Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có nên nhổ răng cấm bị sâu không? Lưu ý trước khi nhổ

Răng cấm bị sâu xâm nhập vào mô mềm và gây tổn thương nghiêm trọng thì việc nhổ bỏ là giải pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Như vậy, việc có nên nhổ răng cấm bị sâu không? sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý răng miệng của từng người.

1. Nguyên nhân răng cấm bị sâu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng cấm bị sâu như: Chăm sóc răng miệng không đúng cách, ăn uống không lành mạnh, vi khuẩn trong miệng, tiếp xúc với các chất độc hại,… Việc sớm phát hiện ra nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả.

1.1. Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau ăn đây là sai lầm cần bỏ. Vừa ăn xong mà đánh răng thì sẽ làm nướu bị yếu, vì những thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước cam, nước chanh…sẽ làm mòn lớp men răng.

Bên cạnh đó, nhiều người đánh răng với lực mạnh làm cho men răng bị mài mòn nhanh, khiến chúng mỏng dần đi và giảm khả năng bảo vệ răng cấm.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

1.2. Ăn uống không lành mạnh

Việc ăn nhiều thực phẩm có đường, tinh bột và đồ uống có chứa acid như: bánh quy, kẹo ngọt, mứt, coca, café…  là nguyên nhân dẫn đến răng cấm bị sâu. Bởi chất đường có trong các thực phẩm dễ bám lại trên men răng và làm cho vi khuẩn phát triển làm mòn men răng.

1.3. Vi khuẩn trong miệng

Các loại vi khuẩn có hại trong miệng như Streptococcus mutans và Porphyromonas gingivalis được phân giải từ những thức ăn có nhiều đường glucose, sucrose, fructose. Các axit sẽ làm mòn, tạo nên quá trình phân hủy cấu trúc răng, từ men răng, ngà răng đến tủy tăng.

1.4. Giảm lượng nước bọt trong miệng

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng vì không chỉ giúp làm sạch vụn thức ăn còn sót lại trên răng, nước bọt vai trò trung hòa các chất acid gây hại và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Nếu tình trạng khô miệng do giảm tiết nước bọt sẽ kéo dài sẽ là yếu tố làm cho răng cấm bị sâu.

1.5. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Một trong những nguyên nhân dẫn đến răng cấm bị sâu nữa là do tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: sulfuric, acid, hydrofluoric acid và hợp chất kim loại nặng. Các thành phần trên làm mòn men răng khiến chúng trở nên mỏng và yếu. Khi men răng mòn, không còn đủ sức bảo vệ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại

1.6. Tuổi tác

Khi về già sức khỏe suy yếu, sức đề kháng kém, những cơ quan trong cơ thể có dấu hiệu lão hóa trong đó có cả răng. Hơn nữa, khi lớn tuổi khả năng tiết nước bọt và lưu lượng nước bọt trong miệng giảm, giúp cho vi khuẩn có thể tồn tại lâu hơn trên răng và gây sâu răng.

1.7. Không đến nha khoa định kỳ

Đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần là điều mà bạn nên tuân thủ. Khi đó bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát, phát hiện các bệnh lý về răng miệng sớm và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngược lại, việc không đến nha khoa thăm khám thường xuyên, bạn không biết được răng miệng đang gặp vấn đề gì để xử lý. Dẫn đến các bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy…

1.8. Một số bệnh lý khác

Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể dẫn đến sâu răng như:

+ Tiểu đường: Những người bị tiểu đường có nồng độ đường trong nước bọt cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển phá hủy men răng dẫn đến sâu.

+ Bệnh gan: Dẫn đến chức năng tiết nước bọt kém, giảm khả năng kháng khuẩn của miệng và dẫn đến sâu răng.

+ Bệnh tuyến giáp: Làm thay đổi cấu trúc của men răng, phá hủy nhanh và dễ dàng bị sâu.

2. Có nên nhổ răng cấm bị sâu không

Bác sĩ Vũ Thị Phương (Nha khoa Paris chi nhánh Thái Thịnh) chia sẻ, răng cấm bị sâu nặng và không thể điều trị phục hồi được nữa sẽ được chỉ định nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh lây lan sâu răng sang những chiếc còn lại.

Sau khi nhổ răng cấm, bạn nên thực hiện phương pháp trồng răng để phục hồi lại chiếc răng đã mất, đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng nhai và hạn chế những tác hại mà việc mất răng gây ra như: các răng bị xô đẩy, tình trạng tiêu xương hàm

3. Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không

Theo chia sẻ của các bác sĩ nha khoa, nhổ răng cấm hoàn toàn không nguy hiểm nếu như bạn chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm, dụng cụ vô trùng, hệ thống máy móc hiện đại… đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, sau khi nhổ mất răng cấm thì sẽ làm lực nhai giảm cũng như gây kích thích xương hàm, xương dần tiêu biến, kèm theo đó là những biến chứng như mất răng, lão hóa sớm hoặc da chảy xệ khiến bạn già đi trước tuổi. Vì thế, tùy vào bệnh lý răng miệng của mỗi người, bác sĩ đưa ra quyết định có nên nhổ răng cấm bị sâu không.

Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không

Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không

4. Quy trình nhổ răng cấm bị sâu chuẩn Y khoa

Một quy trình nhổ răng cấm bị sâu chuẩn Y khoa phải đảm bảo đầy đủ các bước từ thăm khám, vệ sinh răng miệng, tiến hành sát khuẩn, nhổ răng sâu… vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa giúp tiết kiệm chi phí.

4.1. Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang và tư vấn

Nhổ răng cấm bị sâu tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng hơn so với những chiếc răng khác. Do đó, thăm khám là bước không thể thiếu trong quy trình nhổ răng.

Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra, chuẩn đoán xem khách hàng có mắc bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng cấm không như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp.

Tiếp đó, bác sĩ thực hiện chụp X-quang để kiểm tra xem răng có mọc lệch hay mọc ngầm không. Từ hình ảnh chụp ảnh X- quang, bác sĩ tư vấn chính xác phương pháp nhổ cũng như chi phí cho bạn.

4.2. Bước 2: Tiến hành sát gây tê

Gây tê là một bước quan trọng trước khi nhổ răng cấm. Sau khi gây tê, bạn không còn cảm giác bị đau hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Tùy vào độ khó của răng cấm, lượng thuốc tê được sử dụng sẽ khác nhau.

4.3. Bước 3: Nhổ răng cấm bị sâu

Răng cấm bị sâu thường có cấu trúc to, nhiều chân và liên kết chặt với xương hàm. Do đó một quy trình nhổ răng chuẩn sẽ không thể thiếu bước rạch lợi, mở xương.

Bác sĩ tiến hành mở một đường trên nướu và thực hiện bóc tách các lớp xương bằng khí cụ chuyên dụng. Khi xương đã  mở, tùy vào từng tình huống mà bác sĩ thực hiện cách nhổ răng khác nhau.

4.4. Bước 5: Nhổ răng cấm bị sâu

Thông thường đối với răng cấm bị sâu mọc thẳng, bác sĩ chỉ cần dùng lực để rút chiếc răng ra khỏi ổ. Thao tác thực hiện nhanh và tốn ít thời gian.

Còn đối với răng cấm bị sâu mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ chia răng thành nhiều phần. Sau đó tiến hành bẩy và gắp các mảnh răng ra. Khoảng 15 – 20 phút mới rút được toàn bộ phần răng còn sót lại.

4.5. Bước 5: Khâu và đóng vết thương

Kết thúc quy trình nhổ răng cấm, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương bằng nước tinh khiết. Rồi khâu vết thương lại với chỉ nha khoa.

Cuối cùng, bạn cắn một miếng bông gòn để cầm máu và ở lại khoảng 30 để theo dõi. Sau đó, bác sĩ kê thuốc giảm đau và dặn dò một số lưu ý chăm sóc sau khi nhổ.

Quy trình nhổ răng cấm bị sâu chuẩn Y khoa

Quy trình nhổ răng cấm bị sâu chuẩn Y khoa

5. Cách phòng chống sâu răng cấm hiệu quả

Để ngăn ngừa răng cấm bị sâu, bạn nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, ăn thức ăn giàu chất xơ, hạn chế đường và thức ăn ngọt,…

5.1. Sử dụng kem đánh răng fluoride

Kem đánh răng chứa Fluoride được nhiều nha sĩ khuyên dùng bởi những vai trò quan trọng. Theo thống kê, khi sử dụng kem đánh răng Fluoride, tỷ lệ phòng ngừa sâu răng trong 2 năm lên đến 30%. Càng tiếp tục sử dụng, tỉ tỷ lệ ngày càng tăng cao.

Bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn uống. Đặc biệt, đánh răng ít nhất hai lần trong ngày (vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy).

Sử dụng kem đánh răng fluoride

Sử dụng kem đánh răng fluoride

5.2. Có nên nhổ răng cấm bị sâu không – Lựa chọn bàn chải lông mềm

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng. Bởi bàn chải lông mềm giúp giảm tổn thương cho men răng hơn so với bàn chải lông cứng. Vì nếu sử dụng bàn chải lông cứng quá mạnh sẽ làm tổn thương men răng và gây đau nướu.

5.3. Hạn chế thức ăn nhanh và uống nước đóng chai

Thức ăn nhanh và uống nước đóng chai có thể gây ra sâu răng vì những lý do sau:

+ Thức ăn nhanh: Chứa nhiều đường và tinh bột, những chất tạo ra axit trong miệng khi được tiêu hóa. Axit có thể làm giảm độ pH trong miệng và gây hại cho men răng, khiến chúng dễ bị tấn công và làm răng dễ bị sâu.

+ Uống nước đóng chai: Chứa nhiều đường hoặc chất làm ngọt, dễ dàng tạo ra axit trong miệng, làm giảm độ pH và gây hại cho men răng.

Ngoài ra, thức ăn nhanh và nước đóng chai thường được đưa xuống dạ dày nhanh mà không cần nhai nhiều, làm cho thức ăn bám trên men răng và nướu. Việc không làm sạch miệng sau khi tiêu thụ thức ăn nhanh hoặc uống nước đóng chai tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn và thức uống trên.

5.4. Có nên nhổ răng cấm bị sâu không – Ăn thức ăn giàu chất xơ

Ăn những thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại trái cây như chuối, táo, cam và các loại rau xanh giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Chất xơ giúp tăng sự sản xuất nước bọt và làm sạch mảng bám trên răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và giảm nguy cơ sâu răng.

5.5. Hạn chế đường và thức ăn ngọt

Để phòng ngừa sâu răng, bạn chỉ nên sử dụng đường 500g/người/tháng. Thay thế đường tinh luyện bằng đường xylitol, erythritol hoặc các loại thực phẩm ít đường hoặc không đường để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể an toàn và phòng sâu răng hiệu quả.

Hạn chế đường và thức ăn ngọt

Hạn chế đường và thức ăn ngọt

5.6. Điều trị các bệnh lý răng miệng

Ngoài ra, điều trị các bệnh lý răng miệng cũng là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Khi bạn gặp những vấn về răng miệng như: mất men răng, viêm nướu, vi khuẩn tấn công men răng dễ dàng, dẫn đến sâu răng.

Vì thế, bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Để các nha sĩ tiến hành thăm khám tổng quát, đưa ra phương pháp điều trị khi gặp bệnh lý về răng miệng.

Với tình trạng răng cấm bị sâu nặng, việc nhổ bỏ là giải pháp an toàn cho sức khỏe của bản thân. Vì thế, bạn hãy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín ở đó bác sĩ có tay nghề cao, quy trình thực hiện chuẩn Y tế, máy móc hiện đại, tránh các biến chứng sau khi nhổ răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng cấm
Đau răng cấm phải làm sao để khắc phục dứt điểm?

Đau răng cấm phải làm sao để khắc phục dứt điểm?

Đau răng cấm là hiện tượng không hiếm gặp , tình trạng này gây ra nhiều đau nhức khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khả năng ăn nhai.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nhổ răng cấm được thực hiện khi nào, những lưu ý quan trọng

Nhổ răng cấm được thực hiện khi nào, những lưu ý quan trọng

Để tránh ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận, nhổ răng cấm là một thủ thuật nha khoa được bác sĩ chỉ định cho trường hợp răng gặp phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cấm hàm trên – Những điều quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cấm hàm trên – Những điều quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cấm hàm trên được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp bất khả kháng như sâu răng nghiêm trọng, viêm tủy không thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Giải đáp: Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng cấm là thủ tục phẫu thuật nhằm loại bỏ chiếc răng số 6 bị hư hại không thể bảo tồn. Bởi răng cấm đóng vai trò quan trọng trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không?

Nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không?

Theo dân gian, răng cấm là răng cấm nhổ, cấm động tới. Nhưng theo các chuyên gia, nếu răng cấm bị “bệnh nặng” không thể điều trị sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng cấm có thay không? Những vấn đề thường gặp về răng cấm

Răng cấm có thay không? Những vấn đề thường gặp về răng cấm

Răng cấm thường được biết đến là chiếc răng cố định trên xương hàm. Răng cấm giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map