Có nên nhổ răng khôn số 8 ngay không, nhổ răng khôn có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo bác sĩ, nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng do răng này gây nên. Cụ thể thông tin như sau.
Răng số 8 được chỉ định khi chúng mọc và gây các biến chứng như sưng lợi, đau hàm kéo dài,nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, viêm nha chu. Đặc biệt là làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh hàm.
– Răng khôn thường mọc ở các vị trí sâu trong cung hàm. Khi răng mọc, xương hàm đã hết chỗ, răng này bắt buộc phải mọc xuyên qua nướu để trồi lên. Làm nứt các nướu gây chảy máu, viêm nhiễm nướu.
Các răng này làm cản trở đến quá trình sinh hoạt của khách hàng, đặc biệt là khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
– Răng khôn mọc ở vị trí thuận lợi nhưng ảnh hưởng đến các răng còn lại. Cụ thể: mặt ăn nhai của răng đọng nhiều thức ăn nên gây ra sâu răng, sứt răng; răng khôn mọc 1 bên làm bên kia không khớp được cung hàm, dẫn đến răng này dần dài ra, đâm sang nướu đối diện.
Những răng này tưởng không nguy hiểm nhưng lại dễ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nếu để lâu dài. Đây cũng là một phần cho câu trả lời có nên nhổ răng khôn số 8 không.
Khi nào có chỉ định cần nhổ bỏ răng số 8?
Nhổ răng khôn không gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho hàm răng. , có rất nhiều máy móc và công nghệ hiện đại hỗ trợ việc nhổ răng diễn ra an toàn. Tuy nhiên không phải cơ sở nha khoa nào cũng có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm để đảm bảo 100% không xảy ra biến chứng.
Một số biến chứng xảy ra nếu nhổ răng khôn tại địa chỉ không uy tín và khách hàng không biết cách chăm sóc sau nhổ.
– Nhiễm trùng: biểu hiện là sốt cao, có dịch tiết ra màu vàng hoặc trắng vết thương lâu lành, lan rộng ra các vùng khác.
– Tổn thương dây thần kinh trong răng: biểu hiện ngứa ran, tê ở lưỡi, tê môi dưới, tê chân răng.
– Viêm nhiễm khuẩn huyết: biểu hiện sốt cao kéo dài, rét run người, đau nhức răng, lung lay răng, viêm lợi
– Viêm ổ răng khôn: biểu hiện là hôi miệng, đau răng, răng bị ăn mòn.
Răng số 8 gây ra rất nhiều phiền toái cho người trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần nhổ bỏ chúng ngay lập tức.
Răng khôn thường mọc khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, tức là trên 18 tuổi. Phổ biến ở độ tuổi 20 đến 26. Răng này nằm ở cuối cùng trên cung hàm. Khi các răng hoàn chỉnh đã mọc đủ, không còn chỗ trống cho răng nữa, răng này sẽ đâm xuyên qua nướu để mọc lên.
Chúng có thể mọc bất cứ hình dáng nào, vị trí nào và thường là mọc nghiêng ngả, kích thước không to và đẹp như các răng hàm khác.
Răng khôn số 8 gây ra nhiều khó chịu cho chúng ta, đặc biệt là những bệnh lý nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Làm sâu răng, viêm lợi do mọc ở chỗ hiểm
Răng khôn là răng mọc sau cùng, đây là vị trí rất khó để vệ sinh và quan sát. Thức ăn dư thừa sẽ bám lại ở chỗ răng khôn và kéo theo các ổ vi khuẩn. Ổ vi khuẩn làm hư men răng, tạo thành các mảng bám dưới chân răng (cao răng).
Men răng bị sâu răng ăn mòn, chuyển thành màu đen, lỗ chỗ. Chúng gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu nặng, viêm lợi trùm lên răng khôn, nướu sưng to và có mủ bên trong.
Xương và hàm răng số 7 bị hủy hoại
Răng khôn số 8 mọc lệch và quay sang đâm vào răng số 7 chúng sẽ phần nào tác động lên xương răng số 7 làm tiêu xương răng, yếu răng, răng lung lay, răng mọc xô lệch. Nếu tình trạng này kéo dài thậm chí có thể phải nhổ bỏ cả răng số 7.
Tình trạng này gián tiếp gây nên sự xô lệch của các răng kế tiếp; làm giảm khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hàm răng.
Ngoài thắc mắc có nên nhổ răng khôn số 8 không, có nhiều khách hàng lo lắng về việc nhổ răng khôn số 8 bị đau, chảy nhiều máu và nguy hiểm, Bác sĩ giải đáp ra sao?
Răng khôn số 8 là răng hàm tập trung rất nhiều dây thần kinh. Vì vậy việc tác động và nhổ bỏ đều có thể ảnh hưởng đến cả hàm răng.
Nếu nha sĩ thực hiện nhổ răng khôn thiếu kinh nghiệm kết hợp khách hàng không biết cách chăm sóc sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Đau nhức, viêm, sưng kéo dài từ 3 đến 8 tuần
– Nhiễm trùng xương ổ răng, có nguy cơ bị áp xe răng số 8
– Mất nhiều máu, chảy máu hàng ngày
– Ảnh hưởng đến các dây thần kinh, biểu hiện là tê môi, cằm, mất thính giác, ngứa ở môi và lưỡi…
Viêm nướu răng khi nhổ răng khôn số 8
LƯU Ý:
Nhổ răng số 8 tuy không nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra các bệnh răng miệng khác. Tuy nhiên khách hàng có thể yên tâm với những ca khó. Chúng ta có thể áp dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm Pietozome hiện đại. Công nghệ này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Không gây đau đớn: vì sử dụng sóng siêu âm tần số cao giúp dễ dàng bóc tách các mô, nướu để loại bỏ chân răng nhẹ nhàng.
– An toàn cho sức khỏe: sóng siêu âm từ công nghệ Piezotome có khả năng xác định chính xác vị trí răng cần nhổ. Hạn chế tối đa các tác động vào dây thần kinh và các mạch máu quanh răng.
– Tiết kiệm thời gian điều trị: quá trình nhổ răng cùng sóng siêu âm diễn ra khoảng 15 – 30 phút. Khách hàng không bị đau nhiều và có thể nhanh chóng ra về.
– Mau hồi phục vết thương: công nghệ siêu việt từ Piezotome có khả năng khóa mạch máu. Giúp vết thương hở nhanh phục hồi và lành lại.
Sau đây là một quy trình chuẩn khi nhổ răng số 8:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sức khỏe răng miệng
Bước chụp chiếu này sẽ giúp bác sĩ nhận định được tình trạng răng của người bệnh. Chẩn đoán bệnh và dự đoán những rủi ro trong khoang miệng vào thời gian tới. Nếu khách hàng đang bị các bệnh lý về răng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị triệt để trước sau đó mới tiến hành nhổ răng.
Bước 2: Đánh giá tình trạng mọc răng khôn
Căn cứ vào tình trạng mọc răng khôn và những răng hàm bên cạnh. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng phù hợp. Răng khôn mọc thẳng, răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch đều có 1 phác đồ điều trị riêng.
Bước 3: Gây mê tại chỗ
Để người bệnh không bị áp lực tâm lý và đau đớn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê cục bộ. Sau đó sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ chiếc răng khôn. Trong quá trình nhổ răng, các dụng cụ cần được khử trùng sạch sẽ nhất có thể để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Cụ thể:
– Với phương pháp nhổ kìm truyền thống
Bác sĩ dùng nậy tác động làm răng lung lay. Đến khi phù hợp sẽ dùng kìm nha khoa nhổ bỏ. Với các răng khôn mọc ngầm, cần phải tiến hành rạch lợi, mài nhỏ răng. Sau đó mới nhổ và khâu vết rạch ban đầu.
+ Với phương pháp Piezotome hiện đại
Bác sĩ chiếu năng lượng rung của sóng siêu âm với tần số cao. Mục đích để tác động tới dây chằng xung quanh chân răng. Sau vài giây các dây chằng sẽ bị đứt gãy. Cuối cùng là dùng kìm nhổ răng lên và bôi màng collagen vào xung quanh, giúp vết thương nhanh lành miệng.
Bước 4: Hoàn thành nhổ răng
Sau khi bác sĩ loại bỏ chiếc răng khôn, người bệnh phải cắn bông cầm máu khoảng 5-10 phút. Sau đó hết thuốc gây mê có thể đi về tự chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân cần tái khám hoặc đi cắt chỉ theo lịch của bác sĩ.
Khi trả lời được câu hỏi có nên nhổ răng khôn số 8 không, chúng ta cần nắm rõ cách chăm sóc hàm răng hàng ngày để bảo vệ vết thương.
– Hãy ăn các loại thực phẩm mềm và loãng để giảm các lực tác động đến răng. Xương hàm cũng không phải làm việc nhiều.
– Trong 2 ngày đầu tiên: không nên ăn các món cứng, dai hoặc quá lạnh, quá nóng để duy trì sư hồi phục của vết thương
– Tránh uống nước có ga và có cồn, không sử dụng các chất kích thích.
– Không hút thuốc lá trong 3 ngày đầu tiên. Thuốc lá có thành phần rất độc, có thể làm kéo dài tình trạng sưng viêm.
– Uống 2 lít nước/ngày để hỗ trợ tuần hoàn máu, tái tạo vết thương nhanh lành.
– Ăn thật nhiều rau củ quả và bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn thức ăn mềm sau nhổ răng khôn số 8
– Không súc miệng mạnh và chải răng ở khu vực vừa mới nhổ răng.
– Để giảm đau, chúng ta có thể chườm đá lên vùng má bên ngoài chỗ nhổ răng. Đá làm co lại các mạch máu, giảm sưng viêm, đau nhức.
– Thường xuyên súc miệng với nước trà đặc hoặc nước muối loãng hàng ngày. Đây là những “vị thuốc” có khả năng sát khuẩn và phòng tránh nhiễm trùng rất tốt.
– Nên sử dụng các ống hút khi uống nước để tránh nước làm áp lực lên vùng răng mới nhổ.
Vậy có nên nhổ răng khôn số 8 không, câu trả lời là có. Nhổ răng số 8 sớm sẽ giúp chúng ta tránh được những biến chứng gây ra các bệnh lý trong khoang miệng. Hãy tìm một địa chỉ nha khoa tốt nhất để được nhổ răng an toàn và đỡ đau nhất.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Bất kỳ chiếc răng nào trên hàm đều cần phải nhổ bỏ khi có vấn đề, không thể bảo tồn được nữa và răng số 8 hàm trên cũng không ngoại lệ.
Nhổ răng số 8 gây đau đầu thường là do kỹ thuật nhổ răng sai cách của bác sĩ nha khoa dẫn đến các biến chứng tổn thương mô mềm nghiêm
Bạn chỉ nên nhổ răng số 8 mọc thẳng nếu như răng kích thước to, tác động tới răng số 7, không có răng ở hàm đối diện, mắc bệnh lý ở mức
Nhổ răng số 8 sau 1 tuần vẫn đau là tình trạng có thể xảy ra do tổn thương mô mềm nghiêm trọng, biến chứng nhiễm trùng, viêm ổ răng
Nhổ răng số 8 xong bị tê lưỡi thường xảy ra bởi hai nguyên nhân chính là do thuốc tê và tổn thương dây thần kinh. Như vậy, sẽ có một
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×