Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng hàm: Trường hợp nào cần nhổ và lưu ý quan trọng

Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu trong nha kha giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đang có vấn đề ra khỏi hàm. Đó có thể là những chiếc răng bị hư hỏng nặng, viêm tủy, viêm nha chu… Với sự hỗ trợ của những công nghệ, thiết bị hiện đại, quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ, an toàn và không gây nguy hiểm cho sức khỏe nên bạn không cần phải quá lo lắng.

1. Nhổ răng hàm được chỉ định trong những trường hợp nào

Răng hàm thường được bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ bỏ trong những trường hợp sau:

– Răng hàm bị sâu, viêm tủy quá nặng, gây phá hủy gần hết cấu trúc răng.

– Viêm nha chu nặng khiến cho răng lung lay, thậm chí ổ viêm còn lan rộng đến cả chân răng, xương hàm và gây áp xe.

– Răng hàm bị gãy, vỡ nhiều do chấn thương, va đập mạnh… và không thể khôi phục được bằng các phương pháp nha khoa thông thường.

– Nhổ răng số 4, răng khôn… để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp các răng mọc sai lệch dễ dàng dịch chuyển trở về đúng vị trí.

Nhổ răng sữa khi bị lung lay để răng vĩnh viễn có thể phát triển.

– Nhổ răng khôn trong trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, gây nhiễm trùng…

Nhổ răng hàm trong trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng

Nhổ bỏ răng hàm trong trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng

2. Những dấu hiệu cho thấy răng hàm đang gặp vấn đề

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy răng hàm của bạn đang gặp vấn đề:

– Răng hàm bị đau nhức, đặc biệt là khi ăn nhai và vào ban đêm.

– Nướu bị sưng tấy và dễ chảy máu trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Răng hàm bị lung lay, không còn đứng vững trong xương hàm.

– Hôi miệng, gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hàng ngày.

– Gặp khó khăn khi nhai, ăn uống hoặc mở miệng.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, dễ bị đau buốt trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Các mô nướu xung quanh răng bị sưng tấy kèm mủ.

Đau nhức dai dẳng là dấu hiệu cho thấy răng hàm đang gặp vấn đề

Đau nhức dai dẳng là dấu hiệu cho thấy răng hàm đang gặp vấn đề

3. Quy trình nhổ răng hàm

Để đảm bảo an toàn, quá trình nhổ bỏ răng hàm cần được tiến hành theo các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra toàn bộ khoang miệng và chụp phim X-quang để xác định chính xác tình trạng của răng cần nhổ bỏ. Sau đó, bác sĩ chuẩn bị những dụng cụ nhổ răng cần thiết như bơm tiêm tê, bẩy, kìm nhổ răng…

– Bước 2: Bác sĩ lấy cao răng và làm sạch răng miệng bằng nước có pha dung dịch súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại ra khỏi khoang miệng. Sau đó, bác sĩ tiến hành đo huyết áp và test thuốc tê trong vòng 10 phút. Nếu như không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí cần nhổ răng để giảm cảm giác đau nhức khi thực hiện.

– Bước 3: Bác sĩ bóc tách niêm mạc miệng và dây chằng nha chu ra khỏi răng hàm cần nhổ bằng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

– Bước 4: Bác sĩ sử dụng bẩy, kìm để tách chân răng ra khỏi xương ổ răng và nhổ răng. Nếu như răng khó, mọc ngầm, đã tiến hành điều trị tủy, chân mủn hoặc cong thì bác sĩ cần phải chia chân hoặc mở xương ổ răng để quá trình nhổ răng diễn ra dễ dàng hơn.

– Bước 5: Bác sĩ kiểm tra xem còn sót mảnh vụn hay tổ chức viêm nhiễm nào hay không. Nếu không, bác sĩ sẽ tiến hành làm nhẵn xương ổ răng.

– Bước 6: Bác sĩ khâu đóng huyệt ổ răng trong trường hợp chân răng to và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

4. Lợi ích của nhổ răng hàm

Đối với trường hợp răng sữa lung lay, răng hàm viêm nhiễm, gãy, vỡ nặng, mọc lệch, ngầm hay khi chỉnh nha nhưng cung hàm không đủ khoảng trống, việc nhổ bỏ răng hàm sẽ đem lại nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

4.1. Đối với răng sữa

Việc nhổ răng sữa đúng giai đoạn có vai trò rất quan trọng, giúp cho răng hàm vĩnh viễn của trẻ mọc lên đúng vị trí trên cung hàm. Trong trường hợp răng sữa không được nhổ bỏ kịp thời, chúng sẽ ngăn chặn vị trí mọc lên của răng vĩnh viễn. Kết quả là răng vĩnh viễn của trẻ bị mọc lệch, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng nhiều tới chức năng của hàm răng.

4.2. Đối với răng viêm nhiễm

Đối với răng hàm đang bị viêm nhiễm nặng, việc nhổ bỏ răng sớm sẽ giúp ngăn chặn ổ viêm tiếp tục lây lan sang những bộ phận xung quanh. Bởi nếu không nhổ bỏ, vi khuẩn gây bệnh vẫn sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển.

4.3. Đối với răng ngầm, lệch, dị dạng

Việc nhổ bỏ những chiếc răng hàm dị dạng, mọc lệch, mọc ngầm chắc chắn sẽ loại bỏ những cơn đau nhức, đồng thời giúp cho quá trình vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bạn còn ngăn chặn được nhiều bệnh lý như viêm tế bào, viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm xương hàm…

Nhổ bỏ răng mọc ngầm sớm giúp ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhổ bỏ răng mọc ngầm sớm giúp ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm

4.4. Đối với trường hợp chỉnh nha

Đối với những người niềng răng nhưng cung hàm quá hẹp, các bác sĩ cũng chỉ định nhổ bỏ răng hàm số 4 hoặc răng khôn. Mục đích là để tạo thêm khoảng trống trên cung hàm, giúp cho các răng mọc sai lệch dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí. Nhờ vậy, quá trình chỉnh nha có thể nhanh chóng kết thúc.

5. Các rủi ro có thể gặp phải sau khi nhổ răng

Nếu như bạn nhổ răng tại những địa chỉ nha khoa kém uy tín hoặc chăm sóc không cẩn thận thì sẽ có nguy cơ gặp phải những rủi ro sau: nhiễm trùng, viêm ổ răng khô, sót chân răng và tổn thương dây thần kinh.

– Nhiễm trùng: Nếu như quá trình nhổ bỏ răng không được tiến hành trong môi trường vô khuẩn, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết nhổ và gây nhiễm trùng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức dai dẳng, sốt… Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết và nguy hiểm tới tính mạng.

– Viêm ổ răng khô: Sau khi nhổ răng, nếu như bạn chăm sóc răng miệng không cẩn thận thì cục máu đông sẽ không phát triển hoặc biến mất quá sớm. Điều đó khiến cho vết thương lâu lành và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, đau nhức dai dẳng…

– Sót chân răng: Bác sĩ nhổ răng tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm rất dễ để sót chân răng sau khi nhổ. Hiện tượng trên chắc chắn sẽ gây đau nhức dai dẳng và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm sau khi nhổ răng.

– Tổn thương dây thần kinh: Răng hàm là nhóm răng nằm gần rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Do đó, nếu như bác sĩ dùng lực nhổ răng quá mạnh thì rất dễ làm tổn thương dây thần kinh, gây ra tê liệt, mất cảm giác ở vùng hàm….

6. Nhổ răng hàm bao lâu thì lành

Sau khi nhổ bỏ răng hàm khoảng 1 – 2 tuần, các mô nướu đã hồi phục và phủ kín lỗ chân răng. Tuy nhiên, bạn cần đợi đến 2 – 4 tháng sau thì xương mới lành lại hoàn toàn. Khi đó, xương sẽ phát triển và lấp đầy huyệt ổ răng như một phần của xương hàm.

Tuy nhiên, thời gian hồi phục thực tế sau khi nhổ răng của mỗi người sẽ có sự khác biệt bởi còn phụ thuộc vào tình trạng răng. Nếu như răng cần nhổ có chân răng khó, mọc ngầm dưới nướu thì sẽ lâu lành lại hơn do quá trình thực hiện cần phải chia chân hoặc mở xương ổ răng.

Bên cạnh đó, tay nghề của bác sĩ cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới thời gian hồi phục sau khi nhổ bỏ răng hàm. Các bác sĩ có chuyên môn kém sẽ khó lấy được toàn bộ răng ra khỏi xương hàm, để sót chân răng và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Khi đó, thời gian liền vết thương chắc chắn sẽ rất lâu.

7. Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà sau khi nhổ răng hàm

Sau khi nhổ bỏ răng hàm, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận, cụ thể như sau:

– Cắn chặt miếng gạc trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên thay gạc sau khoảng 30 phút để đảm bảo hiệu quả cầm máu tốt nhất.

– Sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ để giảm đau nhức và kháng viêm nhiễm.

– Không nên ăn nhai trong trường hợp vẫn còn thuốc tê bởi thuốc có tác dụng gây mất cảm giác nên có thể dẫn tới tình trạng cắn vào má, môi, lưỡi…

– Không súc miệng mạnh, dùng nước muối và khạc nhổ sau khi nhổ răng trong 24 giờ đầu vì có thể làm tan cục máu đông.

– Tuyệt đối không được lấy lưỡi hay bất kỳ vật dụng nào khác chạm vào vị trí vừa nhổ răng.

– Tránh ăn nhai ở bên hàm vừa mới nhổ bỏ răng.

– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày để làm sạch khoang miệng nhưng nên tránh vùng vừa nhổ răng.

– Ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng trong ngày đầu sau khi nhổ răng để tránh đau nhức dai dẳng.

– Không hút thuốc lá hay sử dụng những loại đồ vật có chứa chất kích thích bởi sẽ khiến cho vết nhổ lâu hồi phục và làm răng nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 24 giờ sau nhổ, tránh lao động nặng, chơi thể thao…

Người mới tiến hành nhổ răng chỉ nên ăn thực phẩm ở dạng mềm

Người mới tiến hành nhổ răng chỉ nên ăn thực phẩm ở dạng mềm

8. Các câu hỏi thường gặp về nhổ răng hàm

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi được nhiều người quan tâm liên quan đến vấn đề nhổ bỏ răng hàm:

8.1. Nhổ răng nào nguy hiểm nhất

Nhổ răng khôn được đánh giá là nguy hiểm nhất do chúng nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm nên rất khó tiếp cận. Chưa kể, do răng khôn mọc cuối cùng, cung hàm thường không còn đủ khoảng trống nên răng khôn rất dễ gặp phải tình trạng răng mọc, mọc ngầm dưới nướu…

Hơn nữa, răng khôn còn có kích thước khá lớn. Chính vì vậy, quá trình nhổ răng khôn khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với các răng khác trên cung hàm. Chỉ cần một sai lầm nhỏ của bác sĩ cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh…

8.2. Nhổ răng hàm bị sâu nặng có ảnh hưởng gì không

Trên thực tế, việc nhổ bỏ răng hàm bị sâu nặng sẽ khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể. Chưa kể, sau một khoảng thời gian mất răng, do không còn lực ăn nhai tác động hàng ngày nên mật độ xương hàm sẽ dần bị tiêu biến, gây tụt nướu và lão hóa nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì những hiện tượng trên hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách trồng răng giả sớm. Do đó, với trường hợp sâu nặng, răng không thể duy trì được nữa, các bác sĩ thường chỉ định nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan sang những vị trí xung quanh. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng càng sớm càng tốt để đảm bảo chức năng ăn nhai và ngăn chặn tiêu xương hàm.

8.3. Nhổ răng hàm có đau không

Nhờ có sự hỗ trợ của thuốc gây tê nên quá trình nhổ bỏ răng hàm sẽ không gây ra tình trạng đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê đã hết tác dụng, cơn đau sẽ nhanh chóng xuất hiện do quá trình nhổ răng có sự tác động đến nướu, xương ổ răng và dây chằng nha chu…

Thông thường, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đi đáng kể sau khoảng 2 – 3 ngày nhổ răng. Bạn hoàn toàn có thể giảm đau bằng phương pháp chườm lạnh, uống thuốc giảm đau… Nếu bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng biến mất.

Nhổ bỏ răng hàm có gây ra tình trạng đau nhức

Nhổ bỏ răng hàm có gây ra tình trạng đau nhức

9. Chi phí nhổ răng hàm

Nhổ bỏ răng hàm có chi phí dao động từ 100.000 – 5.000.000 đồng/răng (chưa bao gồm nhổ răng theo công nghệ hiện đại). Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Nhổ răng vĩnh viễnRăng500.000
Chi phí nhổ răng với công nghệ siêu âm PiezotomeRăng1.000.000
Rạch lợi trùmRăng700.000
Nhổ răng sữaRăng100.000
Nhổ chân răng, răng có một chânRăng500.000
Nhổ chân răng, răng có nhiều chânRăng700.000
Nhổ răng hàm số 4,5,6,7Răng1.000.000
Nhổ răng khôn mọc thẳng nằm ở hàm trênRăng1.500.000
Nhổ răng khôn mọc thẳng nằm ở hàm dướiRăng2.000.000
Nhổ răng khôn mọc lệch (ca khó) ở mức 1Răng2.000.000
Nhổ răng khôn mọc lệch (ca khó, mọc ngầm) mức 2Răng3.000.000
Nhổ răng khôn mọc ngầm (ca khó, mọc ngầm, chân khó) mức 3Răng5.000.000

Như vậy, nhổ răng hàm có nhiều mức chi phí khác nhau, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng. Với nhóm răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… chi phí nhổ răng sẽ cao hơn so với trường hợp răng mọc thẳng hay răng cối. Bên cạnh đó, nếu như bạn lựa chọn nhổ răng bằng công nghệ Piezotome thì chi phí sẽ tăng thêm 1.000.000/răng do những ưu điểm như thời gian nhanh chóng, nhanh liền vết thương, hạn chế xâm lấn, ngăn chặn biến chứng…

Qua những thông tin mà Nha Khoa Paris chia sẻ ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về trường hợp nhổ răng hàm, quy trình cũng như cách chăm sóc tại nhà. Tóm lại, nhổ răng hàm vĩnh viễn chỉ được chỉ định trong trường hợp răng gặp vấn đề nghiêm trọng, không thể khắc phục bằng phương pháp nha khoa thông thường. Sau khi bạn nhổ nhóm răng cối thì cần nhanh chóng phục hình răng giả thay thế để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của cả hàm răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng hàm
Giải đáp thắc mắc: Tự nhổ răng hàm trên có nguy hiểm không

Giải đáp thắc mắc: Tự nhổ răng hàm trên có nguy hiểm không

Việc tự nhổ răng hàm trên là điều hoàn toàn không an toàn, chỉ cần một sai sót nhỏ khi thực hiện cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không – 3 Lưu ý khi nhổ răng hàm

Nhổ răng hàm hoàn toàn không nguy hiểm gì đối với sức khỏe của bạn nếu như thực hiện tại địa chỉ uy tín. Hơn thế, quá trình thực hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không, 4 biến chứng có thể xảy ra

Nhổ răng hàm có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và gây suy giảm nhất định đến sức khỏe răng miệng, đây chính là lời khẳng định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, xương hàm tiêu biến, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng… Do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nên nhổ răng hàm dưới khi nào? Có nguy hiểm không?

Nên nhổ răng hàm dưới khi nào? Có nguy hiểm không?

Răng hàm dưới có vai trò rất quan trọng trong cung hàm. Chính vì vậy, nhổ răng hàm dưới ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai, nghiền

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Để nhổ đi răng hàm bị sâu nặng, bạn có thể dùng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map