Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ em thường hiếu động và dễ gặp chấn thương như gãy răng sữa khi đang vui chơi, ăn uống. Điều này có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm răng, khiến trẻ ăn nhai khó khăn hoặc dễ mắc bệnh lý về răng miệng. Vậy trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Cách phòng tránh trẻ bị gãy răng như thế nào? Phụ huynh hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân khiến trẻ gãy răng sữa

Trẻ bị gãy răng sữa (1) thường do tác động bởi ngoại lực hoặc cấu trúc răng sữa của trẻ.

1.1. Tác động của ngoại lực

Trẻ bị ngã, va đập lực mạnh trực tiếp lên răng là nguyên nhân chính khiến trẻ bị gãy răng sữa. Răng cửa là nơi dễ bị chấn thương nhất. Răng sữa có thể gãy một phần, răng sữa lung lay sớm hoặc thụt vào trong. Trường hợp nghiêm trọng, răng sữa của bé bị gãy và rụng hoàn toàn.

1.2. Cấu trúc của răng sữa

Răng sữa thường nhỏ, xương ổ răng mềm, hệ thống dây chằng lỏng lẻo nên dễ bị gãy vỡ. Đặc biệt là khi trẻ ăn thực phẩm quá cứng. Đôi khi mảnh vỡ răng lẫn vào thức ăn khi nuốt nên bố mẹ không dễ phát hiện việc trẻ gãy răng sữa sớm.

1.3. Răng sữa gãy do sâu răng

Nếu trẻ bị sâu răng (2) thì men răng đa số bị phá hủy hoàn toàn để lộ phần thân răng yếu ớt dễ bị tác động dẫn đến gãy.

Trẻ gãy răng sữa do nhiều nguyên nhân

Trẻ gãy răng sữa do nhiều nguyên nhân

2. Răng sữa có tác dụng gì

Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em, là chiếc răng xuất hiện đầu tiên trong khoang miệng của trẻ. Răng sữa bắt đầu phát triển ở giai đoạn phôi thai, thường mọc từ 6 tháng sau sinh và hoàn thiện lúc 2 tuổi rưỡi. Thông thường ở mỗi trẻ có 20 chiếc răng sữa.

Răng sữa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ:

– Giúp trẻ phát âm: nếu răng sữa bị hỏng và cần nhổ sớm, trẻ có thể nói ngọng

– Tiêu hóa thức ăn: sau 6 tháng tuổi, trẻ được bổ sung thêm thức ăn cứng, mềm và khó tiêu hóa hơn. Răng sữa sẽ giúp trẻ nhai đồ ăn mềm đầu tiên

– Giúp xương hàm phát triển bình thường: nhờ có răng sữa, trẻ có thể nhai, cắn được thức ăn, giúp xương hàm phát triển bình thường

Khi đến độ tuổi nhất định, răng sữa sẽ rụng đi, được thế chỗ bởi răng vĩnh viễn.

3. Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không

Khi trẻ bị gãy răng sữa, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và chụp X quang để kiểm tra. Nếu kết quả sau khi khám, bé không mất mầm răng vĩnh viễn thì vẫn có thể mọc lại được. Tuy nhiên để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, khoảng mất răng sữa cần duy trì, tránh việc mọc chiếm chỗ của răng bên cạnh.

Trẻ sẽ cần đeo hàm để giữ khoảng cách. Một số trường hợp khác, trẻ chụp phim X quang và bác sĩ không thấy mầm răng vĩnh viễn hoặc mầm răng mọc sai chỗ, bác sĩ có thể thực hiện nắn chỉnh hoặc cấy Implant (3) khi trưởng thành.

4. Răng sữa bị gãy gây ảnh hưởng gì

Răng sữa bị gãy có thể mọc trở lại nhưng đôi khi cũng gây một số ảnh hưởng nghiêm trọng mà bố mẹ cần chú ý:

– Răng vĩnh viễn mọc bất thường, xô đẩy, chen lấn, răng mọc không đúng vị trí hoặc mọc lệch do gãy răng sữa, mất răng sữa sớm

– Răng sữa gãy, mất sớm có thể tổn thương tới khớp cắn, dẫn đến sai khớp cắn, làm giảm chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt. Trường hợp tổn thương nặng hơn sẽ khiến hàm lệch và khuôn mặt biến dạng theo

– Khi trẻ gãy răng sữa do chấn thương, có thể làm chảy máu tủy, sung huyết tủy, nhiễm trùng tủy, tiêu chân răng sữa và gây biến chứng làm hỏng mầm răng vĩnh viễn

– Nếu do tác động từ bên ngoài thì thường gãy ở răng cửa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm trẻ tự ti, rụt rè, ngại giao tiếp. Hàm răng cũng ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ, trẻ phát âm không chuẩn khi mất răng

Trẻ bị gãy răng cần khắc phục sớm

Trẻ bị gãy răng cần khắc phục sớm

5. Trẻ gãy răng sữa nên xử lý thế nào

Để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ gãy răng sữa, bố mẹ cần cho trẻ đến khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

5.1. Với tính trạng gãy răng sữa do ngoại lực

Trường hợp trẻ gãy răng sữa do chấn thương, va đập răng thì bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương từng để có cách xử lý.

– Với răng sữa gãy ít:

Với trường hợp răng sữa gãy ít, chỉ tổn thương men răng hoặc ngà răng, chưa tác động đến bộ phận xung quanh, bác sĩ sẽ chỉ định giữ nguyên tình trạng răng hoặc hàn lại răng sữa trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc.

– Với răng sữa gãy nhiều và lộ tủy:

Với trường hợp răng sữa gãy nhiều làm lộ tủy răng thì răng sữa cần điều trị tủy răng. Sau đó, bác sĩ trám lại răng để bảo vệ tủy răng sữa, tránh nhiễm trùng.

– Với răng sữa gãy thân răng và tổn thương chân răng:

Với trường hợp thân và chân răng sữa bị tổn thương nhẹ, bố mẹ chỉ cần chăm sóc răng miệng tốt cho trẻ, tránh cho bé ăn, cắn thực phẩm cứng để chân răng dần hồi phục.

Nếu thân và chân răng sữa tổn thương nặng như: gãy hơn nửa thân răng, chân răng còn góc nhỏ, chân răng sữa lún sâu gây hại xương ổ răng, răng lung lay mạnh, đau nhức và chảy máu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa. Việc nhổ răng sữa gãy sẽ bảo vệ xương ổ răng khỏe mạnh và không ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn.

Răng sữa gãy chân răng cần trám lại

Răng sữa gãy chân răng cần trám lại

5.2. Với tình trạng gãy răng do cấu trúc răng sữa

Với nguyên nhân trẻ gãy răng sữa do men răng (4) và ngà răng mỏng thì nên cho trẻ khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh răng sữa bị mòn dần rồi mất răng.

– Răng sữa gãy ít mà không ảnh hưởng tới tủy răng thì bác sĩ sẽ chỉ định hàn bít lại

– Nếu răng sữa gãy vào đến tủy răng thì cần điều trị nội nha theo từng trường hợp hỏng tủy

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà để bổ sung men răng cho trẻ. Khi trẻ gãy răng sữa, bố mẹ cần chú ý tránh để trẻ ăn nhai nhiều thực phẩm cứng, bổ sung canxi và chất dinh dưỡng để bảo vệ xương và răng trẻ chắc khỏe hơn.

6. Lưu ý trong ăn uống khi trẻ gãy răng sữa

Khi trẻ gãy răng sữa, bố mẹ nên chú ý cho trẻ ăn các thực phẩm giúp trẻ nhanh lành vết thương:

– Cho trẻ ăn thực phẩm mềm lỏng như súp, cháo, đồ hầm bởi ít dùng đến lực nhai, giúp răng không hoạt động nhiều

– Uống thêm sữa và chế phẩm từ sữa giúp cung cấp canxi đầy đủ cho răng, tránh gãy các răng lân cận

– Ăn rau xanh và trái cây là các thực phẩm luôn cần thiết với cơ thể. Những thực phẩm này cung cấp vitamin tổng hợp, tốt cho răng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Khi trẻ bị gãy răng sữa, răng và nướu đang tổn thương và nhạy cảm. Do đó bố mẹ lưu ý không để trẻ ăn các đồ ăn quá cứng như đá lạnh, sụn, sườn, kẹo cứng,… sẽ khiến răng tổn thương nặng hơn, có thể rụng răng. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần giải thích và nhắc nhở bé không được nhai đá cục, ăn kem, đồ nóng, lạnh khiến răng gãy nhạy cảm và ê buốt.

Cho trẻ ăn thực phẩm mềm

Cho trẻ ăn thực phẩm mềm

7. Lưu ý để tránh bị gãy răng ở trẻ nhỏ

Bố mẹ nào cũng mong muốn con khỏe mạnh và ngăn ngừa tổn thương không đáng có. Dưới đây là các lưu ý để phòng tránh gãy răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé:

– Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi

– Dùng nước súc miệng và dụng cụ làm sạch khoang miệng như tăm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước,… giúp răng trẻ chắc khỏe mà còn ngăn ngừa tình trạng răng nứt, vỡ do sâu răng

– Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm nhiều canxi, khoáng chất để tăng sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật cho trẻ

– Cần tránh trẻ dùng răng cắn xé, mở hộp hay mở nắp chai, tránh ảnh hưởng tới răng, khiến răng sữa dễ gãy khi phải dùng lực quá mạnh

– Định kỳ cho trẻ đi khám nha khoa 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý và bất thường trên hàm răng trẻ

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không và biện pháp xử lý để tránh gây ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn của trẻ. Khi trẻ bị gãy răng sữa hoặc có bất thường về răng miệng, bố mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa Paris để được các bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng sữa
Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng nếu bố mẹ chủ quan sẽ ảnh

Ngày 11/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn thường xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính là do thói quen uống sữa đêm, thiếu canxi – fluor, vệ sinh răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Cách khắc phục răng sữa bị sâu

Bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Cách khắc phục răng sữa bị sâu

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trên cung hàm của trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong ăn nhai, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 

Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 

Nanh sữa của trẻ khá lành tính và thường sẽ tự biến mất sau khoảng một vài tuần nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm