Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng có đau không? Trải nghiệm nhổ răng của cô gái 28 tuổi

Nhổ răng có đau không là nỗi băn khoăn của nhiều bạn chưa từng trải qua tiểu phẫu này. Xin chào mọi người, mình là Linh, một khách hàng thân thiết của Nha Khoa Paris. Mới gần đây mình có ghé cơ sở để nhổ răng hàm sâu. Đó là lần đầu mình nhổ răng và cũng có những nỗi lo sợ đau giống nhiều người. Những chia sẻ dưới đây của mình sẽ giúp bạn yên tâm và đưa ra quyết định đúng đắn. (Ngọc Linh – 28 tuổi – Long Biên, Hà Nội)

1. Khi nào nên nhổ răng?

Theo như mình tìm hiểu, có 3 trường hợp cần nhổ răng đó là răng sâu bị tổn thương nặng, răng số 8 mọc lệch hoặc theo nhu cầu chỉnh nha của mỗi người. Mình rơi vào trường hợp thứ nhất. Chiếc răng hàm số 6 của mình bị sâu quá nặng, các cơn đau nhiều, thường xuyên và hôi miệng kéo dài. Khi đến khám, bác sĩ nói với mình rằng chiếc răng sâu này đã ăn vào tuỷ, răng mủn nên cần nhổ bỏ ngay. Sau đó tiến hành trồng răng implant để thay thế.

Ngoài ra, nếu có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì cũng cần nhổ sớm để không làm xô hàm, sinh ra các biến chứng nguy hiểm. Hoặc bạn có dự định chỉnh nha, niềng răng cần không gian cho răng đi vào vị trí như mong muốn thì cần tiến hành nhổ răng.

Răng sâu bị tổn thương quá nặng

Răng sâu bị tổn thương quá nặng

2. Nhổ răng có đau không?

Khi nhổ răng, mình nhận thấy có đau do tác động xâm lấn. Tuy nhiên, cơn đau này ở mức độ ê ẩm vừa phải, trong sức chịu đựng của mình do trước đó được sử dụng thuốc tê xịt vùng niêm mạc. Tương tự như nhổ răng khôn có đau không, bạn cũng sẽ cảm thấy mức độ đau nhức vừa phải. Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng, các cơn đau sẽ xuất hiện.

Với mình, khi nhổ răng sâu sẽ đau nhức một chút khi khi tách răng ra khỏi xương hàm. Nhưng theo trải nghiệm của nhiều người thì nhổ răng khôn sẽ đau hơn rất nhiều. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau theo liều lượng chỉ định để khách hàng sử dụng tại nhà.

Nhổ răng hàm sâu có đau không

Nhổ răng hàm sâu có đau không

4. Hướng dẫn giảm đau sau nhổ răng

Sau khi nhổ răng, Linh đã được bác sĩ hướng dẫn một số cách giảm đau có thể thực hiện tại nhà. Theo đó, ngay sau khi hoàn thành, mình sẽ ngậm bông gòn trong khoảng 30 phút để cầm máu và giảm đau. Sau đó, mình sẽ trở về nhà sinh hoạt như bình thường. Có 2 cách để giảm đau tại nhà đó là:

– Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Đổ nước đá lạnh vào túi chườm rồi chườm lên má, tại vị trí vùng răng vừa nhổ. Chú ý chườm nhẹ nhàng, không ấn, không xoa để tránh ảnh hưởng đến hàm răng bị nhổ. Sau khi nhổ răng 24 tiếng, bạn có thể chườm ấm để giảm tụ máu, giảm đau, giảm ê buốt hiệu quả.

– Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ có dặn Linh là nếu về nhà vẫn đau nhức nhiều thì có thể sử dụng thuốc giảm đau. Hai loại thuốc được bác sĩ gợi ý cho mình đó là Rodogyl và Prednisolon. Theo như Linh tìm hiểu thì hai thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm sưng và chống viêm. Nhưng chỉ có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.

5. Các cách nhổ răng không đau hiệu quả

Nhìn chung, nhổ răng dù ở vị trí nào cũng khá đau. Nếu bạn chịu đau kém, hãy yêu cầu bác sĩ sử dụng thuốc tê. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê có thành phần Ethyl Clorua xịt trực tiếp vào niêm mạc. Loại thuốc tê này bay hơi nhanh sẽ làm hạ nhiệt độ xuống thấp để tạo tê hiệu quả. Sau đó, mình có xin bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau để phòng ở nhà trong trường hợp cơn đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Ngoài ra, khi lựa chọn địa chỉ nhổ răng, hãy ưu tiên lựa chọn những địa chỉ có máy nhổ răng hiện đại. Với công nghệ mới, bạn sẽ không phải chịu bất kỳ cơn đau nào do nhổ răng gây ra.

6. Quy trình nhổ răng chi tiết

Nhằm giúp bạn chuẩn bị tinh tinh thần tốt hơn trước khi tiểu phẫu, mình sẽ chia sẻ trải nghiệm nhổ răng của mình tại Nha Khoa Paris. Quy trình thực hiện bao gồm các bước:

– Bước 1: Bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng, đánh giá tình trạng và vị trí răng hiện tại, đồng thời xem xét các răng bên cạnh đảm bảo điều kiện nhổ răng.

– Bước 2: Gây tê niêm mạc bằng loại thuốc xịt chuyên dụng để giảm đau. 

– Bước 3: Sử dụng máy siêu âm Piezotome để làm răng lỏng lẻo, tạo điều kiện dùng kìm nhổ ra khỏi xương hàm.

– Bước 4: Bác sĩ kiểm tra vị trí răng nhổ và cầm máu bằng bông gòn. Mình được kê thuốc giảm đau và sát khuẩn miệng để tránh viêm nhiễm.

7. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi nhổ răng

Theo tư vấn của bác sĩ, nếu quá trình nhổ răng sai kỹ thuật, vệ sinh không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như đau kéo dài, nhiễm trùng, thủng xoang hàm, tổn thương thần kinh…

– Sưng đau, chảy máu kéo dài: Nếu tình trạng sưng đau, chảy máu kéo dài 3 ngày không dứt thì cần đến khám bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

– Nhiễm trùng: Thường xảy ra khi quy trình vệ sinh răng sau nhổ sai cách. Một số biểu hiện nhiễm trùng khi nhổ răng như chảy máu, sốt, vết thương chảy dịch vàng.

– Tổn thương dây thần kinh: Gây ra biến chứng mất cảm giác, tê liệt hàm kéo dài.

– Thủng xoang hàm: Một số triệu chứng phổ biến như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau lan vùng mắt, trán. Bạn sẽ cảm thấy đau hơn khi chạm vào răng, cử động mạnh hoặc khi cúi đầu. Dịch chảy có mùi xuất hiện ở phía bị thông xoang.

– Viêm huyệt ổ răng: Xuất hiện tình trạng đau răng dữ dội, lan sang tai và kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Sưng đau, chảy máu kéo dài

Sưng đau, chảy máu kéo dài

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Linh về nhổ răng có đau không tại Nha Khoa Paris. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và sức khoẻ thật tốt. Nếu có bệnh nền hay vấn đề nào khác, hãy thông báo với bác sĩ để nhận tư vấn chi tiết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Bác sĩ GIẢI ĐÁP

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Bác sĩ GIẢI ĐÁP

Câu hỏi: Chào bác sĩ, con bị sâu răng hàm sứt một miếng nhỏ, phần nướu lợi thâm đen. Bình thường thì không sao nhưng mỗi lần ăn đồ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Những cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ thường được cha mẹ áp dụng bởi rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Vậy những phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nhổ răng có giảm tuổi thọ, trí nhớ hay trọng lượng cơ thể không?

Nhổ răng có giảm tuổi thọ, trí nhớ hay trọng lượng cơ thể không?

Trong thời gian vừa qua có một vài vụ việc nhổ răng gây chết người hay làm giảm trí nhớ của người bệnh nên có khá nhiều khách hàng đang

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải