Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Bác sĩ nha khoa giải đáp

Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Đây là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng khi đang chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Khi đang mang thai người phụ nữ cần kiêng cữ nhiều vấn đề. Chính vì vậy nếu đang mang thai mà muốn niềng răng thì chị em cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng.

1. Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không?

Niềng răng khi đang mang thai được đánh giá là an toàn đối với sức khỏe của cả mẹ và con, nhìn chung sẽ không có nhiều ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên trong quá trình mang thai mà thực hiện niềng răng vẫn có nhiều bất tiện cũng như một số ảnh hưởng nhất định mà bạn có thể tham khảo như:

1.1 Dễ bị viêm nướu

Trong thời gian mang bầu, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Ngoài sự thay đổi về vóc dáng thì nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng rất thất thường và gây những ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng.

Cụ thể lợi trở nên nhạy cảm hơn, gia tăng sự hình thành mảng bám trên răng. Khi đó nhiều chị em có thể thấy những biểu hiện như dễ bị chảy máu chân răng, sưng lợi, nếu xuất hiện những cơn đau răng cũng sẽ có cảm giác đau đớn hơn bình thường rất nhiều.

Vốn dĩ các khí cụ niềng răng đã gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng rồi. Nên nếu niềng răng trong thời gian này bạn sẽ dễ bị viêm nướu, viêm chân răng hơn, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng cần chú ý nhiều hơn.

1.2 Tăng cao khả năng mòn men răng

Trong thời gian mang bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, những cơn ốm nghén sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khi chị em nôn nghén, dịch axit sẽ tiếp xúc trực tiếp với răng, gây ảnh hưởng đến men răng.

Tuy nhiên tình trạng ốm nghén của từng người là khác nhau, có người chỉ ốm nghén 3 tháng đầu, có người lại ốm nghén tới 4 – 5 tháng.

Nếu khoảng thời gian ốm nghén răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mòn men răng nghiêm trọng hơn. Vì vậy chị em đang bầu bí hãy luôn chuẩn bị sẵn 1 lọ nước súc miệng để tiện sử dụng khi cần thiết.

Nguy cơ mòn men răng khi niềng răng lúc mang thai

Nguy cơ mòn men răng khi niềng răng lúc mang thai

1.3 Ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha do tăng cân

Chị em mang bầu ít nhiều cũng sẽ tăng 1 vài cho đến cả chục cân. Điều này vô tình ảnh hưởng đến phần xương hàm cũng như phần nướu, khiến việc niềng răng bị gián đoạn, kết quả niềng răng cũng không hiệu quả như kế hoạch vạch ra trước đó.

Vì vậy nếu đang mang bầu mà muốn niềng răng, bạn nên thông báo với bác sĩ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị hợp lý nhất.

2. Có nên niềng răng khi đang mang thai không?

Qua những phân tích về ảnh hưởng của niềng răng khi mang thai phía trên, bạn có thể cân nhắc và quyết định lựa chọn phù hợp nhất.

– Bởi thời gian mang thai trung bình khoảng 9 tháng, nhưng thời gian niềng răng lại tốn khoảng 1 – 3 năm tùy tình trạng. Điều này có thể gián đoạn việc niềng răng của bạn.

– Niềng răng có thể không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhưng trong thời gian mang bầu và sau khi đẻ xong bạn có thể không tiện để thăm khám, theo dõi kết quả niềng răng thường xuyên.

– Niềng răng khi đang mang bầu bạn vẫn cần đi khám răng đúng lịch tái khám để nha sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. Cộng thêm việc khám thai định kỳ hàng tháng sẽ khiến mẹ bầu phải di chuyển nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.

– Đang mang bầu mà niềng răng đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng khá nhiều đồ ăn như đồ ăn cứng, quá lạnh, quá nóng, đồ ăn quá dai…. vì sẽ ảnh hưởng đến sự chắc chắn của các mắc cài. Thêm vào đó phụ nữ mang thai, lại đang nghén nên rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

– Một số trường hợp sức khỏe của mẹ bầu không ổn định sẽ phải ngừng quá trình niềng răng và đợi sau khi sinh con ổn định mới có thể tiếp tục. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả niềng răng gây mất thời gian.

Chính vì những nguyên nhân trên, bạn nên cân nhắc thật kỹ về việc niềng răng trong khi đang mang thai. Các chuyên gia cũng khuyên rằng nên đợi sinh em bé xong thì hãy niềng răng để vừa đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, vừa không lo gián đoạn quá trình niềng răng.

Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì

Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì

3. Lưu ý về việc niềng răng trong khi đang mang thai

Ngoài ra bạn có thể tham khảo những lưu ý về niềng răng vào những thời điểm khi đang mang thai sau:

– Thời điểm 3 tháng đầu mang thai: nếu niềng răng vào thời điểm này bạn nên chú ý nhiều hơn về việc vệ sinh răng miệng. Nếu cơ thể thấy mệt mỏi, không thoải mái hoặc gặp tình trạng ốm nghén nặng bạn có thể yêu cầu bác sĩ tháo bớt 1 số khí cụ nha khoa.

– Thời điểm 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai: giai đoạn này nhìn chung các thai phụ đã thoải mái hơn, không còn mệt mỏi với những cơn ốm nghén nữa. Bạn chỉ cần chú ý về tình trạng viêm nướu do thay đổi hóc môn trong cơ thể. Ngoài ra nên chọn các loại kem đánh răng chứa ít flo để tránh ảnh hưởng đến mầm răng của trẻ nhỏ.

– Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: bạn nên yêu cầu bác sĩ tháo mắc cài và đeo tạm hàm duy trì bởi nếu thời gian tới thai phụ sinh theo phương pháp mổ sẽ cần gây mê nội khí quản. Lúc này các khí cụ nha khoa có thể cản trở quá trình gây mê, thậm chí bị rơi ra sẽ rất nguy hiểm. Đợi sau khi sinh con xong, bạn có thể đeo lại niềng răng và tiếp tục quá trình niềng.

– Ngoài ra khi mới bắt đầu niềng răng, bạn có thể phải thực hiện nhổ răng. Cùng với đó việc bắt buộc phải sử dụng thuốc tê là điều đương nhiên. Lúc này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về ảnh hưởng của thuốc tê tới sức khỏe của mẹ và bé.

– Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn từ nhiều bữa phụ trong ngày. Chính vì thế nếu niềng răng trong giai đoạn này bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng nhiều hơn, hạn chế các mảng bám, thức ăn thừa…

– Trong quá trình niềng răng nếu bị đau nhức hay ê buốt răng mà cần phải dùng đến thuốc giảm đau, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể sử dụng thuốc được không, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

– Việc chụp X quang khi lấy dấu răng cũng cần được cân nhắc đối với những thai phụ có sức khỏe kém, tiền sử xảy thai…

Gỡ bớt khi cụ khi bà bầu cảm thấy khó chịu

Gỡ bớt khi cụ khi bà bầu cảm thấy khó chịu

Về bản chất niềng răng khi mang thai không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên để đảm bảo việc niềng răng cũng như việc sinh nở được diễn ra suôn sẻ nhất, bạn vẫn nên niềng răng sau khi đã sinh nở thành công. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc những mặt lợi – hại của việc niềng răng khi đang mang thai để có quyết định phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề làm răng khi mang thai
Giải đáp: Có nên niềng răng trước khi có bầu hay không

Giải đáp: Có nên niềng răng trước khi có bầu hay không

Có thể niềng răng sau khoảng 1-2 tháng sau quá trình niềng do không gây xâm lấn răng. Tuy nhiên, khi mang thai, các chị em không nên

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền