Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng: Những trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng

Nhổ răng là chỉ định bắt buộc đối với những trường hợp như mắc bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu nghiêm trọng, vỡ lớn, răng khôn mọc ngầm, mọc sai lệch… Về bản chất đây chỉ là một thủ thuật trong nha khoa nên không gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới dây thần kinh hay những bộ phận khác trong khoang miệng. Tuy nhiên, điều đó chỉ được đảm bảo khi bạn thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi và trang thiết bị, máy móc tiên tiến.

1. Những điều bạn chưa biết về nhổ răng

Nhổ răng là một kỹ thuật mà các bác sĩ nha khoa sẽ tác động trực tiếp vào răng và nướu để lấy những chiếc răng ra khỏi xương hàm. Ở hầu hết mọi trường hợp, bác sĩ luôn ưu tiên phương án bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, vẫn có một vài tình huống các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh gây tổn hại tới sức khỏe răng miệng.

1.1. Trường hợp nào cần phải tiến hành nhổ răng

Răng vĩnh viễn được chỉ định nhổ bỏ trong những trường hợp như: mắc bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu ở mức độ nghiêm trọng, vỡ lớn, răng khôn mọc sai lệch…

1.1.1. Răng bị sâu nặng

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu như tình trạng sâu răng ngày một nghiêm trọng đi kèm với những cơn đau nhức dai dẳng thì nhổ bỏ răng là việc làm cần thiết.

Bởi sau một thời gian, vi khuẩn sẽ dần dần xâm nhập và ảnh hưởng xấu tới những chiếc răng ở vị trí liền kề. Chưa hết, sâu răng nặng còn có thể dẫn tới nhiễm trùng và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như áp xe, nang quanh chóp, viêm xương tủy hàm…

Răng bị sâu nặng cần tiến hành nhổ bỏ

Răng bị sâu nặng cần tiến hành nhổ bỏ

1.1.2. Răng bị vỡ

Răng bị vỡ thường xảy ra do tai nạn, va đập mạnh, mắc các bệnh lý về răng miệng… Trong trường hợp răng vỡ quá lớn, chỉ còn lại ít chân răng thì các phương pháp phục hình như hàm trám, bọc răng sứ thẩm mỹ… sẽ không thể đem lại hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, răng bị tổn thương nghiêm trọng còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong và ảnh hưởng xấu tới tủy răng. Do đó, nhổ bỏ răng vĩnh viễn và trồng răng giả thay thế là giải pháp hoàn hảo nhất đối với trường hợp răng bị vỡ.

Răng gẫy nhiều tới mức phải nhổ

Răng gẫy nhiều tới mức phải nhổ

1.1.3. Răng bị viêm tủy

Trong trường hợp răng bị viêm tủy, phần tủy răng hỏng đã lan rộng, chạy xuống chân răng và khiến cho răng bị lung lay. Nếu như mức độ lung lay nhẹ, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy tủy bị hoại tử và hàn trám để bảo tồn răng thật.

Tuy nhiên, khi răng đã bị lung lay nặng, không thể giữ lại được thì bạn bắt buộc phải nhổ bỏ, tránh gây ảnh hưởng xấu tới những chiếc răng khác trên cung hàm. Sau khi nhổ, bạn nên áp dụng các phương pháp trồng răng giả để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng.

Răng bị viêm tủy nặng cần phải nhổ

Răng bị viêm tủy nặng cần phải nhổ

1.1.4. Viêm nha chu nặng

Viêm nha chu nặng cũng là một bệnh lý phổ biến và có thể ảnh hưởng tới các vị trí răng khác trong khoang miệng như tủy, chóp răng, xương ổ răng… Nếu như không có biện pháp để khắc phục triệt để, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ răng.

Bởi tình trạng trên diễn biến trong thời gian dài không chỉ gây mất răng hàng loạt mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: bệnh tim mạch, tiểu đường, nhiễm trùng nội tâm mạc, đột quỵ…

Nhổ nhiều răng do viêm nha chu

Nhổ nhiều răng do viêm nha chu

1.1.5. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn là chiếc răng ở vị trí trong cùng trên cung hàm và thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Khi không còn đủ khoảng trống để phát triển bình thường, răng khôn thường mọc lệch và gây nên những cơn đau nhức kéo dài.

Thậm chí, không ít người đã gặp phải trường hợp răng khôn mọc ngầm dưới nướu và đâm ngang sang răng hàm số 7. Răng số 8 mọc sai lệch có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: sưng viêm lặp đi lặp lại, nhiễm trùng, nang thân răng, rối loạn cảm giác… Do đó, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu

1.1.6. Nhổ răng khi niềng

Niềng răng là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục triệt để tình trạng hô, móm, răng khấp khểnh, răng thưa… Khi áp dụng phương pháp chỉnh nha, bạn cần tiến hành nhổ bỏ răng trong trường hợp cung hàm hẹp và không còn đủ khoảng trống.

Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành nhổ một hoặc vài chiếc răng trên cung hàm để tạo khoảng trống giúp răng mọc sai lệch có thể dễ dàng di chuyển tới đúng vị trí. Những răng thường được chỉ định nhổ bỏ là răng số 4, răng số 5, răng khôn…

Nhổ răng để niềng

Nhổ răng để niềng

1.2. Những trường hợp nào không nên tiến hành nhổ răng

Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Kim Thành – bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Nguyễn Thái Học, những trường hợp dưới đây không nên nhổ răng:

Người bị mắc các bệnh lý toàn thân: máu khó đông, tiểu đường, bệnh ác tính, bệnh tim mạch không thể kiểm soát… Khi đó, việc nhổ răng có thể gây ra nhiều rủi ro và tác động xấu tới sức khỏe.

Người vừa mới khỏi bệnh: sức đề kháng kém hơn nhiều so với thông thường. Khả năng đông máu và liền vết thương cũng không tốt. Do đó, nhổ răng có thể dễ xảy ra tình trạng chảy máu kéo dài và nhiễm trùng.

Phụ nữ đang ở trong giai đoạn kinh nguyệt: lượng hoocmon thường tăng cao. Không chỉ vậy, phần niêm mạc dễ sưng tấy và máu cũng loãng hơn so với bình thường. Việc nhổ răng trong kỳ kinh nguyệt có thể gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết kéo dài, khô ổ răng…

2. Quá trình nhổ răng được diễn ra theo các bước như thế nào

Để đảm bảo an toàn, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, quá trình nhổ răng cần được tiến hành theo quy trình khoa học, bài bản, gồm các bước như sau:

Bước 1: Khách hàng được bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng khoang miệng và chụp X-quang để xác định chính xác đặc điểm, hình dạng, thế mọc… của răng. Từ đó, bác sĩ xây dựng phương án hiệu quả nhất.

Bước 2: Bác sĩ tiến hành vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ toàn bộ răng miệng. Kế tiếp, bác sĩ sẽ gây tê với một lượng thuốc phù hợp để giảm thiểu tình trạng đau nhức cho khách hàng trong quá trình nhổ răng.

Bước 3: Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sử dụng những thiết bị nha khoa chuyên dụng để nhổ bỏ răng. Toàn bộ quá trình đều được diễn ra trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho khách hàng và ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo.

Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày để vết thương mau lành.

3. Những lưu ý trước khi và sau khi nhổ răng

Mặc dù chỉ là một thủ thuật nhỏ trong nha khoa nhưng bạn vẫn cần lưu ý một vài vấn đề trước và sau khi nhổ răng dưới đây để đảm bảo an toàn và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.1. Cần chú ý những điều gì trước khi nhổ răng

Muốn quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, trước khi nhổ, bạn cần:

Cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn cơ sở nha khoa. Một địa chỉ uy tín cần đáp ứng được những tiêu chí như: có giấy cấp phép hoạt động, bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đảm bảo điều kiện vô khuẩn…

Khai báo chi tiết tình trạng sức khỏe và những loại thuốc hiện đang sử dụng với bác sĩ. Căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ xây dựng phương án nhổ răng phù hợp và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Có chế độ nghỉ ngơi khoa học và giữ tâm lý ổn định, thoải mái trước khi nhổ răng. Bởi căng thẳng không chỉ khiến quá trình nhổ răng khó khăn hơn mà còn kéo dài thời gian liền vết thương.

Nên nhổ răng vào đầu buổi sáng hoặc đầu buổi chiều để bác sĩ có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự chảy máu của vết thương.

Cơ sở nha khoa uy tín cần được trang bị những máy móc hiện đại

Cơ sở nha khoa uy tín cần được trang bị những máy móc hiện đại

3.2. Cách chăm sóc răng miệng khoa học sau khi nhổ

Sau khi nhổ răng, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để vết thương mau chóng hồi phục, cụ thể như sau:

Dùng miếng gạc hoặc bông gòn để cầm máu trong khoảng 30 – 60 phút. Tuy nhiên, chúng cần được tiệt trùng sạch sẽ trước khi sử dụng, tránh gây kích ứng và làm vết thương bị viêm nhiễm.

Tránh làm những hành động có thể tác động tới cục máu đông như: súc miệng hoặc khạc nhổ quá mạnh, dùng tay hoặc lưỡi chạm vào vết nhổ…

Hạn chế làm những công việc nặng nhọc hoặc chơi các môn thể thao yêu cầu vận động mạnh như bóng đá, bóng chuyền… trong khoảng 1 – 2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

Ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng trong những ngày đầu như: cháo, súp… để tránh ảnh hưởng xấu tới vết thương.

Tránh sử dụng những loại thực phẩm cứng như ngô rang, mía… bởi chúng có thể khiến cho vết thương thêm trầm trọng và chảy máu kéo dài.

Rượu, bia, thuốc lá… cũng nằm trong danh sách những đồ cần tránh sau khi nhổ răng khôn. Các chất kích thích sẽ khiến bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với biến chứng nhiễm trùng và đau nhức dai dẳng.

Không nên sử dụng bàn chải đánh răng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Thay vì thế, bạn hãy súc miệng bằng nước ấm để làm sạch răng miệng.

Bắt đầu từ ngày thứ 2, bạn có thể chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp với chỉ nha khoa và nước muối sinh lý để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

Những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn chỉ nên ăn thực phẩm ở dạng mềm, lỏng

Những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn chỉ nên ăn thực phẩm ở dạng mềm, lỏng

4. Nhổ răng có thực sự nguy hiểm không

Nhổ răng hoàn toàn không gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới dây thần kinh hay những bộ phận khác trong khoang miệng. Tuy nhiên, điều trên chỉ được đảm bảo khi thực hiện tại những cơ sở răng hàm mặt uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng các trang thiết bị hiện đại.

Các bác sĩ nha khoa giỏi và dày dặn kinh nghiệm luôn thực hiện chính xác mọi thao tác trong quá trình nhổ răng. Không chỉ vậy, trước khi nhổ, các bác sĩ luôn kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng để lên phương án tối ưu.

Bên cạnh đó, các cơ sở nha khoa uy tín thường xuyên cập nhật những công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, quá trình nhổ răng luôn diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa sự xâm lấn tới các mô mềm xung quanh.

Ngược lại, nhổ răng tại những địa chỉ kém uy tín, quy trình thực hiện không an toàn, bác sĩ tay nghề kém có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng vết thương và gây đau đớn trong nhiều ngày. Không chỉ vậy, bạn còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm xương ổ răng, tổn thương dây thần kinh, lệch khớp cắn…

5. Những phương pháp nhổ răng phổ biến

Hiện hai phương pháp nhổ răng đang được áp dụng phổ biến nhất là nhổ theo cách truyền thống và nhổ bằng công nghệ siêu âm Piezotome.

Nhổ răng truyền thống: Các bác sĩ nha khoa sẽ dùng hai dụng cụ chính là kìm và bẩy để nhổ bỏ răng ra khỏi cung hàm. Phương pháp trên giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, quá trình thực hiện rất dễ xâm lấn tới các bộ phận xung quanh và gây đau nhức dai dẳng.

Nhổ răng bằng công nghệ Piezotome: Đây được xem là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực nha khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng các bước sóng siêu âm cao tần để làm đứt gãy các dây chằng ra khỏi chân răng một cách nhẹ nhàng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể dễ dàng nhổ răng mà không tác động tới các mô mềm khác.

6. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau nhổ răng

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, khi nhổ răng tại các đơn vị kém chuyên nghiệp, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Một số biến chứng sau khi nhổ răng gồm có: sưng, đau kéo dài, viêm huyệt ổ răng, viêm xương tủy hàm, hoại tử xương hàm và xuất huyết kéo dài.

6.1. Sưng và đau liên tục

Sau khi nhổ răng, tình trạng sưng và đau nhức là điều không thể tránh khỏi nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn có thể chườm đá, uống thuốc theo đơn của bác sĩ để cơn đau nhanh chóng giảm bớt.

Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng sưng tấy, đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần hết sức cẩn thận. Bởi khả năng cao là bạn đã gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Hiện tượng trên xảy ra chủ yếu là do bác sĩ nhổ răng sai kỹ thuật và chăm sóc răng miệng sai cách. Bạn nên nhanh chóng tới cơ sở răng hàm mặt uy tín để bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.

6.2. Viêm huyệt ổ răng

Viêm huyệt ổ răng cũng là một trong những biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng với các triệu chứng điển hình như: đau nhức dai dẳng, sưng mủ, thân nhiệt tăng cao, khó há miệng… Tình trạng trên thường xảy ra ở những người hút thuốc lá và sử dụng thuốc tránh thai đường uống.

Nếu như được phát hiện sớm, quá trình điều trị viêm ổ răng rất đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, trong trường hợp không chữa trị kịp thời, cơn đau nhức có thể lan tới đầu và tai. Thậm chí, có người còn bị ảnh hưởng dây thần kinh não bộ.

Biến chứng viêm huyệt ổ răng sau khi nhổ răng

Biến chứng viêm huyệt ổ răng

6.3. Viêm xương tủy hàm

Nguyên nhân chính dẫn tới viêm xương tủy hàm là do nhổ bỏ răng không đúng thời điểm và gây tổn thương tới xương hàm. Biến chứng trên thường có những dấu hiệu như: sốt 38 – 40 độ C, mạch đập nhanh, rối loạn nhịp tim, thể trạng mệt mỏi, rối loạn chức năng ăn nhai…

Viêm xương tủy hàm là một bệnh lý rất khó chữa. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu lạ, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xác nhận nguyên nhân và có kế hoạch điều trị tối ưu. Nếu như để tình trạng viêm xương tủy hàm diễn ra trong thời gian dài, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm tới tính mạng như gãy xương hàm, nhiễm khuẩn huyết…

6.4. Hoại tử xương hàm

Hoại tử xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi nhổ răng. Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên thường là bác sĩ không đúng kỹ thuật, sử dụng lực quá mạnh…

Biến chứng hoại tử xương hàm sau khi nhổ răng có các dấu hiệu điển hình như: đau nhức dữ dội, chảy mủ… Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để chữa trị.

6.5. Chảy máu kéo dài nhiều ngày

Hiện tượng chảy máu thường chỉ kéo dài khoảng 30 – 60 phút sau khi nhổ răng. Trường hợp máu chảy liên tục và không hề thuyên giảm là dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải biến chứng sau nhổ răng.

Phần lớn tình trạng xuất huyết kéo dài xảy ra là do bác sĩ chưa nhổ hết chân răng, dùng lực quá mạnh và làm tổn thương các mạch máu xung quanh răng. Khi đó, bạn cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống bởi có thể gây kích ứng vết thương và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về vấn đề nhổ răng. Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín và có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
12 Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý dứt điểm

12 Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý dứt điểm

Nhiễm trùng là một biến chứng rất nguy hiểm sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nhổ răng thừa có nguy hiểm không? Phương pháp nhổ răng

Nhổ răng thừa có nguy hiểm không? Phương pháp nhổ răng

Những chiếc răng mọc thừa gây vướng víu, khó chịu, sâu răng khiến bạn muốn nhổ chúng ngay lập tức. Nhưng nếu bạn còn băn khoăn không

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Đang cho con bú nhổ răng được không? Có nguy hiểm không

Đang cho con bú nhổ răng được không? Có nguy hiểm không

Đang cho con bú thì vẫn có thể nhổ răng được trong một số trường hợp nhất định phụ thuộc vào trình trạng của mẹ và bé. Tuy nhiên cần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Bác sĩ GIẢI ĐÁP

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Bác sĩ GIẢI ĐÁP

Câu hỏi: Chào bác sĩ, con bị sâu răng hàm sứt một miếng nhỏ, phần nướu lợi thâm đen. Bình thường thì không sao nhưng mỗi lần ăn đồ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương