Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng trong cùng mọc khi nào? Tác hại của răng mọc lệch, mọc ngầm

Mọc răng trong cùng đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi gây ra những cơn đau nhức dữ dội trong thời gian dài. Chưa kể, chúng còn có thể làm tổn thương tới răng lân cận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Vậy đây là nhóm răng số mấy? Thời điểm mọc răng là khi nào? Có thực sự cần phải nhổ bỏ răng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ tất cả các vấn đề trên.

1. Răng trong cùng là răng nào

Răng mọc ở trong cùng thực chất là răng số 8 hay còn có tên gọi khác là răng khôn. Chúng mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên không ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Xét về chức năng, răng khôn cũng không tham gia quá nhiều vào quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu như không có răng khôn, các răng còn lại vẫn hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt chức năng ăn nhai hàng ngày.

Một người trưởng thành sẽ có tất cả 4 chiếc răng khôn mọc ở 4 góc trong cùng của mỗi hàm. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều mọc đủ răng khôn. Có người chỉ mọc 1, 2, 3 răng hoặc thậm chí không mọc răng nào do yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng…

Răng trong cùng là răng khôn

Răng mọc trong cùng là răng khôn

2. Răng trong cùng mọc khi nào

Trên thực tế, răng khôn bắt đầu hình thành trong xương hàm từ khi 9 tuổi. Tuy nhiên, phải đến năm 17 – 15 tuổi, chân răng khôn mới phát triển và bắt đầu dài ra. Khi đó, thân răng khôn sẽ bắt đầu nhú lên khỏi bề mặt xương hàm.

Đây là thời điểm mà các răng vĩnh viễn khác và xương hàm đều đã phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, xương hàm thường không còn đủ khoảng trống nên răng khôn rất dễ mọc sai lệch vị trí, mọc ngầm…

3. Dấu hiệu mọc răng trong cùng

Bạn có thể nhận biết răng khôn đang mọc thông qua những dấu hiệu sau đây:

– Cơn đau nhức thường xuyên xuất hiện ở vùng lợi phía bên trong cùng của hàm.

– Phần nướu bị sưng tấy.

– Hàm răng trở nên nặng nề, gặp khó khăn khi cử động miệng.

– Răng hàm số 7 bị ê buốt do răng khôn tác động trong quá trình phát triển.

– Hơi thở có mùi hôi do cặn thức ăn dễ bám lại vào vùng nướu bị sưng tấy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Thân nhiệt tăng cao khi vùng nướu tại vị trí mọc răng khôn bị viêm nhiễm.

Lợi bị sưng tấy khi mọc răng khôn

Lợi bị sưng tấy khi mọc răng khôn

4. Răng trong cùng có nên nhổ không

Các bác sĩ chỉ khuyến cáo nhổ bỏ răng khôn trong những trường hợp dưới đây:

– Răng khôn bị sâu, viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng…

– Quá trình mọc răng khôn gây ra u nang, đau nhức dữ dội hoặc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

– Răng khôn làm ảnh hưởng đến răng ở vị trí liền kề.

– Răng ở trong cùng mọc lệch hoặc mọc ngầm dưới nướu.

– Răng khôn và răng liền kề có một khe hở, tạo điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Răng khôn không có răng ăn khớp ở hàm đối diện, dẫn tới hiện tượng có xu hướng trồi dài và gây lở loét hàm.

– Hình dạng của răng không bình thường.

– Nhổ bỏ răng khôn để tạo ra khoảng trống trên cung hàm giúp cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.

Nếu như răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí, hình dạng bình thường và có răng ăn khớp ở hàm đối diện thì bạn hoàn toàn có thể giữ lại răng. Ngoài ra, nhổ răng khôn cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai, bị bệnh tim mạch, máu khó đông, đái tháo đường…

Răng khôn mọc ngầm cần nhổ bỏ

Răng khôn mọc ngầm, ảnh hưởng đến răng số 7 cần nhổ bỏ

5. Tác hại của răng trong cùng mọc lệch, mọc ngầm

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không được nhổ bỏ sớm sẽ gây ra các hệ lụy sau: mắc bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến răng số 7, u nang và rối loạn cảm giác.

– Mắc bệnh lý răng miệng: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại vào trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Cộng thêm răng nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng phát triển trong khoang miệng và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

– Ảnh hưởng răng số 7: Trong quá trình phát triển, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể làm ảnh hưởng đến răng số 7. Hậu quả là răng số 7 sẽ bị tổn thương, thậm chí xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu. Trong khi đó, đây lại là chiếc răng giữ vai trò chính trong quá trình ăn nhai. Chính vì vậy, hiện tượng trên chắc chắn sẽ khiến cho chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn bị suy giảm đi rõ rệt.

– U nang: Biến chứng u nang thường xảy ra đối với trường hợp răng trong cùng mọc ngầm dưới nướu và làm tổn thương tới chân răng số 7. Nếu không được xử lý sớm, chân răng số 7 sẽ dần bị tiêu ngót và chuyển hóa thành u nang trong xương hàm. Theo thời gian, các khối u nang sẽ tiếp tục phát triển về kích thước. Chúng sẽ phá hủy cấu trúc hàm, gây ra những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí làm biến dạng khuôn mặt.

– Rối loạn cảm giác: Về bản chất, răng ở trong cùng nằm rất gần các dây thần kinh quan trọng ở vùng hàm mặt. Vì vậy, nếu như răng mọc sai lệch vị trí, mọc ngầm, nguy cơ xâm lấn tới các dây thần kinh là rất cao. Khi đó, bạn sẽ bị rối loạn phản xạ, cảm giác ở vùng cằm, môi, má… thậm chí còn có thể bị liệt cơ hàm vĩnh viễn.

6. Những lưu ý quan trọng khi nhổ bỏ răng trong cùng

Khi nhổ bỏ răng khôn, để đảm bảo an toàn và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

+ Trước khi nhổ răng:

– Lựa chọn nhổ răng tại đơn vị nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi, đảm bảo tiêu chí vô khuẩn, sử dụng trang thiết bị, công nghệ nhổ răng hiện đại…

– Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện đại như đang mang thai, sốt cao, mệt mỏi, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, dị ứng… và các loại thuốc đang sử dụng (nếu có).

– Ăn uống đầy đủ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi thực hiện thủ thuật nhổ bỏ răng.

– Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng bởi có thể làm ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng.

+ Sau khi nhổ răng:

– Cắn chặt miếng gạc trong vòng 1 giờ sau khi nhổ răng, nếu máu vẫn chảy sau khi bỏ gạc thì bạn cần cắn gạc thêm 30 – 60 phút nữa.

– Uống thuốc giảm đau nhức và chống viêm nhiễm theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ nha khoa.

– Không nên ăn khi vẫn còn thuốc tê bởi thuốc tê gây mất cảm giác nên dễ dẫn đến tình trạng cắn phải lưỡi, má, môi…

– Không được khạc nhổ, súc miệng mạnh và súc miệng bằng nước muối trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng vì sẽ làm ảnh hưởng đến cục máu đông.

– Tuyệt đối không được lấy lưỡi hay bất kỳ vật nào khác chạm vào vị trí vừa mới nhổ răng.

– Chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp lên vết nhổ răng.

– Ưu tiên ăn những thực phẩm ở dạng mềm, lỏng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng để tránh ảnh hưởng tới vết thương trong quá trình ăn nhai.

– Có thể chườm lạnh trong ngày đầu để giảm đau nhức, mỗi lần chỉ nên chườm từ 15 – 20 phút để tránh bỏng lạnh.

– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc nặng hay chơi các môn thể thao yêu cầu vận động mạnh sau khi nhổ răng.

Người mới tiến hành nhổ răng ở trong cùng chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Người mới tiến hành nhổ răng ở trong cùng chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến nhóm răng trong cùng mà Nha Khoa Paris muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu như bạn phát hiện nhóm răng trên có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngầm, làm tổn thương răng liền kề… thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được xử lý sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Răng trong cùng
Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý về răng phổ biến nhiều người mắc phải. Sưng nướu răng có thể do nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Viêm lợi răng trong cùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi răng trong cùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi răng trong cùng là tình trạng sưng đỏ, phù nề, sung huyết, đau nhức âm ỉ, khó chịu cho vùng nướu xung quanh răng khiến bạn gặp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng trong cùng bị hôi: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Răng trong cùng bị hôi: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Răng khôn là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng trên mỗi cung hàm. Răng khôn mọc muộn nhất và cũng mất nhiều thời gian để mọc. Khi mọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng