23/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Phương pháp trồng răng cửa hàm dưới bao gồm 3 phương pháp là hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant. Trong số này, phương pháp cấy ghép răng Implant được đánh giá cao nhất về tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, độ bền và khả năng ngăn chặn tiêu xương hàm. Việc phục hình răng cửa sớm sẽ giúp tránh những rủi ro như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khó khăn trong việc ăn nhai, và xô lệch răng.
Theo chia sẻ của bác sĩ Trương Thị Kim Trang tại Nha Khoa Paris Quảng Ninh cho biết, mất răng cửa hàm dưới chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ khuôn mặt chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm…
Răng hàm dưới bị mất đi sẽ tạo một khoảng trống ở trên cung hàm, dẫn đến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, các cặn thức ăn cũng dễ dàng bám lại ở khoảng trống trong quá trình ăn nhai hàng ngày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Về lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Răng cửa là nhóm răng bị lộ ra ngoài nhiều nhất khi cười hoặc nói chuyện. Vì vậy, việc mất răng cửa chắc chắn sẽ gây làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tổng thể khuôn mặt. Điều đó khiến cho nhiều người cảm thấy e ngại, mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh và đánh mất nhiều cơ hội để phát triển trong cuộc sống.
Mất răng cửa hàm dưới làm ảnh hưởng tính thẩm mỹ khuôn mặt
Răng cửa là những chiếc răng nằm ở vị trí trung tâm của mỗi hàm. Nếu như răng hàm giữ vai trò chủ đạo trong việc nghiền nát thức ăn thì răng cửa đảm nhận nhiệm vụ cắn, chia nhỏ thức ăn khi đưa vào miệng. Chính vì vậy, nếu răng cửa hàm dưới bị mất đi, chức năng ăn nhai của hàm răng cũng sẽ bị suy giảm đi đáng kể.
Về bản chất, lực nhai hàng ngày là yếu tố tạo sự kích thích lên xương, giúp duy trì các tế bào lên xương hàm luôn ổn định. Khi bị mất răng, lực nhai tại đó cũng không còn nữa nên quá trình tiêu xương sẽ xuất hiện.
Chỉ sau vòng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm đã bắt đầu bị tiêu biến. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu, tình trạng tiêu xương hàm sẽ không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó phát hiện ra.
Sau 3 năm, phần xương hàm tại vị trí mất răng đã bị tiêu biến tới 45 – 60%. Khi đó, khuôn mặt sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là mặt bị hõm lại và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.
Nhưng những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, việc mất răng cửa hàm dưới khiến quá trình ăn nhai trở nên khó khăn hơn rất nhiều và làm mất cảm giác ngon miệng. Đây là lý do khiến nhiều người chán ăn và gặp một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể…
Bên cạnh đó, thức ăn không được nghiền nát khiến cho các bộ phận trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng trên diễn ra lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…
Mất răng làm tăng nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa
Khi mất răng cửa, các răng ở vị trí lân cận sẽ không còn điểm tựa nên thường có xu hướng dịch chuyển tới khoảng trống. Dần dần, những răng còn lại trên cung hàm cũng sẽ bị xô lệch và khiến cho khớp cắn hai hàm không có sự tương quan với nhau.
Tình trạng sai lệch khớp cắn không chỉ khiến cho răng của bạn trở nên xấu hơn và còn ảnh hưởng rất nhiều đến việc vệ sinh răng miệng cũng như quá trình ăn nhai hàng ngày. Thậm chí, bạn còn phải chịu những cơn đau nhức dai dẳng ở vùng khớp thái dương hàm.
Sự kết hợp của 3 bộ phận răng, môi và lưỡi quyết định trực tiếp tới khả năng phát âm. Khi răng cửa bị mất đi, âm thanh phát ra sẽ không được tròn vành rõ chữ. Điển hình là những âm như /s/, /z/, /t/, /d/, /l/, /n/, /sh/, /ch/, /j/.
Phát âm không chuẩn chắc chắn sẽ khiến bạn gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với mọi người xung quanh hoặc thuyết trình trước đám đông. Thậm chí, bạn còn đánh mất nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc hoặc phát triển các mối quan hệ xã hội.
Phát âm bị ảnh hưởng khi mất răng
Bác sĩ Trương Thị Kim Trang cho biết, các phương pháp trồng răng cửa đang được áp dụng phổ biến là cấy ghép răng Implant, bắc cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng giả hiện đại, dùng trụ răng Implant gắn chặt vào trong xương hàm để làm trụ nâng đỡ mão sứ bên trên. Toàn bộ quá trình phục hình răng không hề làm ảnh hưởng tới các răng ở vị trí lân cận.
Trụ Implant có hình trụ hoặc thuôn dần về phía dưới. Bề mặt trụ có các vòng xoắn liên tục xuôi chiều và được xử lý bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo khả năng tích hợp với các tế bào xương, mô trong xương hàm. Ngoài ra, trụ răng được làm từ titanium nên cực kỳ lành tính và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.
Sau khi trụ răng Implant đã tương thích hoàn toàn với xương hàm, các bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. Răng cửa sau khi được phục hình đảm bảo cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Đặc biệt, nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách, răng còn có thể tồn tại vĩnh viễn mà không hề gây hại tới xương hàm, chân răng lân cận hay những bộ phận khác trong khoang miệng.
Bắc cầu răng sứ cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khôi phục răng cửa bị mất. Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài nhỏ men răng của những răng lân cận để làm trụ nâng đỡ cầu răng phía trên.
Cầu răng sứ gồm có các mão sứ được thiết kế nối liền với nhau. Chúng có màu sắc, hình dáng, đường vân răng giống với răng thật tới 99% nên đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng. Thậm chí, ngay cả khi nhìn ở khoảng cách gần, mọi người xung quanh cũng khó có thể phát hiện được bạn đã làm răng giả.
Phương pháp trồng răng bắc cầu sẽ khôi phục khoảng 70% chức năng ăn nhai của hàm răng. Do đó, bạn không cần phải kiêng khem quá nhiều.
Đây là biện pháp phục hình răng cửa truyền thống, thường được áp dụng đối với những người cao tuổi hoặc sức khỏe không đảm bảo để cấy ghép Implant hoặc bắc cầu răng sứ. Thông thường, một hàm giả sẽ gồm có 2 bộ phận chính là khung hàm có thể tháo lắp được và răng giả bên trên.
Hàm giả được làm từ những chất liệu lành tính nên cực kỳ an toàn với sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, quá trình trồng răng không hề xâm lấn đến răng thật hay cấu trúc xương hàm.
Khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bạn có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh. Tuy nhiên, hàm giả chỉ đảm bảo được chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày nên bạn vẫn cần kiêng khem cẩn thận để tránh tình trạng hàm bị biến dạng, nứt, vỡ.
Hàm giả tháo lắp
Trồng răng Implant được các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đánh giá là phương pháp phục hình răng cửa hàm dưới tốt và hiệu quả nhất. Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao, phương pháp trên còn có thể mạnh nổi trội như:
Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng giả toàn diện
Thông thường, khoảng 1 – 2 tháng sau khi mất răng cửa hàm dưới, bạn đã có thể phục hình răng bằng phương pháp hàm giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ. Đây là khoảng thời gian đủ để cho các mô mềm và xương ổ răng tại vị trí mất răng ổn định.
Riêng đối với phương pháp cấy ghép răng Implant thì thời gian có thể trồng lại sau khi mất răng sẽ đặc biệt hơn và được chia thành nhiều trường hợp. Cụ thể như sau:
Thời gian trồng răng cửa hàm dưới sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn áp dụng, cụ thể như sau:
Để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn, sau khi trồng răng cửa, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng
Tóm lại, trồng răng cửa hàm dưới là việc làm cần thiết sau khi mất răng, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, khả năng phát âm… Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách để nhanh chóng sở hữu một hàm răng đẹp như mong muốn và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×