Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Trong hầu hết các trường hợp, răng sâu bắt buộc phải chữa trước khi niềng. Chỉ có răng đang trám hoặc sâu rất nhẹ với sự đồng ý của bác sĩ là có thể niềng được. Tuy nhiên vẫn nên chữa khỏi để tránh răng sâu trở nặng ảnh hưởng tới quá trình niềng trong tương lai.

1. Răng sâu có niềng được không?

Câu trả lời là NÊN CHỮA SÂU RĂNG TRƯỚC KHI NIỀNG! Mặc dù vẫn có thể gắn khí cụ niềng răng nhưng chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu về sau. Có thể hiểu sâu hơn là răng bị sâu vẩn có thể niềng được vì các mắc cài vẩn có thể tạo ra các lực để di chuyển răng kể cả những chiếc răng bị sâu về vị trí như ý muốn.

Thậm chí sẽ có những mức độ răng sâu sẽ khiến bạn không thể gắn mắc cài hay đeo khay niềng răng, cụ thể như sau:

1.1 Trường hợp răng sâu nhẹ

Những trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ hoàn toàn vẫn có thể tiến hành niềng răng kể cả khi chưa điều trị sâu răng.

Bởi niềng răng vốn dĩ chỉ là phương pháp dùng ngoại lực để điều chỉnh lại vị trí răng. Do vậy chỉ cần có chỗ để lắp đặt dụng cụ là hoàn toàn có thể niềng được.

Tuy nhiên nếu phát hiện ra bị sâu răng nhẹ thì bác sĩ thường yêu cầu khách hàng điều trị trước khi chỉnh nha.

răng sâu nhẹ có niềng răng được không

Điều này để đảm bảo sâu răng không bị lan rộng ra, khách hàng không bị đau nhức do sâu răng. Ngoài ra nếu vết sâu răng lan rộng thì dụng cụ niềng răng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị hơn.

Biểu hiện của sâu răng nhẹ (sâu cấp độ 1) là trên bề mặt răng bắt đầu hiện diện những lỗ hỏng nhỏ có màu đen hoặc trắng đục. Sau khi bác sĩ xử lý vết sâu, bạn có thể bắt đầu niềng răng.

Cách xử lý: Hàn Trám răng

Nếu sâu răng mới chớm xuất hiện lỗ đen li ti, đôi khi bác sĩ chỉ cần bổ sung florua cho khách hàng là xong. Trường hợp mô sâu lớn hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và hàn trám lại răng.

Sau khi thực hiện hàn răng thẩm mỹ, bác sĩ mới bắt đầu thực hiện niềng răng thẩm mỹ cho khách hàng.

1.2 Trường hợp răng sâu nặng tới tủy

Thông thường nếu răng đã sâu tới tủy thì bản thân khách hàng cũng không muốn niềng răng ngay. Bởi những cơn đau sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu.

Nếu cố tình lắp dụng cụ chỉnh nha mà chưa điều trị sâu răng, vi khuẩn đang lẫn trong ống tủy và xương sẽ dễ dàng lan rộng thông qua quá trình chân răng di chuyển.

răng sâu nặng có niềng răng được không

Cách xử lý: Điều trị Tủy & Bọc răng sứ

Trước khi niềng răng sâu nặng, răng đã sâu tới tủy thì bác sĩ sẽ cần loại bỏ mô sâu trước. Sau đó sẽ đánh giá tình trạng tủy còn lại, nếu có thể giữ được thì bác sĩ sẽ giữ, nếu không thì cần tiến hành diệt tủy.

Trường hợp răng đã diệt tủy thì thân răng sẽ trở nên yếu ớt hơn, do vậy nếu tiến hành niềng răng ngay sẽ tương đối rủi ro.

Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng bọc răng sứ. Lợi dụng độ bền tuyệt đối của răng sứ sẽ giúp quá trình niềng răng của khách hàng thuận lợi hơn.

1.3 Trường hợp sâu vỡ hết thân răng

Có nhiều trường hợp thân răng tự nhiên bị phá vỡ gần hết do sâu răng, chắc chắn bác sĩ không thể niềng răng cho khách được.

Bởi khi đó thân răng đã không còn đủ diện tích bề mặt để gắn dụng cụ niềng răng. Vì vậy bắt buộc bác sĩ phải điều trị sâu răng và khôi phục thân răng rồi mới chỉnh nha.

sâu vỡ thân răng có nẹp răng được không

Cách xử lý: Chữa sâu răng – Bọc sứ hoặc Nhổ răng

Nếu bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình sứ và niềng răng.

Trường hợp thân răng đã bị phá hủy quá nhiều, không thể phục hình sứ thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Sau đó tùy thuộc phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp.

2. Răng trám có niềng được không? Miếng trám có bị bể không?

Có một số bạn lo lắng rằng không biết việc niềng răng đã trám rồi có ảnh hưởng gì không, họ lo lắng dưới tác động của lực kéo sẽ khiến vết trám bị ảnh hưởng.

Bạn hãy yên tâm rằng, lực kéo của khí cụ chỉnh nha sẽ hoàn toàn không đủ để làm ảnh hưởng tới vết trám răng của bạn.

trám răng có niềng được không

Bởi vốn dĩ chất liệu trám thông thường được sử dụng là composite, mà vật liệu này lại tương đối cứng nên sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng như vậy đâu.

Ngoài ra bạn cần hiểu chính xác rằng phương pháp niềng răng sẽ kéo cả thân răng lẫn chân răng di chuyển, tức là nguyên cả 1 chiếc răng sẽ di chuyển cùng lúc chứ không phải là bóp hay xiết thân răng lại, do đó miếng trám gần như sẽ không phải chịu tác động quá nhiều của lực kéo.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Răng bị sâu trong khi niềng thì phải làm sao?

3.1 Xử lý răng chớm sâu bằng thuốc

Với răng mới chớm bị sâu, việc xử lý răng trong quá trình niềng cũng đơn giản như với răng thông thường.

Khi có dấu hiệu răng sâu, nha sĩ thăm khám, xác định tình trạng và xử lý nhanh gọn với thuốc chuyên dụng được chấm trực tiếp vào vết sâu.

bôi thuốc chữa răng chớm sâu khi niềng

Răng sâu càng nhẹ thì việc xử lý càng đơn giản. Do vậy, khi có dấu hiệu răng đổi màu, ngứa răng và nướu. Bạn cần đến thăm khám ngay để được xác định đúng tình trạng bệnh và xử lý kịp thời.

3.2 Hàn trám lại răng sâu nhẹ

Nếu diện tích sâu răng ở mức nhỏ, trung bình thì bác sĩ sẽ yêu cầu hàn trám sau khi điều trị sâu nhằm đảm bảo thức ăn không bị đọng lại trong những lỗ sâu răng.

trám răng sâu nhẹ khi niềng

Khách hàng không trám lại lỗ hổng trên răng sẽ dễ bị tái sâu răng. Khi đó khách hàng lại mất thêm thời gian, tiền bạc để đi điều trị thêm một lần nữa.

Hàn trám cho răng đang niềng không cần phải tháo mắc cài, do vậy khách hàng sẽ không mất quá nhiều thời gian.

3.3 Bọc răng sứ/ Nhổ răng nếu sâu nặng

Nếu như lỗ sâu răng lớn, vết sâu làm hỏng tủy thì bác sĩ sẽ cân nhắc bọc răng sứ hoặc nhổ răng cho khách hàng.

bọc răng sứ nếu bị sâu răng khi niềng

Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cần tháo mắc cài trước khi tiến hành điều trị sâu răng. Sau khi chữa răng sâu xong, bác sĩ sẽ lại gắn mắc cài lại cho khách hàng.

Quá trình sẽ đơn giản hơn đối với khách hàng dùng khay niềng răng trong suốt. Tuy nhiên nếu phải nhổ răng thì có thể khách hàng sẽ phải thiết kế lại bộ niềng răng mới.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

4. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng?

Một trong những nguyên nhân tình trạng sâu răng xuất hiện khi niềng răng là do sự có mặt của hệ thống mắc cài – dây cung.

Chúng không chỉ khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó hơn. Vụn thức ăn cũng dễ mắc lại trong khoang miệng do sự cản trở của khí cụ.

Để hạn chế tối đa sự phát sinh của “bạn sâu” đáng ghét, bệnh nhân cần lưu tâm với một số chú ý đặc biệt dưới đây:

4.1 Chú ý tới chế độ ăn uống

+ Không ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay thực phẩm cay nóng

+ Không ăn hoa quả hay thực phẩm chứa nhiều axit trước khi đi ngủ

+ Bổ sung rau xanh và thực phẩm giàu vitamin C để giúp răng và nướu chắc khỏe hơn

+ Không hút thuốc lá

+ Hạn chế tối đa các đồ uống có cồn và đồ uống/thực phẩm có màu

bổ sung rau củ quả giúp ngăn sâu răng

4.2 Vệ sinh răng miệng hàng ngày

+ Chải răng bằng bàn chải mềm (lưu ý: chải kỹ những vị trí gắn mắc cài trên răng)

+ Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa kết hợp súc miệng bằng dung dịch nước muối

+ Không đánh răng ngay sau khi ăn hoa quả hay thực phẩm chứa nhiều axit.

4.3 Dùng khay niềng Invisalign

Sử dụng khay niềng răng Invisalign là phương pháp tối ưu nhất trong trường hợp răng bị sâu hoặc răng đang trám.

Lý do đơn giản là bởi khay niềng có thể tháo ra lắp vào dễ dàng nên sẽ rất thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện một số kỹ thuật nha khoa khác.

ngăn sâu răng khi niềng với invisalign

Ngoài ra với sự tiện lợi như vậy bạn sẽ có thể thoải mái vệ sinh răng miệng như một người bình thường và không còn lo lắng răng bị sâu khi niềng.

Trên đây là những giải đáp của Nha Khoa Paris cho vấn đề răng sâu hay răng trám có niềng được không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề sâu răng
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
TOP 5 Kẹo chống sâu răng Tốt và An Toàn NHẤT (Có hướng dẫn sử dụng)

TOP 5 Kẹo chống sâu răng Tốt và An Toàn NHẤT (Có hướng dẫn sử dụng)

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng được coi là phổ biến nhất và hầu hết các trẻ đều gặp phải. Nguyên nhân là vì các bé không cho mẹ vệ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng hàm sâu bị vỡ nên làm gì: Trám, bọc sứ hay nhổ bỏ?

Răng hàm sâu bị vỡ nên làm gì: Trám, bọc sứ hay nhổ bỏ?

Răng hàm sâu bị vỡ khiến không ít người băn khoăn về phương án điều trị thích hợp nhất. Theo các chuyên gia nha khoa, tùy mức độ vỡ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map