Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tráng men răng là gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu tiền?

Tráng men răng là một kỹ thuật trong nha khoa giúp khắc phục khuyết điểm và cải thiện độ chắc khỏe của răng. Mặc dù vậy, phương pháp trên vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn quy trình, ưu, nhược điểm để có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

1. Tráng men răng là gì

Tráng men răng (trám men răng) là một phương pháp nha khoa hiện đại, được thực hiện nhằm mục đích giúp cho men răng thêm chắc khỏe và mang đến cho bạn một hàm răng trắng sáng. Các bác sĩ nha khoa sẽ dùng một lớp men nhân tạo (1) làm từ hydroxyapatite để bao phủ lên mặt ngoài của răng.

Sau khi trám men răng, những khuyết điểm của lớp men răng cũ đều sẽ được che lấp, giúp tái tạo lại răng bị mài mòn hoặc mất khoáng. Nhờ vậy, răng sẽ trở nên chắc khỏe và thực hiện chức năng ăn nhai một cách hiệu quả hơn.

Phương pháp tráng men răng trong nha khoa

Phương pháp trám men răng trong nha khoa

2. Quy trình tráng men răng

Tại nha khoa, quy trình trám men răng bao gồm những bước như sau

– Bước 1: Bác sĩ tiến hành làm sạch khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại.

– Bước 2: Bác sĩ tạo độ nhám cho những vị trí cần tiến hành trám với độ dày dao động trong khoảng 1 – 1,5mm để đảm bảo lớp men răng nhân tạo bám vào răng tốt hơn.

– Bước 3: Lớp men răng nhân tạo được phủ lên trên bề mặt răng bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ nắn chỉnh lại để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.

– Bước 4: Bác sĩ sửa soạn lại men răng để đảm bảo bề mặt răng được láng mịn, không gây cộm cấn khi ăn nhai.

– Bước 5: Lớp men nhân tạo được làm cứng bằng đèn laser để bám chắc hơn vào răng thật, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai hàng ngày.

3. Ưu điểm của tráng men răng

Phương pháp trám men răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm sau: tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ ngà răng, không gây hại cho men răng, tái khoáng, ngăn sâu răng và giúp cho răng thêm chắc khỏe.

3.1. Tăng tính thẩm mỹ

Vật liệu làm men răng (2) nhân tạo có màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, với trường hợp răng bị xỉn màu, ố vàng, hàm răng sẽ trở nên trắng đều màu. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Trám men răng giúp tăng tính thẩm mỹ của hàm răng

Trám men răng giúp tăng tính thẩm mỹ của hàm răng

3.2. Bảo vệ ngà răng

Trên thực tế, lớp men răng nhân tạo được ví như một tấm áo giáp để bảo vệ cho phần ngà răng bên trong cấu trúc răng. Chúng sẽ ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại tới ngà răng như axit, vi khuẩn… và hạn chế được tình trạng ê buốt răng.

3.3. Không hề gây hại cho men răng

Quá trình trám men răng không làm tổn thương tới cấu trúc men răng. Đặc biệt, lớp men răng nhân tạo còn được làm từ vật liệu lành tính, an toàn và đã trải qua quá trình kiểm nghiệm kỹ càng. Do đó, khi phủ lên men răng, chúng có sẽ nhanh chóng tương thích với răng, nướu, không hề gây ra tình trạng kích ứng hay phản ứng xấu trong khoang miệng.

3.4. Tái khoáng, ngăn sâu răng

Hiện quá trình trám men răng có sự hỗ trợ của công nghệ tái khoáng tiên tiến để bổ sung thêm thành phần fluoride cho men răng. Khi đó, răng không chỉ khôi phục lớp men răng bị mất mà còn ngăn ngừa được tình trạng mất khoáng và cả bệnh lý sâu răng.

3.5. Giúp răng thêm chắc khỏe

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, lớp men răng nhân tạo còn giúp cho cấu trúc răng thêm chắc khỏe. Chúng sẽ bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại, giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh lý như viêm chân răng, viêm tủy răng…

Trám men răng giúp răng chắc khỏe

Trám men răng giúp răng chắc khỏe

4. Nhược điểm của trám men răng

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp trám men răng vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như:

– Độ bền kém: Trên thực tế, lớp men răng nhân tạo chỉ là một lớp phủ mỏng nên có độ bền không cao. Khi sử dụng, chúng sẽ dần bị bào mòn theo thời gian. Sau khoảng 6 tháng, bạn cần phải thực hiện lại để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của răng.

– Dễ xỉn màu: Đặc tính của vật liệu trám men răng là rất dễ bị xỉn màu. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm sẫm màu thì lớp men nhân tạo sẽ nhanh bị nhiễm màu, ố vàng và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

– Độ che phủ không cao: Men răng nhân tạo rất mỏng nên có độ che phủ không cao. Do đó, đối với trường hợp răng bị ố vàng, nhiễm màu kháng sinh ở mức độ nặng thì phương pháp trám men răng gần như không có tác dụng.

– Có thể ảnh hưởng đến dạ dày: Như chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, lớp men răng nhân tạo chỉ là một lớp phủ mỏng. Nếu bạn ăn thực phẩm cứng, rắn, chúng có thể bị nứt, vỡ và rất khó phát hiện. Khi đó, bạn dễ nuốt luôn mảnh vỡ từ miếng trám vào bụng, làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

5. Trường hợp nào nên tráng men răng

Phương pháp trám men răng phù hợp với những trường hợp dưới đây:

– Men răng bị bào mòn.

– Thiếu sản men răng bẩm sinh.

– Răng bị xỉn màu và ố vàng ở mức độ nhẹ.

– Răng bị nhạy cảm, hay bị ê buốt, đau nhức.

– Mong muốn cải thiện độ cứng chắc của răng.

Răng bị ố vàng có thể trám men răng

Răng bị ố vàng có thể trám men răng

6. Tráng men răng bao nhiêu tiền

Hiện dịch vụ trám men răng có chi phí dao động từ 200.000 – 500.000 đồng/răng. Đây là một mức giá phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Bên cạnh đó, phương pháp trên còn có nhiều ưu điểm nổi bật nên được không ít người lựa chọn để cải thiện khuyết điểm của men răng.

Tuy nhiên, chi phí trám men răng còn tùy thuộc vào từng nha khoa. Tại những cơ sở nha khoa lớn, uy tín, mức giá có thể nhỉnh hơn một chút so với những đơn vị nhỏ lẻ. Nhưng bù lại, bạn sẽ được trải nghiệm một dịch vụ cực kỳ chất lượng và an toàn.

7. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi trám men răng

Sau khi tiến hành trám men răng, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận. Cụ thể như sau:

– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.

– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để đảm bảo làm sạch răng miệng hiệu quả.

– Tránh ăn những loại thực phẩm sẫm màu như soda, socola, cà phê… bởi chúng sẽ khiến cho lớp men răng nhân tạo nhanh bị nhiễm màu.

– Không nên ăn thực phẩm có tính cứng, dai như sườn sụn, ngô rang… vì chúng cần nhiều lực nhai nên có thể khiến cho lớp trám bị nứt, vỡ.

– Tới nha khoa khám định kỳ theo đúng như lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ tương thích của lớp men răng nhân tạo và có phương án xử lý sớm nếu như thấy dấu hiệu bất thường.

– Tránh ăn nhai những đồ ngọt như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… Chất đường trong thực phẩm sẽ khiến cho vi khuẩn nhanh chóng phát triển và gây hại cho răng, nướu.

– Nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu như phát hiện bất thường ở vị trí trám men răng như ê buốt, cộm cấn…

Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm sẫm màu

Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm sẫm màu

Tóm lại, tráng men răng là một phương pháp nha khoa an toàn, nhanh chóng để khắc phục được tình trạng mòn men răng, thiếu sản men răng, xỉn màu nhẹ… Tuy nhiên, lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là nên làm răng tại địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất, tránh để lại hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mòm men răng
Răng mẻ có mọc lại không? Làm sao để khắc phục tình trạng mẻ răng?

Răng mẻ có mọc lại không? Làm sao để khắc phục tình trạng mẻ răng?

Răng mẻ là tình trạng răng khá thường gặp , do nhiều nguyên nhân gây nên mà tạo nên sự đau nhức, ê buốt cho răng, thậm chí là dẫn đến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh