Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị sâu răng không nên ăn gì và nên ăn gì? Bác sĩ TƯ VẤN

Chào bác sĩ, gần đây tôi đang bị sâu răng nặng mỗi lần ăn uống cảm thấy rất đau nhức. Xin hỏi bác sĩ bệnh sâu răng không nên ăn gì để tránh bị ê nhức nhiều hơn? (Chị Thủy, Thanh Hóa)

Trả lời: Chào bạn Thủy, cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ tình trạng của mình cho chúng tôi. Với thắc mắc trên  của bạn chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau.

1/ Bị sâu răng không nên ăn gì?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến gặp ở nhiều người hiện nay. Nếu bạn không biết cách thay đổi chế độ ăn uống có thể khiến cho tình trạng đau nhức răng diễn ra ngày một nặng hơn. Những loại thực phẩm khi sâu răng bạn Thủy không nên ăn bao gồm:

Sâu răng không nên ăn gì?

Sâu răng không nên ăn gì để giảm đau nhức?

Thực phẩm cứng, dai

Các loại thức ăn như vậy khiến cho răng của bạn phải dùng lực để hoạt động nhiều hơn. Từ đó phần răng sâu lại càng bị đau.

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Đồ ăn quá nóng hay quá lạnh dễ gây ra những kích ứng cho phần nướu, làm răng thêm đau nhức nhiều hơn. Do đó khi đang mắc bệnh sâu răng nên ăn thức ăn có nhiệt độ vừa phải.

Thức ăn dẻo

Điển hình là các loại đồ nếp như xôi, chè, thịt gà,… sẽ khiến cho vết thương ở lợi bị sưng tấy và lâu lành hơn. Việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn khi đồ ăn dẻo dính lại vào các kẽ răng gây ra tình trạng sâu răng nặng hơn.

 Đồ ngọt

Tất cả các loại đồ ăn ngọt bạn cần phải tránh xa. Đường có trong thực phẩm kết hợp cùng vi khuẩn trong khoang miệng và enzym hình thành nên axit. Lượng axit này trực tiếp phá hủy men răng, làm cho tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn nên tạm thời ăn kiêng bánh ngọt, kem, kẹo, hoa quả chứa nhiều đường.

 Đồ ăn cay, nóng,…

Thực phẩm quá cay, đồ uống có gas hay các chất kích thích (rượu, bia) sẽ làm kích ứng vùng nướu bị tổn thương thêm sưng tấy và đau nhức.

2/ Sâu răng nên ăn gì tốt nhất?

Chế độ ăn uống trong quá trình bị sâu răng hết sức quan trọng. Vừa phải hạn chế sự đau nhức, sưng tấy do vi khuẩn gây ra vừa phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dùng đúng thực phẩm có thể làm chắc khỏe nướu, vết thương mau chóng lành hơn. Vậy sâu răng nên ăn gì? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ:

Bổ sung đầy đủ chất đạm và chất béo: tăng cường dưỡng chất bảo vệ răng khỏi vi khuẩn tấn công.

Rau, các loại trái cây: chứa nhiều chất xơ giúp răng và nướu thêm chắc khỏe, làm sạch các mảng bám, giảm chất kiềm tại răng, tăng cường tuần hoàn máu quanh răng.

Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: như cháo, súp,… để hạn chế răng phải hoạt động quá nhiều khi đang bị tổn thương.

Sâu răng nên ăn gì tốt nhất?

Sâu răng nên ăn gì tốt nhất?

Một số lưu ý khi về thực phẩm nên ăn khi sâu răng:

Khi bị đau răng do sâu thì ăn cháo là lựa chọn thích hợp nhất. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại cháo ăn liền vì chúng không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Nấu cháo cùng với thịt gà, thịt bò, thịt lợn,…. tùy theo ý thích. Bạn có thể xay nhuyễn chúng cùng với một vài loại rau củ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Trường hợp bạn quá thèm thịt gà hay thịt bò thì có thể chế biến theo phương pháp hầm, nấu nhừ để đảm bảo không ảnh hưởng tới răng bị sâu.

3/ Chăm sóc răng miệng khi bị sâu răng như thế nào?

Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bệnh phát triển âm thầm gây ra sự đau nhức, khó chịu khi ăn uống, viêm nhiễm tủy dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, áp xe răng, hỏng răng, mất răng,…

Do đó để đề phòng các hệ lụy này khi răng bị sâu bạn cần quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tham khảo một vài lời khuyên của các chuyên gia nha khoa:

Chải răng đủ từ 2 – 3 phút, 2 lần/ngày sau bữa ăn.

Sử dụng bàn chải đúng cách, chải đều khắp các mặt của răng.

Dùng thêm nước súc miệng để tiệt trùng. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng chỉ nha khoa.

Bổ sung thức ăn giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác tăng cường sự chắc khỏe của răng.

Khám răng định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý và kịp thời đưa ra các giải pháp điều trị thích hợp.

4/ Hết lo lắng sâu răng kiêng gì, ăn gì với trám răng Laser Tech

Cải thiện trong việc ăn uống là cách có thể áp dụng tại nhà để giảm thiểu triệu chứng đau nhức khi bị sâu răng. Tuy nhiên nếu muốn điều trị bệnh lý này một cách nhanh chóng và tăng tính thẩm mỹ thì bạn Thủy nên tham khảo phương pháp trám răng Laser Tech.

Trám răng thẩm mỹ được biết như cách phục hồi răng sâu sau điều trị, răng sứt mẻ, răng bị mòn men, răng thưa,… hiệu quả.

sâu răng không nên ăn gì

Phương pháp trám răng Laser Tech hiệu quả vượt trội

Ưu điểm khi trám răng Laser Tech

Các chuyên gia không ngừng nghiên cứu phát triển loại Laser này đem đến những lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng:

Chất liệu trám an toàn: hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. tương thích với bề mặt của răng sinh lý.

Miếng trám chịu được áp lực từ các kích thích nóng hay lạnh từ đó giảm thiểu tình trạng khoang rỗng sau khi trám răng so với những phương pháp thông thường.

Độ bền bỉ: áp dụng miếng trám composite bám chắc chắn, tạo ra các chân bám cố định. Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh sau thời gian dài, hỗ trợ ăn uống như bình thường.

Thực hiện trám răng Laser Tech ở đâu uy tín?

Chắc hẳn bạn Thủy đang băn khoăn không biết nên thực hiện trám răng Laser Tech ở đâu uy tín? Hiện nay nhắc đến công nghệ Laser Tech tiêu chuẩn của Pháp không thể bỏ qua hệ thống nha khoa Paris! Đây là thương hiệu nha khoa nổi tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng theo tiêu chuẩn châu Âu ngay tại Việt Nam. Rất nhiều khách hàng đã tin tưởng lựa chọn nơi đây bởi các yếu tố:

Dịch vụ thăm khám chuyên nghiệp, chu đáo.

Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tâm.

Sử dụng trang thiết bị hiện đại, tân tiến nhất.

Hi vọng rằng thông tin bệnh sâu răng không nên ăn gì trên đây đã giải đáp thắc mắc cho chị Thủy và mọi người. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào hãy liên hệ tới hotline 1900.6900 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bắt sâu răng
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Trong hầu hết các trường hợp, răng sâu bắt buộc phải chữa trước khi niềng. Chỉ có răng đang trám hoặc sâu rất nhẹ với sự đồng ý của bác

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh