Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Nên nhổ răng vào thời gian nào trong ngày? Lưu ý quan trọng

Thời điểm nhổ răng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi, tâm lý và sức khỏe sau khi nhổ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết nên nhổ răng vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Trường hợp nào nên nhổ răng

Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng nhằm loại bỏ răng thừa hoặc răng hỏng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong các trường hợp sau (1):

  • Răng sâu nặng, viêm nha chu, viêm tủy răng không còn khả năng giữ răng.
  • Răng sâu mọc lệch, mọc lộn xộn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, viêm nhiễm kéo dài.
  • Nhổ răng để hỗ trợ cho việc chỉnh nha niềng răng đạt được hiệu quả tốt hơn.
Các trường hợp bác sĩ đề xuất nhổ răng

Các trường hợp bác sĩ đề xuất nhổ răng

2. Nên nhổ răng vào thời gian nào trong ngày tốt nhất?

2.1. Nhổ răng vào buổi tối có tốt không

Nhổ răng vào buổi tối là lựa chọn của nhiều người do công việc bận rộn. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tối ưu. Cơ thể sau một ngày làm việc đã tiêu thụ hết năng lượng và chỉ có nhu cầu nghỉ ngơi. Tiến hành một ca tiểu phẫu sẽ bắt buộc cơ thể tiếp tục hoạt động làm chậm quá trình hồi phục. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy đau và mệt mỏi nhiều hơn so với các buổi khác trong ngày.

Nếu chỉ có thể nhổ răng vào buổi tối, bạn cần ăn uống đầy đủ trước khi nhổ răng và tuân thủ kỹ lưỡng hướng dẫn của bác sĩ sau khi nhổ (2).

2.2. Nên nhổ răng vào sáng hay chiều

Buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành thủ thuật nhổ răng. Theo các nghiên cứu y khoa, buổi sáng là thời điểm mà hệ miễn dịch và khả năng hồi phục của cơ thể hoạt động mạnh nhất. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ vết thương mau lành hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng cơ thể sau khi nghỉ ngơi qua đêm có thể chịu đựng đau đớn tốt hơn vào buổi sáng.

Hạn chế nhổ răng buổi chiều, vì lúc này cơ thể đã trải qua một ngày làm việc dài, thể lực sẽ giảm sút. Sức chịu đựng cũng kém hơn. Điều đó sẽ không tốt cho việc nhổ răng, nhất là những ca tiểu phẫu răng khôn. Trường hợp khách hàng đến khám răng buổi chiều hoặc tối và phát hiện bệnh lý răng nướu nặng, cần nhổ gấp thì nhổ răng buổi tối sẽ tốt hơn để đến sáng hôm sau.

Buổi sáng là thời điểm khả năng hồi phục của cơ thể hoạt động mạnh nhất

Buổi sáng là thời điểm khả năng hồi phục của cơ thể hoạt động mạnh nhất

Lợi ích thiết thực khi nhổ răng vào buổi sáng gồm:

  • Cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái qua đêm

Sau khi đã trải qua một đêm nghỉ ngơi thoải mái, cơ thể có thời gian để hồi phục và tái tạo năng lượng, có sức đề kháng và thể trạng tốt hơn. Việc nhổ răng vào buổi sáng sẽ tận dụng lợi thế này, giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi hơn.

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nhổ răng là một quá trình gây tổn thương đến mô mềm và xương xung quanh vùng răng bị nhổ. Khi nhổ răng vào buổi sáng, cơ thể đã được nghỉ ngơi và có sức đề kháng tốt hơn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau khi thực hiện quá trình nhổ răng.

  • Thời gian phục hồi nhanh hơn

Buổi sáng, cơ thể có xu hướng phục hồi nhanh chóng hơn do sự tăng cường tuần hoàn máu và khả năng tái tạo tốt hơn. Việc nhổ răng vào buổi sáng sẽ tận dụng lợi thế này, giúp thời gian phục hồi ngắn hơn và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

  • Xử lý rủi ro phát sinh thuận tiện hơn

Biến chứng hoặc rủi ro bất ngờ sau khi nhổ răng mặc dù hi hữu nhưng không phải không có. Việc xử lý vào buổi trưa hoặc buổi chiều chắc chắn sẽ thuận tiện hơn nhiều so với tối hoặc đêm phải đến Nha khoa gặp bác sĩ.

Biến chứng hoặc rủi ro bất ngờ sau khi nhổ răng mặc dù hi hữu nhưng không phải không có

Biến chứng hoặc rủi ro bất ngờ sau khi nhổ răng mặc dù hi hữu nhưng không phải không có

3. Lưu ý khi nhổ răng để mang lại kết quả tốt nhất

Để quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công lưu ý một số vấn đề sau (3):

  • Ăn no trước khi nhổ răng: Tránh bị hạ đường huyết do nhổ răng kéo dài. Ngoài ra, việc ăn uống có thể bị hạn chế sau khi nhổ. Nên ăn trước sẽ giúp bạn không cảm thấy đói trong thời gian phục hồi ban đầu.
  • Giữ tinh thần và sức khỏe tốt: Nghỉ ngơi đủ giấc, đừng căng thẳng áp lực quá mức.
  • Hạn chế ăn sau khi nhổ răng: Nhịn ăn ít nhất 2 tiếng đầu để không tác động trực tiếp vào vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng răng.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn: Sau 3 – 5 tiếng hết thuốc tê, bạn có thể bị đau. Hãy uống giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tác động lực lên vùng răng bị nhổ: Có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối loãng. Kiêng đánh răng 24h đầu sau nhổ răng.
  • Kiêng vận động mạnh ngày đầu: Giúp giảm nguy cơ làm tổn thương vùng răng bị nhổ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.

4. Đối tượng thận trọng khi nhổ răng

Bác sĩ Vũ Đình Công khuyến cáo, các đối tượng sau cần đặc biệt thận trọng khi quyết định nhổ răng (4):

  • Người mới ốm dậy: Sức đề kháng yếu, khả năng đông máu kém, kéo dài thời gian phục hồi sau nhổ răng.
  • Giai đoạn kinh nguyệt: Cơ thể sản xuất nhiều hormone, gây sưng và viêm nướu, làm ảnh hưởng đến việc khám và điều trị răng miệng. Nhổ răng cũng gây mất một lượng máu lớn sẽ làm cơ thể suy nhược và kéo dài thời gian hồi phục.
  • Người mắc bệnh lý răng miệng: Viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng,… Nhổ răng ngay lập tức tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, chảy máu khó kiểm soát, vết thương lâu lành.
  • Người có bệnh nền: Điển hình là người mắc tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, rối loạn đông máu,… Nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch suy giảm và tuần hoàn máu kém. Dn đến vết thương tại vùng nhổ răng sẽ chảy máu kéo dài và lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
  • Phụ nữ mang thai: Trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu và cuối. Căng thẳng khi nhổ răng, thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh,… được sử dụng trong quá trình nhổ răng chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non,…
  • Người cao tuổi: Họ thường có sức khỏe yếu, xương hàm lão hóa , khả năng lành vết thương kém, và dễ mắc bệnh nền,… Từ đó tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và khó lành sau khi nhổ răng.
Chỉ nhổ răng khi sức khỏe ổn định

Chỉ nhổ răng khi sức khỏe ổn định

Bác sĩ Công cho biết, các nhóm đối tượng này muốn nhổ răng cần điều trị ổn định bệnh nền, thai phụ cần hồi phục sức khỏe sau khi sinh mới có thể tiến hành thủ thuật nhổ răng. Đồng thời, cần thăm khám và thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Đây là yêu cầu bắt buộc để không xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

5. Các vấn đề thường gặp nên nhổ răng vào thời gian nào trong ngày

5.1. Những ngày không nên nhổ răng

Một số ngày không thích hợp để nhổ răng, do ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và sức khỏe:

Ngày bạn đang mệt mỏi hoặc ốm nhẹ: Hệ miễn dịch suy yếu, dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Ngày trước, sau và trong chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên tránh nhổ răng vì lượng hormone thay đổi có thể gây sưng và viêm nướu, ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Cơ thể phụ nữ có thể mẫn cảm hơn, làm tăng nguy cơ chảy máu và khó lành.

– Ngày lễ tết: Tránh nhổ răng vào những ngày lễ tết khi các cơ sở y tế có thể đóng cửa hoặc hạn chế nhân sự, điều này ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc sau nhổ.

– Ngày bạn có sự kiện quan trọng: Tránh nhổ răng trước ngày có sự kiện quan trọng như phỏng vấn, thuyết trình, tiệc tùng, vì có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến tinh thần.

– Ngày thời tiết thay đổi thất thường: Cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, làm giảm khả năng lành thương.

– Ngày đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và lành vết thương.

5.2. Có nên ăn sáng trước khi nhổ răng

Có, bạn nên ăn sáng trước khi nhổ răng để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng và tránh tình trạng hạ đường huyết trong quá trình tiểu phẫu. Đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu, giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng nhờ bổ sung năng lượng.

Một bữa ăn nhẹ nhưng đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý khi chọn thực phẩm:

– Chọn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp, hoặc bánh mì mềm.

– Tránh đồ ăn cay, nóng hoặc khó tiêu có thể gây kích ứng dạ dày.

– Uống đủ nước nhưng tránh các loại đồ uống chứa caffeine.

Lưu ý: Sau khi ăn sáng, nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh thức ăn còn sót lại gây nhiễm trùng vùng nhổ răng.

5.3. Nên nhổ răng khôn vào lúc nào

Nhổ răng khôn nên được thực hiện khi răng khôn bắt đầu gây ra các vấn đề như đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến các răng kế cận. Răng khôn thường gây đau đớn và biến chứng nếu mọc lệch, mọc ngầm. Thời gian tốt nhất để nhổ răng khôn là:

Độ tuổi thích hợp: Từ 17–25 tuổi là giai đoạn lý tưởng để nhổ răng khôn vì xương hàm còn chưa cứng hoàn toàn, giúp quá trình tiểu phẫu dễ dàng hơn.

– Trước khi răng khôn mọc hoàn toàn: Khi răng khôn chỉ mới bắt đầu mọc và chưa hoàn toàn nổi lên, việc nhổ răng sẽ dễ dàng hơn và ít gây tổn thương.

– Nên nhổ răng khôn vào sáng hay chiều: Nên nhổ răng khôn vào buổi sáng giúp cơ thể có đủ thời gian phục hồi trong ngày và giảm nguy cơ biến chứng.

– Ngày đầu tuần: Nhổ răng vào đầu tuần giúp bạn có thời gian theo dõi và kiểm tra tình trạng hồi phục trong tuần, tránh các trường hợp khẩn cấp vào cuối tuần khi các cơ sở y tế có thể hạn chế hoạt động.

– Khi không có viêm nhiễm: Trước khi nhổ răng khôn, nên đảm bảo không có tình trạng viêm nhiễm như sưng nướu, viêm lợi.

– Trước khi lập kế hoạch quan trọng: Nhổ răng khôn cần một thời gian để hồi phục. Vì vậy, nên chọn thời gian cách xa những sự kiện hoặc kỳ nghỉ quan trọng để tránh bất tiện.

Hy vọng Nha khoa Paris đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề “Nên nhổ răng vào thời gian nào trong ngày tốt nhất”. Buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất do cơ thể đã sẵn sàng sau một đêm nghỉ ngơi. Mặc dù vậy, hãy lắng nghe cơ thể mình và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để thủ thuật diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

Hiển thị nguồn
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ