01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Niềng răng có hết móm không? Nếu có thì tại sao vẫn có trường hợp niềng răng xong vẫn móm? Đây đều là những thắc mắc thường gặp của nhiều khách hàng khi tìm hiểu về dịch vụ nẹp răng móm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất.
Bác sĩ Ngô Quý Vinh cho biết: niềng răng có thể loại bỏ tình trạng móm răng (khớp cắn ngược) ở nhiều người. Khi niềng răng, các khí cụ chỉnh nha gây áp lực trực tiếp lên răng móm, lợi, và xương hàm xung quanh làm chân răng di chuyển răng dần dần vào vị trí mới, điều này có thể làm giảm móm trên bề mặt của răng.
Nếu tình trạng móm được xác định nguyên nhân do răng thì có thể dùng kỹ thuật niềng răng để điều trị.
Thông thường những người bị móm răng sẽ có trục răng cửa dưới không thẳng & nghiêng ra phía ngoài khá nhiều. Do vậy nếu dựng thẳng được trục răng lên thì sẽ điều trị được tình trạng móm.
Vì trục răng bản chất chỉ là hướng mọc của răng, do vậy sẽ dễ dàng điều chỉnh lại bằng lực kéo từ khí cụ niềng răng. Khách hàng có thể tùy ý lựa chọn niềng răng mắc cài hoặc khay trong tùy vào điều kiện kinh tế.
HỮU ÍCH: Niềng răng móm giá bao nhiêu tiền?
Đối với những người bị móm do xương thì niềng răng sẽ không có tác dụng, hoặc nếu có thì hiệu quả rất kém & không rõ ràng.
Móm xương có thể hiểu đơn giản là diện tích của hàm dưới đang phát triển quá mạnh so với hàm trên. Hoặc ngược lại diện tích hàm trên lại gặp vấn đề bất thường, vì vậy phát triển quá kém.
Mà lực kéo từ khí cụ chỉnh nha lại hoàn toàn vô tác dụng trong việc điều chỉnh diện tích xương hàm. Do đó cố gắng niềng răng móm do xương sẽ chỉ tốn thời gian & tiền bạc.
Với tình trạng móm do xương, khách hàng cần phải thực hiện phẫu thuật hàm. Bác sĩ sẽ cắt một phần xương hàm dưới để trượt toàn bộ hàm về phía sau, giúp khớp cắn khít lại với nhau.
XEM NGAY: Móm là như thế nào?
Nếu nguyên nhân móm xác định là do cả xương lẫn răng thì chỉ chỉnh nha sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Lúc này bác sĩ cần kết hợp cả niềng răng lẫn phẫu thuật để đưa răng về khớp cắn chuẩn nhất.
Thông thường bác sĩ sẽ để khách hàng đeo niềng răng trước, mục đích là để dựng thẳng trục răng & sắp xếp răng về đúng vị trí theo kế hoạch.
Sau quá trình chỉnh nha thành công, bác sĩ tiếp tục thực hiện phẫu thuật cắt xương & đẩy hàm dưới về vị trí chuẩn khớp cắn
Niềng răng xong vẫn móm có thể do nhiều nguyên nhân như: Không đeo hàm duy trì sau niềng, không tuân thủ phác đồ điều trị, Chẩn đoán ban đầu sai của bác sĩ.
– Không đeo hàm duy trì sau niềng: Sau quá trình niềng, bắt buộc bạn phải đeo hàm duy trì từ 6-12 tháng nhằm cố định răng tại vị trí mới. Việc không đeo hàm duy trì, răng bị chạy về vị trí ban đầu, tình trạng móm hoàn toàn có thể tiếp tục diễn ra.
– Không tuân thủ phác đồ điều trị: quy trình niềng răng móm diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu khách hàng không tuân thủ kế hoạch điều trị và tái khám thường xuyên sẽ dẫn đến quá trình điều trị thường xuyên bị gián đoạn, sai lệch.
– Phương pháp điều trị chưa đúng: Nếu chẩn đoán ban đầu là móm do răng, nhưng sau quá trình điều trị, tình trạng móm vẫn diễn ra, thì đây có thể là do bạn bị móm do cấu trúc xương hàm. Để khắc phục tình trạng móm, cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bớt hàm nhằm đạt kết quả mong muốn.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn của bác sĩ, sự hợp tác của khách hàng trong phác đồ điều trị cũng ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Chỉnh nha đòi hỏi khách hàng phải kiên nhân và tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của nha sĩ. Chẳng hạn như đeo chun đủ thời gian quy định, thường xuyên thay chun, đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng,…
Những thao tác này đôi khi có thể gây ra phiền phức cho khách hàng trong sinh hoạt. Nhiều người vì thế mà thường lơ là không thực hiện. Dẫn đến phác đồ điều trị không đạt được kết quả tốt nhất, khiến móm tái phát.
Niềng răng xong vẫn bị móm là do phương pháp điều trị chưa đúng và liên quan đến cấu trúc xương hàm. Trong trường hợp này chỉ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ 1 phần xương hàm dưới, sau đó di chuyển xương hàm dưới về phía sau, ghép các khớp xương lại với nhau, tạo bộ khớp cắn chuẩn, phù hợp với tỉ lệ khuôn mặt.
Do bác sĩ sẽ quyết định phần lớn đến thành công của phương pháp nên khách hàng cần thận trọng khi đưa ra lựa chọn.
Các cơ sở nha khoa uy tín với các bác sĩ giỏi có chuyên môn chỉnh nha tốt sẽ giúp việc chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa được phương án điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Ngoài ra với kinh nghiệm của mình, các bác sĩ có thể tính toán được lực chính xác trong từng giai đoạn. Nhờ vậy mà ngăn chặn việc răng di chuyển không đúng kế hoạch.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sau khi chỉnh nha khách hàng đeo hàm duy trì càng lâu thì kết quả chỉnh nha cũng sẽ được duy trì lâu hơn.
Trong thời gian niềng răng, các mô xương quanh chân răng buộc phải suy giảm để giúp cho răng có thể di chuyển linh hoạt.
Do đó sau khi răng đến vị trí mới, các mô xương cũng cần có thời gian để tái tạo lại nhằm cố định chân răng. Trong thời gian đó, nếu không đeo hàm duy trì để giữ răng thì răng rất dễ chạy lại vị trí cũ.
Vì thế nha sĩ đều khuyến nghị khách hàng đeo hàm duy trì khoảng 1 năm kể từ khi tháo niềng.
Dù đã niềng răng xong, khách hàng vẫn nên tái khám hàng tháng hoặc 3 tháng/lần theo yêu cầu của bác sĩ.
Vì răng luôn có xu hướng di chuyển về chỗ cũ nên việc thăm khám thường xuyên có thể giúp nha sĩ kịp thời phát hiện các bất thường. Từ đó có phương án xử lý phù hợp, ngăn móm tái phát.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×