Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp 12 cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Tình trạng đau nhức khi bị sâu răng là điều rất khó tránh khỏi do vi khuẩn phá vỡ cấu trúc răng. Để xoa dịu cơn đau, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà được chia sẻ ở trong bài viết sau. Những phương pháp tại nhà có điểm chung là tiết kiệm chi phí và thực hiện đơn giản nên rất nhiều người ưa chuộng.

1. Các cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Để nhanh chóng xoa dịu những cơn đau nhức do đau răng sâu (1) gây ra, bạn có thể dùng nước muối, lá trầu không, chườm lạnh, gừng, uống thuốc giảm đau răng, gel nha đam, lá bàng non, trà bạc hà, lá ổi, oxy già, cỏ xạ hương hoặc hành tây.

1.1. Nước muối trị đau răng sâu

Không chỉ có công dụng rất tốt trong việc làm sạch khoang miệng, nước muối còn được biết đến với công dụng giảm đau nhức răng sâu rất tốt. Bởi muối có đặc tính sát trùng, sát khuẩn tự nhiên. Khi vi khuẩn được loại bỏ, những cơn đau cũng dần giảm bớt.

Để giảm đau răng sâu tốt nhất, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng 2 – 3 lần/ngày sau khi đánh răng. Mỗi lần, bạn nên ngậm và súc trong khoảng 30 – 60 giây. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha nước muối tại nhà nhưng cần kiểm soát tốt về nồng độ muối. Nếu như nước muối quá mặn thì niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

Cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Nước muối chữa đau răng sâu

1.2. Giảm đau răng sâu tại nhà bằng lá trầu không

Từ lâu, trầu không đã được rất nhiều người sử dụng như một vị thuốc để chữa trị rất nhiều bệnh lý, trong đó có giảm đau nhức răng sâu. Nguyên nhân là do trong lá trầu không có một lượng lớn Flavonoid với đặc tính kháng khuẩn mạnh. Hợp chất trên có khả năng ức chế sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn, trong đó điển hình là vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus Mutans.

Nhờ vậy, nếu như bạn kiên trì sử dụng, lá trầu không sẽ giảm đau răng nhanh chóng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá trầu không và loại bỏ phần bị sâu.

– Cho lá vào nồi đun với khoảng 1 – 2 bát nước và đun trong 20 phút.

– Chắt bỏ bã và lấy phần nước để súc miệng trong khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ.

– Tiếp tục súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.

1.3. Cách chữa đau nhức răng sâu nhanh nhất tại nhà bằng chườm lạnh

Khi gặp phải những cơn đau nhức do răng sâu gây ra thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Lúc chườm, nhiệt lạnh tỏa ra sẽ giúp cho các mạch máu tại vùng đó bị co lại. Bên cạnh đó, nhiệt lạnh cũng ức chế hoạt động của dây thần kinh đến não bộ. Vì vậy, đây cũng là một giải pháp tuyệt vời để giảm đau răng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một chiếc khăn sạch hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng.

– Cho khoảng 5 – 6 viên đá lạnh vào trong.

– Chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí đang bị đau nhức răng trong khoảng 10 phút.

– Nếu cơn đau vẫn chưa giảm thì bạn có thể tiếp tục chườm sau khi dừng 5 phút để tránh gây bỏng lạnh.

1.4. Trị đau răng sâu với gừng

Nếu như bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu tự nhiên có thể giảm đau nhức răng sâu thì chắc chắn không thể bỏ qua gừng tươi. Trong gừng chứa rất nhiều chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cao như tecpen, oleoresin, zingibain… Chúng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lý sâu răng, trong đó có đau nhức răng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và cạo sạch bỏ.

– Giã gừng và đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị đau.

– Giữ nguyên khoảng 10 – 15 phút rồi bỏ ra ngoài.

Gừng tươi giảm đau nhức răng hiệu quả

Gừng tươi giảm đau nhức răng hiệu quả

1.5. Thuốc giảm đau răng

Một trong những biện pháp nhanh nhất để giảm đau nhức răng sâu (2) là uống thuốc giảm đau. Một số loại thuốc được dùng phổ biến là Ibuprofen, Paracetamol và Naproxen.

– Thuốc Ibuprofen: Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid, thường được dùng trong điều trị các cơn đau do một số bệnh gây ra, trong đó có sâu răng. Thuốc làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin E2α, giúp ngăn ngừa các cơn đau xuất phát từ sợi thần kinh cảm giác. Liều dùng phổ biến là 1,2g – 1,8g/ngày, chia thành uống 3 – 4 lần.

– Thuốc Paracetamol: Đây cũng là một loại thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Điểm đặc biệt của thuốc là không chứa hoạt tính kháng viêm nên rất an toàn cho tim và hệ tiêu hóa. Liều dùng của thuốc là uống 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 – 6 tiếng.

– Thuốc Naproxen: Naproxen là một loại thuốc chống viêm không steroid có dẫn xuất từ acid propionic với tác dụng giảm đau hiệu quả. Liều dùng thông thường của thuốc là 250 – 500 mg/lần, uống 2 lần/ngày vào sáng và chiều.

1.6. Chữa đau răng sâu bằng gel nha đam

Gel nha đam được biết đến là một nguyên liệu có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống, trong đó có giảm đau nhức răng sâu. Đó là nhờ thành phần của nha đam có chứa đến 75 thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Điền hình là acid salicylic, anthraquinone, sterol… với công dụng kháng khuẩn cao. Nếu như bạn sử dụng đúng cách, nha đam sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của sâu răng và ngăn chặn bệnh tiếp tục lây lan.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị nha đam tươi.

– Cắt lá nha đam ra thành từng phần để có thể lấy phần gel bên trong.

– Nhỏ gel nha đam vào vị trí răng đang bị đau nhức.

– Sau khi nhỏ gel nha đam được 10 – 15 phút thì súc miệng lại bằng nước ấm.

1.7. Sử dụng lá bàng non

Mẹo giảm đau nhức răng sâu tại nhà (3) tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn là sử dụng lá bàng non. Trong thành phần của lá bàng có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn như flavonoid, saponin, tannin, phytosterol… Chúng có tác dụng như chất kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ức chế quá trình hình thành viêm nhiễm.

Đặc biệt, khi các hoạt chất trong lá bàng tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn lên răng, nướu. Do đó, không chỉ có công dụng giảm đau nhức, việc sử dụng lá bàng còn rất tốt cho sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một nắm lá bàng non, đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 1 phút.

– Đun sôi lá bàng non với khoảng 1 lít nước rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.

– Chắt lấy nước lá bàng để ngậm và súc miệng trong khoảng 5 phút rồi làm sạch miệng bằng nước ấm.

Lá bàng non có chứa chất kháng khuẩn

Lá bàng non có chứa chất kháng khuẩn

1.8. Dùng trà bạc hà

Lá bạc hà là một nguyên liệu tự nhiên có tính mát với thành phần chính là menthol. Hợp chất trên tạo cảm giác mát và tê tại chỗ. Nhờ vậy, cơn đau nhức răng sâu cũng có dấu hiệu thuyên giảm. Bên cạnh đó, mùi hương đặc trưng của bạc hà còn giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng, duy trì hơi thở thơm mát trong suốt cả ngày dài.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị lá bạc hà khô.

– Cho lá bạc hà khô vào trong cốc nước sôi khoảng 20 – 30 phút.

– Dùng nước bạc hà để súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 phút.

1.9. Lá ổi chữa đau răng sâu

Giảm đau răng sâu bằng lá ổi cũng là một phương pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi đơn giản, hiệu quả và an toàn. Với hoạt chất astringents, lá ổi có khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, lá ổi không chỉ giảm đau nhức răng hiệu quả mà còn làm cho nướu thêm săn chắc hơn.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá ổi, đem đi rửa sạch.

– Giã nát lá ổi cùng ít muối tinh khiết.

– Cho thêm một chút nước sạch vào hỗn hợp vừa giã, khuấy đều và lọc lấy nước cốt.

– Lấy tăm bông sạch, chấm vào nước lá ổi và thoa trực tiếp lên vùng răng bị sâu.

– Giữ nguyên nước lá ổi trong vài phút rồi súc miệng.

Lá ổi có đặc tính chống viêm và sát khuẩn

Lá ổi có đặc tính chống viêm và sát khuẩn

1.10. Oxy già chữa đau răng sâu

Khi nhắc đến những cách chữa đau răng (4) chắc chắn không thể bỏ qua mẹo dùng oxy già. Hợp chất hydrogen peroxide trong oxy già có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh mẽ. Nhờ vậy, triệu chứng đau nhức do vi khuẩn sâu răng gây ra cũng giảm đi đáng kể.

Cách thực hiện:

– Làm sạch miệng bằng cách đánh răng như thông thường.

– Lấy một miếng bông gòn sạch thấm lượng oxy già vừa đủ và ngậm tại vị trí răng đang bị đau.

– Ngậm trong khoảng 1 phút rồi bỏ ra ngoài và súc miệng lại bằng nước.

1.11. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương cũng là một nguyên liệu có công dụng giảm đau nhức răng sâu rất tốt. Các thành phần chủ yếu trong cỏ là Eugenol, Carvacrol, Thymol… Trong đó, Eugenol có khả năng gây tê tự nhiên, làm giảm cảm giác đau tại vị trí tác động. Chỉ cần bạn sử dụng đúng cách và kiên trì, cơn đau nhức răng sẽ dần được dịu bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị tinh dầu cỏ xạ hương và một cốc nước ấm.

– Nhỏ khoảng vài giọt tinh dầu vào cốc nước.

– Dùng nước tinh dầu cỏ xạ hương để súc miệng 4 – 5 lần/ngày.

1.12. Mẹo trị đau răng sâu bằng hành tây

Ngoài những biện pháp mà chúng tôi đã liệt kê ở trong phần trên, sử dụng hành tây cũng là một mẹo được rất nhiều người áp dụng để chữa đau răng sâu. Bảng thành phần của hành tây chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt được nhiều vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn gây sâu răng. Khi vi khuẩn đã bị loại bỏ, những cơn đau nhức dữ dội do sâu răng cũng sẽ được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Cắt hành tây và rửa sạch.

– Nhai lát hành tại vùng răng sâu cho đến khi mùi nồng của hành tây biến mất.

– Tiếp tục nhai lát hành thứ 2 nếu như cơn đau nhức chưa giảm.

2. Đánh giá thực tế về hiệu quả của các cách chữa đau răng sâu tại nhà

Dưới đây là những chia sẻ thực tế về hiệu quả của các mẹo giữa đau răng sâu tại nhà:

– Chị Lê An chia sẻ:

“Tôi đã thử súc miệng bằng nước muối để chữa đau răng sâu tại nhà. Sau một thời gian, tôi thấy cơn đau răng có sự giảm bớt. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ tạm thời nên tôi vẫn cần tới nha khoa để thăm khám.”

– Anh Nguyễn Tuấn chia sẻ:

“Răng sâu kèm theo những cơn đau nhức khó chịu, khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Tôi đã áp dụng phương pháp chườm lạnh và thấy hiệu quả rõ rệt ngay sau lần đầu tiên.”

– Chị Kiều Hoa chia sẻ:

“Thuốc Paracetamol có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm đau răng sâu. Chỉ sau 15 – 30 phút, cơn đau nhức đã có sự thuyên giảm. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng 4 – 5 tiếng.”

Chườm lạnh được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau răng

Chườm lạnh được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau răng

3. Đau răng sâu khi nào cần gặp bác sĩ

Khi bị đau răng sâu, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu như gặp phải trường hợp sau:

– Đau nhức răng ở mức độ dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.

– Đã áp dụng các phương pháp tại nhà nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Đau răng đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, sốt, khó há miệng, sưng góc hàm, sưng má…

– Lỗ sâu lớn, lộ tủy.

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà. Tuy nhiên, những cách trên chỉ có tác dụng với trường hợp răng sâu nhẹ và không thể điều trị triệt để bệnh lý. Do đó, biện pháp tốt nhất là bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để khám và chữa trị sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách chữa đau răng sâu
Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Đau răng sâu phải làm sao? Bí quyết chữa đau răng sâu tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bật mí 13 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả

Bật mí 13 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả

Các mẹo chữa đau răng sâu như dùng gừng, tỏi, bạc hà, nước muối… luôn là những giải pháp “cứu cách” đầy hiệu quả khi bạn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

Nếu mắc phải bệnh lý sâu răng, những cơn đau nhức là điều rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh tấn công và phá hủy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải