16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng số 6 là chiếc răng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình ăn nhai nên các bác sĩ luôn ưu tiên phương án bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, nếu răng bị sâu nặng, hoại tử tủy, vỡ nghiêm trọng… các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Như vậy, đối với câu hỏi răng số 6 có nhổ được không thì câu trả lời là có nhưng không được nhổ tùy tiện. Sau khi nhổ răng, bạn sẽ gặp phải tình trạng sau: tiêu xương hàm, lực nhai giảm sút, xô lệch răng…
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng tại Nha Khoa Paris Hải Phòng cho biết, răng số 6 là một trong những chiếc răng lớn nhất ở trên cung hàm với vai trò chính là đảm bảo chức năng ăn nhai. Lực nhai sẽ được dồn nhiều vào răng hàm số 6. Chúng nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, răng số 6 còn là chiếc răng mọc đầu tiên ở trên cung hàm. Vì vậy, răng được xem như là một điểm tựa để các răng vĩnh viễn còn lại mọc lên đúng vị trí, giúp hạn chế tình trạng sai lệch khớp cắn.
Có không ít người nghĩ rằng răng số 6 là chiếc răng giữ vai trò rất quan trọng nên cấm nhổ bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số tình huống, các bác sĩ vẫn chỉ định nhổ bỏ răng số 6 để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dưới đây là những trường hợp cần nhổ bỏ răng số 6:
Sâu răng là một bệnh răng miệng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu như sâu răng quá nghiêm trọng, vi khuẩn đã phá vỡ phần lớn thân răng thì biện pháp xử lý duy nhất là nhổ bỏ răng. Nếu không, vi khuẩn sẽ tiếp tục lây lan và làm tổn thương tới các bộ phận xung quanh.
Hoại tử tủy:
Tủy răng hoại tử là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm tủy răng. Đối với trường hợp răng đã bị chết tủy, không còn đảm bảo chức năng ăn nhai thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để bảo tồn các răng lân cận. Không chỉ vậy, vi khuẩn viêm tủy răng còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nang chân răng, viêm xương hàm…
Vỡ răng nghiêm trọng:
Dưới tác động của ngoại lực, răng hàm số 6 có thể bị gãy, vỡ. Nếu như răng bị vỡ quá lớn, chỉ còn lại phần chân răng, các phương pháp phục hình như trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ… đều không thể áp dụng. Khi đó, bạn buộc phải nhổ bỏ răng và trồng răng giả thay thế.
Viêm nha chu nặng:
Viêm nha chu là tình trạng các mô mềm, dây chằng xung quanh răng bị viêm nhiễm. Ở giai đoạn nặng, răng sẽ trở nên lỏng lẻo và không thể bám chắc trên cung hàm. Nếu như không được điều trị sớm, bạn cũng cần nhổ bỏ răng.
Việc mất răng số 6 sẽ gây nên các hệ lụy sau: tiêu xương hàm, lực nhai giảm sút, xô lệch răng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, bạn không thể nhổ bỏ răng một cách tùy tiện.
Do không còn lực ăn nhai tác động hàng ngày nên mật độ và chất lượng xương hàm đều sẽ bị suy giảm sau một thời gian nhổ răng số 6. Đối với một người có sức khỏe bình thường thì chỉ sau khoảng 3 tháng, xương hàm đã dần bị tiêu biến. Tuy nhiên, khi đó, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn chưa có biểu hiện rõ rệt.
Khoảng 3 năm sau khi mất răng, nếu như bạn không trồng răng giả thì mật độ xương hàm tại vị trí nhổ răng đã bị tiêu biến tới 45 – 60%. Khi đó, má sẽ bị hóp vào trong, da nhăn nheo và khiến cho gương mặt bị già hơn so với tuổi thật.
Như những thông tin chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, răng số 6 là chiếc răng đảm nhận chức năng nhai và nghiền nát thức ăn. Do đó, khi răng bị nhổ bỏ, lực nhai sẽ bị giảm sút đi rõ rệt khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn.
Chưa hết, do thức ăn không được nghiền nát kỹ nên dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Dần dần, chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm kèm theo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
Sau khi nhổ răng số 6, cung hàm sẽ xuất hiện khoảng trống. Dần dần, các răng lân cận bị xô lệch tới vị trí mất răng. Không chỉ vậy, răng số 6 ở hàm đối diện sẽ bị trồi lên hoặc tụt xuống, làm khớp cắn sai lệch. Khi đó, cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khoảng trống giữa răng số 5 và răng số 7 sẽ khiến cho cặn thức ăn dễ bám lại. Ngoài ra, mất răng còn làm quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Cả hai yếu tố trên sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Dần dần, chúng sẽ tấn công răng, nướu và dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu…
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, nhổ răng số 6 hoàn toàn không gây nguy hiểm nếu như được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi, phòng vô trùng tuyệt đối…
Trước khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để biết chính xác số chân, vị trí mọc, các dây thần kinh xung quanh… và xây dựng phương án tối ưu. Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Piezotome hiện đại, răng số 6 có thể dễ dàng được nhổ bỏ mà không cần phải xâm lấn quá nhiều tới các bộ phận xung quanh.
Quá trình nhổ răng số 6 chỉ nguy hiểm trong trường hợp bạn tự nhổ răng tại nhà hoặc thực hiện ở những cơ sở nha khoa kém uy tín. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, nhổ sót chân răng…
Sau khoảng 1 – 2 tuần, các mô nướu ở vị trí nhổ răng số 6 đã lành lại. Tuy nhiên, xương ổ răng cần mất tới 1 – 2 tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn như lúc ban đầu. Với những người có lớn tuổi hoặc cơ địa yếu thì khoảng thời gian trên có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng.
Bên cạnh đó, thời gian liền vết thương sau khi nhổ răng sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Trong đó, sóng siêu âm Piezotome sẽ kích thích tái tạo mô răng nên vết thương mau chóng hồi phục hơn so với kỹ thuật nhổ răng truyền thống.
Sau khi nhổ răng số 6 hay bất kỳ chiếc răng vĩnh viễn nào trên cung hàm (trừ răng khôn), bạn đều cần trồng răng để đảm bảo chức năng ăn nhai. Hiện ba phương pháp trồng răng giả đang được áp dụng tại nha khoa là hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.
Trong đó, trồng răng Implant là giải pháp toàn diện nhất bởi lành tính, ăn nhai tốt và ngăn chặn tiêu xương. Chưa hết, trụ Implant còn có thể tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm nếu như bạn chăm sóc đúng cách và Nhổ răng số 6 có đau không
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “răng số 6 có nhổ được không” mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×