Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Công nghệ Hàn Trám Răng Laser Tech – Tái tạo răng chỉ trong 10 Phút

Hàn trám răng từ hàng trăm năm nay vẫn luôn là giải pháp phục hồi và điều trị răng sâu phổ biến nhất. Ngày nay kỹ thuật hàn răng còn được ứng dụng rất nhiều trong việc phục hình thẩm mỹ cho răng bị sứt, mẻ hoặc vỡ. Cùng tìm hiểu chi tiết về công nghệ hàn trám răng qua bài viết dưới đây

1. Hàn trám răng thẩm mỹ là gì?

Hàn trám răng thẩm mỹ (tiếng anh là Dental Filling) là việc sử dụng một vài loại vật liệu nha khoa như Composite, Amalgam hoặc sứ để tạo hình lại những chiếc răng bị sâu, vỡ mẻ, sứt,….

Theo nhiều tài liệu lịch sử, kỹ thuật hàn răng có thể đã xuất hiện từ cách đây hơn 10.000 năm. Người ta đã tìm thấy bằng chứng trong một bộ hài cốt ở Pakistan, nguyên liệu sử dụng khi đó là sáp ong.

trám răng là gì

Ngày nay, trám răng đang là dịch vụ giúp rất nhiều khách hàng khắc phục các vấn đềliên quan đến răng miệng với chi phí tương đối rẻ.

2. Những trường hợp nào có thể trám răng?

Trám răng thẩm mỹ ngày nay luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong một số TH như

Răng bị sâu

Răng thưa

Răng bị sứt, vỡ, mẻ,..

Hàn răng thẩm mỹ tạo hình răng khểnh, răng thỏ,….

hàn răng thẩm mỹ

Tùy từng mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng có thể hàn răng thẩm mỹ hay không?

3. Ưu nhược điểm của hàn trám răng thẩm mỹ

Cũng giống như các dịch vụ nha khoa khác, hàn trám răng cũng sẽ có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm. Cụ thể như sau:

3.1 Ưu điểm khi hàn răng

Kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng

Không xâm lấn, không yêu cầu phẫu thuật

Vật liệu hàn răng miễn nhiễm với mọi sự tấn công từ vi khuẩn

Chi phí rẻ

Thời gian sử dụng khá tốt với một vài loại vật liệu nhất định

ưu điểm khi hàn trám răng

3.2 Nhược điểm của trám răng

Độ bền không cao, đặc biệt khi trám răng hàm

Tính thẩm mỹ không quá tốt, nhất là khi hàn răng cửa

Yêu cầu mô răng thật còn đủ và chắc khỏe

3.3 Vậy có nên trám răng không?

Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ sẽ phù hợp với những người mới sâu răng hoặc những người bị vỡ, mẻ, sứt ở mức độ nhẹ.

có nên trám răng không

Những khách hàng bị vỡ, mẻ răng lớn vẫn có thể trám được, tuy nhiên độ bền của mối hàn sẽ rất kém và nhanh bị bong bật chỉ sau một thời gian ngắn.

Còn với người sâu răng nặng thường sẽ phải điều trị tủy. Khi đó vẫn có thể hàn răng nhưng miếng trám sẽ không thể bảo vệ tốt mô răng thật trong quá trình ăn nhai, dễ bị vỡ, hỏng theo thời gian.

4. Có những kỹ thuật trám răng nào?

có hai kỹ thuật trám răng chính bao gồm: Hàn răng gián tiếp và trực tiếp.

4.1 Trám răng trực tiếp

Trám răng trực tiếp là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ thuật mà ngay sau khi loại bỏ mô răng hỏng thì vật liệu trám sẽ được đưa vào thay thế

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, đơn giản và bác sĩ dễ dàng điều chỉnh trong quá trình tạo hình.

phương pháp trám răng trực tiếp

4.2 Hàn răng gián tiếp

Trám răng gián tiếp là kỹ thuật mà mối hàn răng sẽ được tạo hình, chế tác trong labo răng sứ dựa trên dấu răng thực tế của khách hàng. Do đó, có thể hiểu trám răng gián tiếp chính là hàn răng Inlay – Onlay.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể phục hình răng trên một diện tích lớn, hạn chế việc phải bọc răng sứ khiến khách hàng phải mài đi mô răng khỏe mạnh.

5. Trám răng mất bao lâu? Quy trình hàn răng như thế nào?

Một quy trình trám răng thông thường diễn ra khá nhanh, chỉ tốn khoảng 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám & tư vấn

Trước khi tiến hành hàn trám răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng hư tổn thực tế của khách hàng. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp & vật liệu hàn phù hợp nhất.

Bước 2: Sửa soạn khu vực răng cần trám

Sau khi lựa chọn được vật liệu & phương pháp hàn trám phù hợp bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục mô răng bị hỏng.

Tiếp đó, làm sạch xung quanh vị trí chuẩn bị hàn trám.

quy trình trám răng

Ở kỹ thuật trám răng gián tiếp thì nha sĩ sẽ lấy dấu hàm, sau đó sẽ chuyển cho labo răng sứ để tạo hình miếng trám Inlay – Onlay phù hợp nhất.

Bước 3: Trám răng

Với kỹ thuật trám gián tiếp thì bác sĩ chỉ cần đưa miếng trám đã chế tác sẵn vào và kết nối bằng keo dán nha khoa.

Bước 4: Chiếu đèn tăng tốc

Để tăng tốc quá trình miếng trám đông cứng lại thì bác sĩ thường sẽ chiếu đèn Laser hỗ trợ. Do vậy thay vì chờ tới 7 – 8 tiếng để miếng trám hóa cứng thì nay chỉ cần khoảng 15 phút là hoàn thành

quy trình hàn răng

6. Trám răng Laser Tech – Công nghệ hàn răng hiện đại nhất

Công nghệ hàn trám răng Laser Tech đã và đang giúp cả bác sĩ lẫn khách hàng nâng cao được hiệu suất dịch vụ và rút ngắn thời gian hàn răng.

6.1 Rút ngắn thời gian nhanh gấp 3 lần

Việc kết hợp các bước sóng laser tần số cao vào ánh sáng xanh đã giúp các vật liệu trám nhanh chóng bị hóa cứng.

Miếng trám sẽ liên tục bị tác động và thúc đẩy các hoạt chất bên trong đông cứng nhanh hơn.

Vì vậy khách hàng chỉ cần nằm đợi chiếu đèn khoảng 10 – 15 phút là đã có thể hoàn tất dịch vụ

6.2 Củng cố thêm độ bền của miếng trám

Việc hóa cứng nhanh miếng trám ngoài giảm thời gian chờ đợi thì sẽ góp phần gia tăng độ bền cho mối hàn.

Khi miếng trám được đặt vào răng, nếu nhanh chóng bị hóa cứng thì các vết nứt hay khe hở sẽ được hạn chế.

trám răng laser tech

6.3 Loại bỏ vi khuẩn

Ánh sáng xanh từ công nghệ Laser Tech còn hỗ trợ loại bỏ toàn bộ vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt miếng trám. Do vậy, trong suốt quá trình chiếu đèn, vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập hay tồn tại xung quanh mối hàn được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Công nghệ Laser Tech
Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là một dịch vụ mà hầu hết các nha khoa trên thị trường đều cung cấp. Phương pháp trên không chỉ khắc phục nhiều khuyết điểm

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình

Trám răng Composite: Phương pháp trám răng an toàn và hiệu quả

Trám răng Composite: Phương pháp trám răng an toàn và hiệu quả

Trám răng Composite phù hợp với các vị trí răng cửa, răng nanh bởi tính thẩm mỹ tương đối tốt. Kể cả khi hàn răng cối thì Composite vẫn

Trám răng xong có đánh răng được không – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Trám răng xong có đánh răng được không – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha

Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh răng miệng đều được bảo hiểm chi trả nếu bạn tham gia

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map