Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dấu hiệu ung thư vòm họng: Nhận biết sớm, điều trị sớm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Hồ Hiệp Anh Tuấn – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Bệnh phát triển tại vùng họng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp, dẫn đến sự chủ quan trong việc điều trị. Khi phát hiện bệnh, thường đã ở giai đoạn muộn và có biến chứng nhanh chóng. Vậy dấu hiệu ung thư vòm họng là gì và cách phòng tránh ra sao? Cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết sau.

1. Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như viêm mũi họng, viêm amidan, bệnh viêm xoang mãn tính,… Tuy nhiên, bệnh phát triển rất nhanh và giai đoạn xâm lấn sẽ rất nguy hiểm.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu bao gồm: Đau rát họng, khản tiếng; ngạt mũi; đau đầu, ù tai; ho có đờm; chảy máu mũi; khó thở; nổi hạch ở cổ.

1.1. Đau rát họng, khản tiếng

Khi gặp tình trạng này, có thể là do khối u đang phát triển ở vòm họng, gây tổn thương tới các tế bào lành và chèn ép các cơ quan xung quanh. Khối u ảnh hưởng tới hạch bạch huyết, gây cảm giác đau rát trong cổ họng, thậm chí khi nuốt nước bọt. Tình trạng này chỉ sau vài ngày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, làm khản tiếng.

Dù dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với các vấn đề về đường hô hấp nhưng người mắc ung thư vòm họng thường cảm thấy đau ở một bên, tình trạng đau tăng dần và không giảm đi khi sử dụng thuốc điều trị.

1.2. Ngạt mũi

Dấu hiệu tiếp theo của ung thư vòm họng là ngạt mũi. Ban đầu bạn chỉ bị ngạt mũi một bên, có thể kèm theo chảy nước mũi. Tình trạng này xuất hiện do vòm họng đau ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ hô hấp, làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển gây bệnh.

1.3. Đau đầu

Người mắc ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường cảm thấy đau đầu âm ỉ và không mạnh. Cơn đau đầu sẽ tăng cường và liên tục, lan từ một bên đầu sang phía đối diện.

1.4. Ù tai

Ngoài ra, sự phát triển của tế bào ung thư vòm họng có thể ảnh hưởng đến thính giác. Bạn có thể cảm thấy ù tai kéo dài hoặc đau tai và nghe kém ở một bên.

Vấn đề về thính giác có thể xuất hiện thoáng qua, có lúc tự giảm đi rồi lại tái phát. Nhiều trường hợp, người mắc cho rằng bị viêm tai và tự mua thuốc để điều trị. Chỉ khi tình trạng trở nên nặng hơn thì mới đi kiểm tra và phát hiện bệnh. Hầu hết các trường hợp phát hiện khối u ở vòm họng kèm theo tổn thương đến tai ở cùng bên, khiến màng nhĩ co kéo hoặc có dịch trong tai giữa.

1.4. Ho có đờm

Tình trạng ho khi mắc bệnh ung thư vòm họng thường là ho kéo dài và có đờm. Những loại thuốc điều trị cảm cúm và ho chỉ làm giảm tạm thời các triệu chứng.

1.5. Chảy máu mũi

Đây là biểu hiện dễ dàng nhầm lẫn với tình trạng chảy máu cam. Tuy nhiên chảy máu mũi cũng là dấu hiệu của ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân là do vòm họng nằm phía trên khoang họng miệng, phía sau khoang mũi. Cấu trúc này dẫn đến chảy máu từ cửa mũi ra phía trước hoặc chảy xuống họng phải khít xuống và khạc ra ngoài.

Các triệu chứng đi kèm có thể là ngạt mũi, chảy dịch mũi, khiến người bệnh nghĩ rằng chảy máu là do viêm thông thường nên chủ quan. Khi tần suất chảy máu nhiều hơn thì mới đi khám.

1.6. Khó thở

Khi khối u trong vòm họng phát triển lớn, gây áp lực và chèn ép lên các cơ quan xung quanh vòm họng. Việc cản trở lưu thông không khí qua đường hô hấp làm cho người bệnh cảm thấy khó thở.

1.7. Hạch ở cổ

Khi phát hiện có hạch sưng ở vùng sau góc hàm, đừng chủ quan với triệu chứng này. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Theo thời gian, hạch sẽ ngày càng phát triển và cảm nhận rõ rệt hơn. Lúc này, hạch sẽ gây cảm giác đau nhức, khó chịu và báo hiệu ung thư vòm họng đang chuyển sang giai đoạn nghiệm trọng.

dấu hiệu ung thư vòm họng

Khối u đang phát triển ở vòm họng

2. Chẩn đoán ung thư vòm họng như thế nào?

– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe của bệnh nhân, các triệu chứng và dấu hiệu mà họ đang gặp phải. Điều này bao gồm cả việc kiểm tra vòm họng và cổ họng của bệnh nhân để tìm hiểu các vùng có biểu hiện bất thường.

– Siêu âm và X-quang: Các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm và X-quang có thể được sử dụng để tạo hình ảnh của vòm họng và niêm mạc cổ họng để xem xét bất thường có thể xuất hiện.

– Chụp CT (Computed Tomography): CT scan sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của cổ họng và vùng xung quanh, giúp bác sĩ xác định kích thước và phạm vi của khối u, và xem xét xem ung thư đã lan tỏa đến các vùng khác trong cơ thể hay chưa.

– MRI (Magnetic Resonance Imaging): MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong cơ thể, giúp xác định rõ hơn về vị trí và kích thước của khối u.

– Biopsy (xét nghiệm khối u): Biopsy là quá trình lấy một mẫu tế bào hoặc mô từ vùng bất thường trong vòm họng hoặc niêm mạc cổ họng để kiểm tra chúng dưới kính hiển vi. Biopsy là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất để xác định xem liệu bất thường đó có phải là ung thư hay không và nếu có, nó là loại ung thư gì.

3. Cách điều trị ung thư vòm họng

3.1. Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong chữa trị ung thư vòm họng, hóa trị có thể được ứng dụng theo ba liệu pháp sau:

– Hóa trị kết hợp với xạ trị: Thực hiện song song cả hai phương pháp này, sẽ tăng tính hiệu quả của xạ trị.

– Xạ trị trước hóa trị: Hóa trị được thực hiện sau xạ trị nhằm mục tiêu loại bỏ các khối u còn tồn tại trong cơ thể.

– Hóa trị sau xạ trị: Hóa trị được thực hiện để hỗ trợ và bổ trợ xạ trị.

3.2. Xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để loại bỏ khối u. Với các tế bào ung thư có kích thước nhỏ, xạ trị bằng tia ngoài có thể là phương pháp duy nhất được áp dụng. Với những trường hợp khác, có thể kết hợp giữa hóa trị và xạ trị để chữa bệnh.

Ngoài ra, có một hình thức xạ trị ung thư vòm họng khác là chiếu tia bên trong, thường được sử dụng khi ung thư vòm họng tái phát. Phương pháp này sẽ tiếp cận và loại bỏ tế bào ung thư hiệu quả hơn.

3.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường chỉ được thực hiện để loại bỏ các hạch bạch huyết tại cổ và các tế bào ung thư ở vòm họng.

Tuy nhiên, phẫu thuật không được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư vòm họng vì đây là khu vực khó tiếp cận và rất nhạy cảm, gần dây thần kinh và mạch máu.

dấu hiệu ung thư vòm họng

Phẫu thuật ung thư vòm họng

4. Cách phòng ngừa ung thư vòm họng sớm nhất

4.1. Phòng ngừa lây nhiễm HPV

Nguy cơ nhiễm HPV tại vùng hầu họng tăng lên ở những người có quan hệ tình dục qua đường miệng. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV giúp giảm nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vùng miệng và hầu họng.

4.2. Phòng ngừa EBV

Nhiễm EBV có liên quan đến sự phát triển của ung thư vòm họng và một số u lympho. Các yếu tố khác, như đột biến gen hoặc thói quen hút thuốc cũng ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng chống lại EBV, từ đó tăng nguy cơ hình thành và phát triển ung thư vòm họng.

Để phòng ngừa EBV, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao, vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh EBV.

4.3. Không sử dụng chất kích thích

Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vòm họng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần tránh khói thuốc và không hút thuốc lá.

Ngoài ra, uống rượu bia không kiểm soát cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh ung thư. Nhất là khi kết hợp hút thuốc lá và uống rượu bia, nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ càng nghiêm trọng hơn do tác dụng hỗ trợ nhau của khói thuốc và rượu bia.

4.4. Thực hiện kiểm tra định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa quan trọng để phát hiện và chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu. Qua đó làm tăng cơ hội hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong. Theo nhiều chuyên gia, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên, thời gian kiểm tra có thể ngắn hơn tùy vào mỗi người dựa trên tiền sử bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại.

dấu hiệu ung thư vòm họng

Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về dấu hiệu ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn đầu. Nhận biết bệnh sớm giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người bệnh. Hãy chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa ung thư vòm họng và các bệnh nguy hiểm khác.

Hiển thị nguồn

Suckhoedoisong: “Ung thư vòm họng: 4 dấu hiệu cảnh báo sớm và những điều bạn không nên bỏ qua”

Vnvc: “Ung thư vòm họng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa”

Hellobacsi: “Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị”

Mayoclinic: “Throat cancer – Symptoms and causes – Mayo Clinic”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *