Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khôn mọc lệch: Nguy hiểm và biến chứng thường gặp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Hải Phòng.

“Chào bác sĩ, nhiều ngày gần đây tôi có tình trạng đau nhức dữ dội ở góc hàm, má hơi sưng, mệt mỏi, gặp khó khăn mỗi khi mở miệng. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu đây có phải dấu hiệu răng khôn mọc lệch không?”

Câu hỏi trên của bạn N.V.M 25 tuổi (Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng) ắt hẳn cũng là băn khoăn của không ít người. Bởi răng khôn mọc sai lệch thường gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết rõ các dấu hiệu của tình trạng trên cũng như biết cách xử lý sao cho hiệu quả.

1. Dấu hiệu răng khôn mọc lệch có thể bạn chưa biết

1.1. Đau nhức và sưng nướu kéo dài

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng, đau nhức và sưng nướu kéo dài là dấu hiệu điển hình nhất đối với tình trạng răng khôn mọc lệch.

Hầu hết mọi người khi mọc răng khôn đều gặp phải tình trạng đau nhức hoặc hơi sưng tấy ở vùng nướu xung quanh, thế nhưng mức độ không hề nghiêm trọng và sẽ biến mất nhanh chóng. Nhưng riêng khi răng mọc lệch thì các cơn đau nhức dữ dội sẽ liên tục xuất hiện, ngay cả khi bạn không ăn uống gì. Kèm theo đó là tình trạng nướu sưng, tấy đỏ dài ngày. Thậm chí, nhiều trường hợp khi chạm vào còn thấy dịch mủ chảy ra.

Dấu hiệu răng khôn mọc lệch - Đau nhức và sưng nướu kéo dài

Đau nhức và sưng nướu kéo dài

1.2. Hôi miệng và đắng lưỡi

Hôi miệng và đắng lưỡi thường là các tình trạng dễ gặp phải nếu răng số 8 phát triển sai vị trí. Khi răng khôn mọc lệch, phần nướu xung quanh sẽ bị sưng tấy lên và từ đó tạo thành một không gian dễ bị tích tụ mảng bám, vi khuẩn.

Nếu như bạn vệ sinh không kỹ lưỡng hàng ngày, vi khuẩn gây hại sẽ tăng sinh nhanh chóng dẫn đến tình trạng vừa hôi miệng vừa đắng miệng. Đặc biệt, nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm mô nướu xung quanh thì mức độ hôi miệng, đắng miệng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

1.3. Đau họng và khó khăn khi mở miệng

Tiếp theo, răng số 8 mọc lệch còn có dấu hiệu nhận biết là đau họng hoặc gặp khó khăn mỗi khi mở miệng, không thể há miệng được lớn. Nguyên nhân là do răng mọc lệch gây áp lực chèn ép nên các mô cơ xung quanh, thậm chí là xuống cả họng nên bạn sẽ gặp phải những tình trạng đau họng, không thể mở miệng một cách thoải mái như bình thường. Tình trạng đau họng hay khó khăn khi mở miệng nếu kéo dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp cũng như ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày.

1.4. Lợi ấn đau, chảy mủ

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, răng khôn mọc lệch rất dễ dẫn đến biến chứng viêm lợi trùm, khi đó nếu bạn ấn vào phần lợi xung quanh sẽ có tình trạng đau nhức khó chịu và thậm chí là còn bị chảy mủ.

Đây là dấu hiệu cho thấy vùng lợi xung quanh răng khôn đã bắt đầu có tình trạng viêm nhiễm nặng. Nếu như không xử lý tình trạng viêm nhiễm sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe răng, nhiễm trùng quanh răng, nhiễm trùng máu…

Lợi ấn đau, chảy mủ

Lợi ấn đau, chảy mủ

1.5. Mệt mỏi và sốt nhẹ

Một khi răng số 8 mọc lệch, nó sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, đau họng… từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp để thể chất của chúng ta, nên bạn sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi. Cùng với đó, nếu như vùng nướu xung quanh bị viêm nhiễm, trong nhiều trường hợp còn xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, khiến bạn càng thêm mệt mỏi hơn.

Ngoài ra, nếu như răng số 8 phát triển sai vị trí dẫn đến làm căng cứng các cơ hàm cũng có thể dẫn đến tình trạng sốt nhẹ.

1.6. Sưng má

Không chỉ sưng lợi, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng vùng má bên ngoài bị sưng nếu như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc kẹt. Điều này là do sự phát triển sai lệch của răng số 8 sẽ tạo ra một áp lực rất lớn đối với các mô xung quanh, bao gồm cả xương hàm, nướu và dây chằng răng. Cùng với đó, nếu xảy ra biến chứng viêm nhiễm thì vùng má bên ngoài sẽ bị sưng tấy lên.

1.7. Nổi hạch dưới hàm

Khi răng khôn mọc lệch dẫn đến biến chứng viêm nhiễm thì phần hàm phía dưới rất dễ bị nổi hạch. Đây là một dấu hiệu thường gặp mỗi khi răng răng hay nướu xảy ra tình trạng viêm nhiễm, cơ thể sốt cao. Bởi hạch dưới hàm sẽ thuộc về hệ miễn dịch của cơ thể, nên khi chúng nổi lên cũng chỉ là một dạng phản ứng bình thường. Do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng, vì đây hoàn toàn không phải là một triệu chứng nguy hiểm.

Nổi hạch dưới hàm

Nổi hạch dưới hàm

2. Nguyên nhân răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch thường là do hai nguyên nhân chính gây ra là kích thước hàm không đủ và gặp các yếu tố cản trở.

2.1. Kích thước hàm không đủ

Răng khôn là vị trí mọc lên cuối cùng, lại có kích thước lớn nên nếu như hàm hẹp, không còn đủ chỗ thì rất dễ xảy ra tình trạng mọc lệch cũng như mọc kẹt. Khi kích thước hàm không đủ, răng khôn phát triển lên sẽ có xu hướng mọc lệch ra phía trước hoặc phía sau.

2.2. Gặp các yếu tố cản trở (lợi xơ, u xương hàm)

Khi răng khôn phát triển lên nếu gặp các yếu tố cản trở như lợi xơ hoặc u xương hàm thì sẽ làm tăng nguy cơ mọc lệch. Theo đó, răng khôn phát triển trong khoảng 17 – 25 tuổi. Đây là thời điểm xương hàm đã phát triển hoàn từng, mô nướu đã dày nên rất khó mọc lên. Trong trường hợp vùng lợi phía trên bị xơ (dày, cứng) thì răng số 8 mọc lên cũng giống như việc đang đâm vào một vách đá.

Bên cạnh đó, u xương hàm cũng là một yếu tố cản trở sự phát triển bình thường của răng số 8. Đây là một bệnh lý răng hàm mặt cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân cụ thể.

Nguyên nhân răng khôn mọc lệch

Nguyên nhân răng khôn mọc lệch

3. Các biến chứng của tình trạng răng khôn mọc lệch

Viêm nhiễm, ảnh hưởng răng bên cạnh, sâu răng, xô lệch hàm và tổn thương dây thần kinh chính là những biến chứng bạn có thể gặp phải khi răng khôn mọc sai lệch.

3.1. Gây viêm nhiễm

Như đã đề cập đến ở phần trên, răng khôn mọc lệch sẽ khiến cho vùng nướu xung quanh sưng lên hoặc tạo thành một kẽ hở với răng số 7. Đây là sẽ nơi mảng bám, cặn thức ăn dễ dàng tích tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng. Vi khuẩn gây hại sẽ từ từ tấn công vào các mô xung quanh răng khôn và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, do nằm ở vị trí cuối cùng trên hàm nên vấn đề vệ sinh răng số 8 cũng gặp một số hạn chế nhất định. Từ đó, biến chứng viêm nhiễm càng dễ xảy ra hơn. Nguy hiểm nhất là viêm lợi trùm răng khôn, với những cơn đau dữ dội, dai dẳng nhiều ngày.

Gây viêm nhiễm

Gây viêm nhiễm

3.2. Ảnh hưởng răng bên cạnh

Răng khôn mọc lệch sẽ tạo ra áp lực trực tiếp đến răng số 7 bên cạnh, khiến răng bị xô lệch hoặc dễ bị sâu, viêm nhiễm hơn.

Chưa kể, nếu giữa răng số 8 và răng số 7 tạo ra một kẽ hở sẽ rất dễ bị mắc thức ăn lại dẫn đến mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhanh chóng.

Điển hình như trường hợp của bạn T.T.M 24 tuổi (Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng), là một trong những ca răng số 8 mọc lệch gây xô lệch răng bên cạnh đã được trực tiếp bác sĩ Hằng điều trị. Theo đó, khi đến Nha Khoa Paris, bạn M có tình trạng đau nhức dữ dội ở góc trong của hàm, có dấu hiệu viêm nhiễm và răng số 7 bị nghiêng.

3.3. Sâu răng

Răng khôn mọc lệch sẽ càng khó vệ sinh sạch sẽ hơn, do nằm ở vị trí khó tiếp cận, chưa kể các mô nướu lại sưng tấy trong nhiều ngày. Nên để làm sạch các cặn thức ăn, mảng bám không phải là điều dễ dàng chút nào.

Từ đó, các cặn thức ăn, mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn sẽ giúp các vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus mutans tăng sinh nhanh chóng.

Chúng sẽ từ từ phá hủy mô cứng, tạo thành các lỗ sâu trên bề mặt răng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, hoại tự tủy, nhiễm trùng máu…

3.4. Xô lệch hàm

Không chỉ gây xô lệch răng số 7, răng khôn mọc lệch còn khiến cho cả hàm bị nghiêng ngả, các răng khác di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó, khớp cắn không còn chuẩn dẫn đến suy giảm chức năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể, tình trạng xô lệch hàm còn khiến cho việc đóng, mở miệng gặp khó khăn, kèm theo tình trạng đau nhức rất khó chịu.

Xô lệch hàm

Xô lệch hàm

3.5. Tổn thương dây thần kinh

Trong nhiều trường hợp, răng khôn phát triển sai lệch còn có thể gây tổn thương dây thần kinh xung quanh. Vì vị trí của răng số 8 nằm gần với nhiều dây thần kinh vùng hàm mặt, nên khi mọc lệch rất dễ dẫn đến các tổn thương không mong muốn.

Tình trạng tổn thương dây thần kinh do răng số 8 mọc lệch thường có các triệu chứng như tê, bì tại vùng môi, lưỡi hoặc má. Phần lớn các triệu chứng sẽ biến mất sau một khoảng thời gian, nhưng cũng vẫn có trường hợp cảm giác tê bì khó chịu sẽ kéo dài vĩnh viễn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường nhật.

4. Răng khôn mọc lệch cần phải làm gì

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng, răng khôn mọc lệch thì cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt, nhằm ngăn chặn các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Việc nhổ bỏ răng khôn mọc lệch không hề đau đớn hay nguy hiểm như nhiều bạn vẫn nghĩ. Bởi quá trình thực hiện sẽ có sự hỗ trợ của thuốc gây tê và máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Hơn thế, đây cũng chỉ là một ca tiểu phẫu nha khoa không quá phức tạp, quá trình thực hiện chỉ mất khoảng 30 – 45 phút.

Đặc biệt, hiện tại với công nghệ nhổ răng tân tiến Piezotome, quá trình nhổ răng số 8 sẽ được tiến hành nhanh chóng, không đau, hạn chế tối đa tác động xâm lấn.

Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu răng khôn mọc lệch đã được chúng tôi tổng hợp, phân tích rất chi tiết. Nếu như bạn bắt gặp những dấu hiệu tương tự, hãy nhanh chóng đến Nha Khoa Paris để thăm khám và nhận tư vấn về phương pháp điều trị cụ thể.

Hiển thị nguồn

WebMD: “Dental Health and Wisdom Teeth”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map