Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp và có thể dễ dàng điều trị dứt điểm nếu như phát hiện sớm. Trên thực tế, có không ít người áp dụng các cách chữa sâu răng cho người lớn tại nhà và đã cải thiện được đáng kể các triệu chứng đau nhức, hôi miệng… Tuy nhiên, muốn điều trị triệt để bệnh lý, bạn vẫn nên tới cơ sở nha khoa uy tín.

1. Các triệu chứng sâu răng ở người lớn

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, tại Việt Nam có tới hơn 90 người Việt đang mắc bệnh lý răng miệng. Trong đó phần lớn là bệnh lý sâu răng với những dấu hiệu điển hình như sau:

– Những cơn đau nhức răng xảy ra một cách tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn so với lúc ban đầu, dễ gặp phải tình trạng ê buốt khi ăn đồ lạnh.

– Đau nhức răng khi ăn thực phẩm ngọt hoặc nóng.

– Bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng, nâu hoặc đen, gây mất thẩm mỹ.

– Những lỗ thủng trên thân răng có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu, gây khó khăn trong quá trình giao tiếp.

Răng sâu có những lỗ đen gây mất thẩm mỹ

Răng sâu có những lỗ đen gây mất thẩm mỹ

2. Răng sâu tự lành không

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, răng không thể tự lành lại như lúc ban đầu nếu đã bị sâu. Bởi răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi đã bị tổn thương mà cần có sự can thiệp điều trị.

Trên thực tế, bệnh lý sâu răng tiến triển trong một khoảng thời gian khá dài. Thông thường, thời gian để vi khuẩn có thể tấn công từ lớp men răng bên ngoài đến phần ngà răng bên trong có thể kéo dài tới 4 năm.

Nếu như bạn không điều trị đúng cách, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển và xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng. Khi đó, bệnh lý sâu răng sẽ càng thêm nghiêm trọng và mất nhiều thời gian để điều trị triệt để.

3. Sâu răng không chữa có nguy hiểm không

Sâu răng không được chữa trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí gây viêm tủy, hoại tử tủy răng. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý sâu răng:

– Mất thẩm mỹ: Theo thời gian, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tạo nên những vết đốm đen hoặc lỗ thủng trên bề mặt răng. Đối với nhóm răng cửa hoặc răng nanh, người đối diện có thể quan sát những vết đốm đó khi bạn cười hoặc nói chuyện. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho bạn cảm thấy tự ti hơn khi giao tiếp.

– Viêm tủy: Vi khuẩn gây sâu răng có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong phần tủy răng và gây viêm nhiễm. Viêm tủy răng là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, gây đau nhức và ê buốt trong thời gian dài.

– Hoại tử tủy: Viêm tủy răng mãn tính, không điều trị sớm có thể gây hoại tử. Đây là tình trạng tủy đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng và truyền cảm giác tới thân răng. Thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ còn chỉ định nhổ răng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới những bộ phận khác.

– Viêm quanh cuống răng: Vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập từ các mô tủy bị viêm tới phần cuống răng. Dần dần, phần cuống răng sẽ bị viêm nhiễm kèm theo các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức răng, hạch ở dưới hàm.

Biến chứng hoại tử tủy do bệnh lý sâu răng không điều trị sớm

Biến chứng hoại tử tủy do bệnh lý sâu răng không điều trị sớm

4. Cách trị sâu răng có lỗ tại nhà đơn giản

Để điều trị răng sâu tại nhà, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, dùng rễ cây cam thảo, gel nha đam, đinh hương, rượu hoặc cỏ xạ hương.

4.1. Bổ sung những loại đồ ăn, đồ uống giàu vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng rất tốt cho răng, nướu. Do đó, khi bị sâu răng, bạn nên tích cực bổ sung những thực phẩm sau vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:

– Cá hồi: chứa khoảng 988 IU vitamin D/100 gram.

– Hàu: chứa khoảng 320 IU vitamin D/100gram.

– Sò: chứa khoảng 320 IU vitamin D/100gram.

– Trứng cá: chứa khoảng 232 IU vitamin D/100gram.

– Trứng gà: chứa khoảng 37 IU vitamin D/100gram.

– Nước cam: chứa khoảng 60 IU vitamin D/100ml.

– Nấm: chứa khoảng 27 IU vitamin D/100ml.

– Gan bò: chứa khoảng 50 IU vitamin D/100ml.

4.2. Cách chữa sâu răng cho người lớn tại nhà bằng rễ cây cam thảo

Rễ cây cam thảo là một nguyên liệu có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng nhờ 3 hợp chất licoricidin, licorisoflavan-A và glycyrrhizin. Chỉ cần bạn thực hiện đúng cách, các triệu chứng đau nhức, ê buốt răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Đun sôi một cốc nước sạch và cho vào một thìa cà phê rễ cây cam thảo.

– Để nhỏ lửa khoảng 5 phút và lọc lấy nước trà.

– Uống trà rễ cây cam thảo.

Tuy nhiên, việc sử dụng rễ cây cam thảo trong một khoảng thời gian dài có thể gây tăng huyết áp, phù nề nên bạn cần cân nhắc thật kỹ khi sử dụng.

Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng rễ cây cam thảo

Cách chữa sâu răng bằng rễ cây cam thảo

4.3. Chữa sâu răng với gel nha đam

Đây là một nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều thành phần có khả năng diệt khuẩn như propolis, saponins và anthraquinones. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nha đam để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý sâu răng tại nhà. Chưa kể, nha đam còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe răng miệng như vitamin C, axit amin, natri…

Cách thực hiện:

– Cắt một vài lá nha đam rồi đem đi rửa sạch.

– Cắt nha đam thành từng miếng bỏ rồi gọt bỏ vỏ.

– Lấy phần chất nhầy bên trong nha đam và chà trực tiếp lên răng trong khoảng 2 – 3 phút.

– Súc miệng với nước sạch.

4.4. Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng đinh hương

Trong bảng thành phần của tinh dầu đinh hương có chứa tới 50% hoạt chất eugenol. Đây là một chất có đặc tính gây tê tự nhiên nên giúp giảm bớt tình trạng đau nhức do sâu răng tương đối hiệu quả. Không chỉ vậy, eugenol còn có đặc tính kháng viêm, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng tiếp tục phát triển trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

– Giã nhỏ đinh hương.

– Ngâm đinh hương vừa giã với cồn càng lâu càng tốt.

– Lấy tăm bông sạch tẩm vào hỗn hợp đinh hương, cồn và đặt vào chỗ răng bị sâu.

Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng đinh hương

Đinh hương có đặc tính kháng viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển

4.5. Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng rượu

Bên cạnh những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, bạn có thể sử dụng rượu cau để chữa trị sâu răng tại nhà. Cau là một loại quả có tính ấm. Rượu có nồng độ cồn cao. Do đó, việc kết hợp hai nguyên liệu trên hoàn toàn có thể ức chế vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển trong khoang miệng, giúp giảm đau nhức răng khá hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 20 quả cau tươi và 1 lít rượu trắng.

– Tước bỏ phần vỏ xanh của quả cau.

– Cho cùi trắng và hạt cau vào ngâm với rượu và đậy nút thật chặt cho đến khi rượu chuyển sang màu vàng cánh gián.

– Ngậm rượu cau trước khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

4.6. Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương cũng là một nguyên liệu được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh sâu răng tại nhà. Bởi chúng chứa một hoạt chất có tên là thymol với công dụng sát trùng, giảm viêm nhiễm và kháng nấm hiệu quả. Nếu như bạn áp dụng đúng cách, những cơn đau nhức do bệnh lý sâu răng gây ra sẽ dần dần được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một ly nước ấm.

– Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào trong ly nước.

– Sử dụng nước tinh dầu cỏ xạ hương để súc miệng khoảng 4 – 5 lần/ngày.

Nếu như không có tinh dầu cỏ xạ hương, bạn cũng có thể thay thế bằng tinh dầu húng tây với hiệu quả tương tự.

Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng cỏ xạ hương

Cọ xạ hương có công dụng sát trùng, giảm viêm nhiễm

5. Các loại thuốc trị sâu răng cho người lớn

Để chữa sâu răng ở người lớn, bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc dưới đây. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Enamel Pro Varnish: Sản phẩm được điều chế theo công thức cung cấp ACP, có nguồn gốc từ Mỹ. Thuốc có khả năng tái khoáng lớp men bên ngoài, giúp giảm thiểu tình trạng đau buốt răng hiệu quả. Bạn nên bôi thuốc lên răng trước khi đi ngủ và giữ nguyên trong khoảng 1 – 2 phút để thuốc khô hoàn toàn.

– IgYGate DC-PG: Đây là một loại sản phẩm trị sâu răng đến từ Nhật Bản, được sản xuất từ xylitol, ovalgen, lòng đỏ trứng gà… Ngoài công dụng giảm đau nhức răng, IgYGate DC-PG còn có khả năng cải thiện mùi hôi miệng do vi khuẩn gây ra. Liều dùng thông thường của thuốc là 4 – 6 viên/ngày, chia ra làm 3 lần.

– Dentanalgi: Đây là loại thuốc có công dụng giảm đau, kháng viêm thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp sâu răng. Liều dùng được khuyến cáo của Dentanalgi là sử dụng 3 – 4 lần/ngày. Bạn có thể lấy bông tẩm thuốc rồi đặt vào vị trí răng sâu hoặc nhỏ khoảng 1 ml vào khoảng 60ml nước, khuấy đều và súc miệng.

6. Các cách chữa sâu răng cho người lớn dứt điểm

Muốn điều trị triệt để bệnh lý sâu răng, bạn nên tới nha khoa và áp dụng một trong các phương pháp sau: tái khoáng, hàn trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc trồng răng Implant.

6.1. Tái khoáng

Đối với trường hợp bệnh lý sâu răng đang ở mức độ nhẹ, vừa mới khởi phát, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp tái khoáng. Đây là biện pháp bổ sung những khoáng chất thiết yếu cho lớp men răng ngoài cùng.

Thông thường, các bác sĩ sẽ bôi fluor dạng gel hoặc bọt lên phần răng bị sâu. Tuy nhiên, để đảm bảo phần men răng bị sâu được phục hồi nhanh chóng, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng cẩn thận tại nhà.

6.2. Cách chữa sâu răng cho người lớn bằng phương pháp hàn trám răng

Nếu như vi khuẩn đã khiến cho mô răng bị khuyết thiếu nhỏ, bạn có thể áp dụng giải pháp hàn trám răng thẩm mỹ. Đây là một thủ thuật trong nha khoa sử dụng các vật liệu để lấp đầy các khoảng trống trên răng.

Các vật liệu thường được bác sĩ sử dụng để trám răng gồm có: composite, amalgam, GIC… Tuy nhiên, trước khi trám răng, bác sĩ cần làm sạch các mô răng sâu để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục phát triển.

Vật liệu trám răng khá đa dạng màu sắc nên phù hợp với màu răng của nhiều người. Tuy vậy, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, miếng trám sẽ bị đổi màu. Ngoài ra, miếng trám răng có độ chịu lực không cao nên dễ bị bong tróc, sứt mẻ khi nhai đồ cứng.

Phương pháp hàn trám răng sâu

Phương pháp hàn trám răng sâu

6.3. Bọc sứ thẩm mỹ

Đối với trường hợp răng sâu đã chữa tủy hoặc vết sâu tương đối lớn, phương pháp hàn trám răng sẽ không còn hiệu quả do miếng trám dễ bị bong ra ngoài. Giải pháp hiệu quả nhất chính là bọc răng sứ thẩm mỹ.

Sau khi loại bỏ những mô răng bị sâu, các bác sĩ nha khoa sẽ mài men răng theo một tỉ lệ phù hợp. Đây là khâu rất quan trọng nhằm điều chỉnh hình thể của răng, đồng thời tạo kết nối vững chắc giữa mão sứ và răng thật. Sau đó, bác sĩ gắn mão sứ lên để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.

Răng sứ có màu sắc và hình dáng giống với răng thật gần như tuyệt đối nên mọi người xung quanh rất khó phát hiện ra bạn đã làm răng giả. Đặc biệt, hầu hết các dòng răng sứ đều có khả năng chịu lực tốt hơn răng thật nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn nhai.

Như trường hợp của anh N.V.T 40 tuổi (Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng) đã bọc răng toàn sứ cho răng sâu. Sau gần 10 năm, răng vẫn giữ được màu sắc và khả năng chịu lực như lúc ban đầu. Đặc biệt, các mô nướu xung quanh răng sứ không hề gặp phải tình trạng kích ứng hay viêm nhiễm.

6.4. Trồng răng Implant

Theo bác sĩ Trang, nếu như răng sâu quá nặng, chỉ còn chân răng… các bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng để tránh tình trạng vi khuẩn tiếp tục phát triển và gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác. Sau khi nhổ răng vĩnh viễn, bạn buộc phải trồng lại răng giả thay thế để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Hiện phương pháp trồng răng giả được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao nhất là cấy ghép răng Implant. Trụ Implant sẽ được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm tại vị trí mất răng. Khi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.

Trụ Implant được làm từ titanium, có khả năng tương thích cao với cơ thể. Đặc biệt, nếu như bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận, trụ răng có thể tồn tại vĩnh viễn mà không làm ảnh hưởng xấu tới xương hàm.

Trong các phương pháp trồng răng, cấy ghép răng Implant là phương pháp duy nhất có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Trụ Implant đóng vai trò thay thế cho chân răng thật, giúp duy trì lực nhai lên xương hàm thông qua quá trình ăn nhai hàng ngày.

Trụ Implant có khả năng tương thích cao với cơ thể

Trụ Implant có khả năng tương thích cao với cơ thể

7. Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề chữa răng sâu

7.1. Tại sao nên chữa trị răng sâu ngay khi phát hiện

Theo bác sĩ Linh Trang, răng sâu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, viêm cuống răng, nổi hạch… Điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng và sức khỏe toàn thân.

Việc chữa trị răng sâu ngay khi phát hiện những dấu hiệu như răng có đốm trắng, đau nhức… sẽ giúp bạn giảm thiểu được tình trạng trên. Đồng thời, quá trình điều trị cũng sẽ được rút ngắn đi đáng kể.

7.2. Chữa răng sâu có đau không

Tất cả các phương pháp chữa răng sâu đều không gây đau nhức trong suốt quá trình thực hiện bởi bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Riêng đối với phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ và trồng răng Implant, bạn sẽ bị đau nhức sau khi điều trị do tác động trực tiếp với cấu trúc răng và phần xương hàm. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi cơn đau sẽ dần dần giảm bớt.

Nếu như răng cần điều trị tủy, tình trạng đau nhức cũng không thể tránh khỏi. Thông thường, hiện tượng trên cũng chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi hết thuốc tê rồi sẽ nhanh chóng biến mất.

7.3. Có biện pháp nào ngăn ngừa bệnh lý sâu răng hay không

Để phòng tránh bệnh lý sâu răng, bạn nên:

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày để làm sạch những mảng bám trên bề mặt răng và giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng.

– Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, sốt hoa quả, bơ đậu phộng…

– Tránh ăn đồ nóng rồi chuyển sang đồ lạnh một cách đột ngột bởi sẽ khiến cho men răng dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

– Ưu tiên những loại kem đánh răng có chứa Fluor để vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin D, vitamin C…

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày để làm sạch hoàn toàn các cặn thức ăn thừa còn sót lại ở răng và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để bác sĩ làm sạch cao răng, kiểm tra toàn bộ răng, nướu và xử lý kịp thời nếu như có dấu hiệu lạ xảy ra.

Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để ngăn chặn bệnh sâu răng

Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để ngăn chặn bệnh sâu răng

Mong rằng những cách chữa sâu răng cho người lớn mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nhìn chung, sâu răng là một bệnh lý khá phổ biến và có thể dễ dàng điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu bạn không chữa trị sớm, bệnh có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Hiển thị nguồn

Trang Colgate: “Nhận Biết Dấu Hiệu Sâu Răng Và Các Mức Độ Sâu Răng”
MSD Manual: “Sâu răng”
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội: “Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị”
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: “Cách chữa sâu răng hiệu quả tại nhà tiết kiệm chi phí”
Mayo Clinic: “Cavities/tooth decay – Diagnosis and treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa răng sâu
Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

1/ Răng bị sâu có thể đính đá được không?2/ Đính đá lên răng có hại gì không tại Nha Khoa Paris? 1/ Răng bị sâu có thể đính đá được

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Trám răng sâu là phương pháp điều trị hiệu quả giúp thay thế các mô răng bị hư hỏng, bảo vệ và khôi phục hình dáng ban đầu của chúng,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng khôn bị sâu là bệnh lý rất phổ biến do vị trí đặc biệt của chiếc răng này. Vậy khi răng bị sâu thì nên trám hay nhổ. Nếu trám răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Sâu răng có thể xảy ở bất kỳ độ tuổi nào nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sâu đem lại rất nhiều phiền toái, khiến người

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sâu đau nhức: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả

Răng sâu đau nhức: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả

Đau răng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý sâu răng. Hiện tượng răng sâu đau nhức chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga