bài thuốc chữa răng lung lay tại nhà hiệu quả và đơn giản.

Cách thực hiện:

Bước 1: Gọt vỏ quả bầu đem phơi khô.

Bước  2: Sau đó, cho vào nồi sắc nước uống

Bước 3: Sử dụng 3 – 4 chén mỗi ngày

  • Vỏ xoài

Xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu. Các bác sĩ có thể dùng xoài để trị đau răng, nhức răng và chữa răng lung lay tại nhà.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy 3 miếng vỏ xoài, cạo xơ phần vỏ ngoài rồi thái nhỏ.

Bước 2: Cắt vỏ xoài cho vào nước lọc theo tỉ lệ 1:1 rồi đun trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Sau đó, vớt phần vỏ ra và chắt lấy nước pha cùng 1 phần rượu trắng.

Vỏ xoài 

Sử dụng vỏ xoài chữa răng lung lay hiệu quả tại nhà

  • Tỏi

Trong tỏi có chứa thành phần chống viêm, kháng sinh nhẹ giúp giảm đau, chắc răng. Vì thế, nhiều người đã sử dụng tỏi để chữa răng cửa lung lay.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch tỏi rồi giã nát.

Bước 2: Dùng phần xác tỏi đắp vào vùng răng bị lung lay.

Bước 3: Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần.

5.2. Cách chữa răng cửa lung lay tại các cơ sở y tế

Chữa răng lung lay bằng các biện pháp dân gian chỉ hiệu quả với những trường hợp nhẹ. Nếu răng cửa lung lay ở cấp độ nặng, bạn cần đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Hiện các nha khoa áp dụng cách chữa răng lung lay như cạo vôi răng, ghép xương và ghép mô mềm.

– Cạo vôi răng

Trường hợp răng cửa lung lay do các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu nhẹ thì bác sĩ sẽ điều trị bằng cách lấy cao răng. Bởi các vi khuẩn bám trên bề mặt lâu dần sẽ tác động đến chân răng khiến cho răng lung lay.

Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cao răng loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, tiến hành xử lý làm sạch bề mặt chân răng để phần nướu xung quanh chắc lại.

– Ghép xương

Đối với những người có xương bị tiêu biến, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp ghép xương để làm tăng thể tích xương hàm. Bác sĩ tiến hành lấy các mảng xương từ những vùng khác trên cơ thể hoặc sử dụng vật liệu nhân tạo để ghép. Các vật liệu ghép xương được kiểm định an toàn về chất lượng nên không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Ghép xương

Ghép răng – Phương pháp chữa răng cửa lung lay tại các cơ sở y tế

– Ghép mô mềm

Nếu như phần nướu xung quanh của răng bị tổn thương nặng và khiến răng lung lay thì bạn cần áp dụng phương pháp ghép mô mềm.Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành tách da ở phần trên trong khoang để ghép vào nướu bị tụt. Sau đó, mô mềm được phục hồi về trạng thái ban đầu, giúp giữ răng chắc hơn trong cung hàm.

6. Một số cách ngăn ngừa tình trạng răng cửa lung lay

Cách tốt nhất để răng cửa luôn chắc chắn, không bị lung lay chính là phòng ngừa những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: đánh răng đúng cách, chế độ ăn uống phù hợp, tránh ăn các loại thức ăn quá cứng…

6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Cách chăm sóc răng miệng đúng bắt đầu từ việc nắm rõ các bước đánh răng mỗi ngày. Hãy nhẹ nhàng di chuyển bàn chải theo đường tròn và làm sạch mọi phía của răng, khoang miệng và lưỡi. Thời gian đánh răng khoảng 2 – 3 phút.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh những khu vực mà bàn chải không chạm tới được giúp răng miệng luôn sạch sẽ và thơm tho.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách khắc phục tình trạng răng cửa lung lay

6.2. Răng cửa lung lay có nên nhổ không – Tránh nhai các loại thức ăn cứng

Chế độ ăn uống khoa học, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C và canxi như: cải bó xôi, cải xanh, dâu tây, cam, sữa chua, hạnh nhân… giúp răng chắc khỏe hơn.

Tuyệt đối không nhai các loại thức ăn quá cứng như kẹo, đá lạnh… Khi đó, răng phải dùng lực mạnh để cắn hoặc nhai thức ăn làm cho bề mặt nứt hoặc sứt mẻ, lâu dần khiến cho răng lung lay.

6.3. Hạn chế sử dụng bia rượu và thuốc lá

Trong bia rượu có chứa axit ảnh hưởng trực tiếp đến men răng bao bọc bên ngoài và lâu dần làm cho lớp men yếu khiến cho răng bị mòn, sâu theo thời gian. Hơn nữa, trong bia rượu còn chứa chất tạo màu Chromogenes dẫn đến tình trạng vàng răng.

Ngoài ra, bạn không nên hút thuốc lá bởi có nguy cơ mắc bệnh đến răng miệng cao hơn so với những người bình thường. Trong thuốc lá có chứa các chất Nicotin, carbon Monoxide và Acid cyanhydric, gây ra các bệnh lý về răng miệng như: viêm nha chu, viêm tủy, tổn thương dây thần kinh.

6.4. Răng cửa lung lay có nên nhổ không – Bỏ thói quen nghiến răng

Việc nghiến răng thường xuyên làm cho hai hàm răng siết chặt vào nhau khiến cho thân và men răng bị hư nhanh. Không chỉ thế, việc làm này còn vô tình tạo áp lực lên răng, theo thời gian khiến răng lung lay và các mô răng nâng đỡ bị hỏng.

Bỏ thói quen nghiến răng

Bỏ thói quen nghiến răng

6.5. Sử dụng máng bảo vệ khi tham gia thể thao

Khi tham gia các môn thể thao có va chạm mạnh như: bóng đá, bóng chuyền, boxing… bạn nên sử dụng máng bảo vệ răng miệng. Dụng cụ đóng vai trò như một tấm đệm ngăn các tác động đột ngột gây vỡ răng, tổn thương đến môi, má lưỡi và hàm. Đây chính là cách bảo vệ mô mềm vùng miệng hiệu quả khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh.

6.6. Thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra răng miệng

Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần là điều mà bạn nên tuân thủ. Bởi khi đến với các cơ sở nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quan về răng miệng sớm phát hiện các bệnh lý để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Tránh các tổn thương nghiêm trọng về răng miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Với những thông tin trên, bạn có thể thấy răng cửa lung lay có nên nhổ không? sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của từng người. Do đó, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ