19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng hàm có thể bị gãy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được rõ gãy răng hàm có sao không cũng như cách khắc phục hiệu quả. Ở trong bài viết sau, Nha Khoa Paris sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên.
Gãy răng hàm (1) có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: va chạm mạnh, cấu trúc men răng yếu, bệnh lý răng miệng và thói quen xấu.
– Va chạm mạnh: Răng hàm là nhóm răng có khả năng chịu lực cao. Tuy nhiên, nếu như phải chịu những va chạm mạnh do tai nạn, ngã, chơi thể thao… thì răng vẫn có thể bị gãy, vỡ.
– Cấu trúc men răng yếu: Nếu như men răng yếu, răng không chỉ nhanh bị bào mòn mà còn dễ gãy, nứt ngay cả trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
– Bệnh lý răng miệng: Gãy răng cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng… Nếu các bệnh lý trên không được xử lý sớm, răng sẽ càng ngày càng suy yếu, bị tổn thương từ sâu bên trong nên rất giòn và dễ gãy.
– Thói quen xấu: Trên thực tế, rất nhiều người có thói quen xấu như thường xuyên ăn nhai vật cứng, dùng răng để cạy, mở nắp chai… Điều đó khiến cho răng nhanh bị suy yếu và dễ nứt, gãy.
Gãy răng hàm có thể xảy ra ở các dạng sau:
– Gãy răng theo chiều ngang: Răng hàm bị gãy theo chiều ngang, một phần đã bị rơi ra, phần còn lại vẫn giữ nguyên trên cung hàm. Khi đó, bạn có thể nhìn thấy một chấm đỏ ở phần trung tâm. Đồng thời, men răng và ngà răng cũng đã bị phá hủy hoàn toàn.
– Gãy răng theo chiều dọc: Răng hàm bị gãy chia ra thành hai phần theo chiều dọc của thân răng. Đối với trường hợp trên, chân răng có thể bị tổn thương hoặc không.
– Gãy cả thân và chân răng: Đây là trường hợp gãy răng hàm nghiêm trọng nhất, cả thân và chân răng đều bị tổn thương.
Gãy răng hàm (2) sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ, hạn chế chức năng ăn nhai, lệch hai hàm, ảnh hưởng khớp thái dương, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, tác động xấu đến sức khỏe và tiêu xương hàm.
Nếu như bạn bị gãy răng hàm số 4 hoặc số 5, tính thẩm mỹ của hàm răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi những răng trên vẫn bị lộ rõ ra bên ngoài khi bạn cười hoặc nói chuyện. Điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị mất tự tin, không thoải mái khi giao tiếp với mọi người xung quanh và dần dần ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý.
Răng hàm là nhóm răng đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Khi răng hàm bị gãy, đồng nghĩa với việc cấu trúc của răng đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó chắc chắn sẽ làm cho chức năng ăn nhai bị suy giảm rõ rệt.
Gãy răng hàm thường đi kèm với những cơn đau buốt và khó chịu. Từ đó, bạn sẽ có xu hướng chỉ ăn nhai ở một bên hàm không bị gãy răng. Tình trạng trên kéo dài sẽ khiến cho hai hàm bị lệch. Thậm chí, răng ở bên hàm nhai nhiều sẽ nhanh bị mòn hơn, làm mất đi sự cân đối giữa hai bên hàm trái và phải.
Như chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, gãy răng hàm sẽ gây ra tình trạng ăn nhai một bên để giảm cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, điều đó lại khiến cho khớp thái dương bị mòn dần và không đều ở hai bên.
Khi đó, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như đau nhức hàm, có tiếng lục cục phát ra trong lúc ăn nhai, há miệng khó khăn… Trong trường hợp nặng, bạn còn không thể đóng mở miệng một cách bình thường.
Răng hàm bị gãy khiến cho cấu trúc của răng đã bị phá hủy hoàn toàn, làm lộ ra phần ngà răng và tủy răng bên trong. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng và dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng, viêm chân răng… Những bệnh lý trên không chỉ gây ra cơn đau nhức dai dẳng mà còn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn nếu như không chữa trị sớm.
Gãy răng hàm sẽ gây đau nhức, thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và dẫn tới tình trạng đau đầu dai dẳng. Nếu kéo dài, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cơ thể suy nhược và dễ bị mệt mỏi.
Chưa kể, gãy răng hàm còn làm suy giảm chức năng ăn nhai. Khi đó, các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Nếu như tình trạng trên không được khắc phục sớm, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
Đối với trường hợp bị gãy răng hàm, các bác sĩ thường sẽ chỉ định trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ bỏ chân răng và trồng răng giả thay thế.
Nếu như răng hàm chỉ bị gãy ít, không quá ⅓ thân răng thì các bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng như GIC, Composite… để đắp lên phần răng hàm bị khuyết thiếu. Sau khi trám, hình dáng của răng được khôi phục như lúc ban đầu, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày.
Quá trình trám răng hàm chỉ diễn ra trong khoảng 30 – 45 phút là đã hoàn tất. Đặc biệt, vật liệu trám cực kỳ an toàn, có độ tương thích cao với răng, nướu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, sau khoảng vài năm sử dụng, miếng trám sẽ rất dễ bị bong ra ngoài. Khi đó, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa để thay thế miếng trám mới.
Trong trường hợp răng hàm bị gãy ⅔ hoặc phân nửa răng, bọc răng sứ được xem là giải pháp tối ưu. Cụ thể, bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng thật để điều chỉnh hình thể của răng và đảm bảo kết nối vững chắc giữa răng sứ và răng thật. Sau đó, bác sĩ sẽ bọc răng sứ lên trên.
Răng sứ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Thậm chí, mọi người xung quanh còn khó phát hiện ra bạn đã làm răng giả.
Đặc biệt, răng sứ có độ chịu lực rất tốt. Những dòng răng toàn sứ cao cấp còn chịu lực gấp 7 – 8 lần so với răng tự nhiên. Do đó, sau khi làm răng, bạn hoàn toàn có thể thoải mái ăn nhai những món mà mình yêu thích.
Trong trường hợp răng hàm bị gãy nặng, đã ảnh hưởng đến phần chân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chân răng. Sau đó, bạn nên cấy ghép răng Implant để phục hình răng bị mất. Bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ Implant vào vùng xương hàm tại vị trí nhổ răng.
Sau khoảng 3 – 6 tháng, trụ sẽ liên kết chặt chẽ với các mô ở bên trong xương hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ gắn răng giả lên trên thông qua khớp nối Abutment và hoàn tất quá trình phục hình.
Trụ Implant có nhiệm vụ thay thế chân răng bị mất. Nhờ vậy, xương hàm vẫn được truyền lực tác động từ quá trình ăn nhai hàng ngày nên ngăn chặn tình trạng tiêu xương hiệu quả.
Sau khi cấy ghép răng Implant, chức năng ăn nhai có thể khôi phục đến 99%. Đặc biệt, trụ được làm từ titanium nên có khả năng tương thích rất cao với xương hàm. Thậm chí, trụ còn có thể tồn tại vĩnh viễn nếu như được chăm sóc tốt mà không gây ra bất kỳ biến chứng gì.
Sau khi điều trị gãy răng hàm, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau khi chăm sóc răng miệng tại nhà:
– Ưu tiên ăn những thực phẩm mềm khi mới trồng răng để tránh tình trạng đau nhức, đồng thời giúp răng giả ổn định.
– Đeo hàm bảo vệ khi chơi thể thao để tránh tác động lực mạnh lên răng.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp răng, nướu thêm khỏe mạnh.
– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng.
– Làm sạch cặn thức ăn và mảng bám ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
– Súc miệng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc trong vòng 30 – 60 giây để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ làm sạch răng miệng tổng quát và kiểm tra răng, nướu.
Như vậy, vấn đề “gãy răng hàm có sao không” đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở trong bài viết trên. Nhìn chung, hiện tượng trên gây ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ và sức khỏe. Do đó, bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt khi bị gãy răng hàm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×