Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trồng răng khểnh có đau không, lưu ý bạn không nên bỏ qua

Cả 3 phương pháp làm răng khểnh đều không hề gây đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức và ê buốt trong khoảng vài ngày. Để đảm bảo chức năng ăn nhai, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề trồng răng khểnh có đau không trong bài viết dưới đây.

1. Trồng răng khểnh có đau không – BS giải đáp

Bác sĩ Hoàng Minh Phong chia sẻ, với sự hỗ trợ của thuốc tê và các trang thiết bị hiện đại, bạn hoàn toàn không gặp phải tình trạng đau nhức trong quá trình trồng răng khểnh. Sau khi trồng răng, nếu áp dụng 2 phương pháp bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant, bạn sẽ bị đau nhức và ê buốt khoảng một vài ngày.

Trong đó, cơn đau nhức khi trồng răng khểnh sẽ có mức độ nặng nhất do bác sĩ cấy ghép trực tiếp vào trụ vào bên trong xương hàm. Thông thường, tình trạng đau nhức sẽ kéo dài khoảng 4 – 7 ngày.

Còn ở phương pháp bắc cầu răng sứ, các bác sĩ cần mài nhỏ răng để làm trụ cầu nên hiện tượng buốt răng là không thể tránh khỏi. Đối với những người có răng nhạy cảm, mức độ đau buốt sẽ nghiêm trọng hơn.

Riêng đối với đắp răng khểnh, bạn sẽ không bị đau hay buốt răng cả trong và sau khi thực hiện. Bởi toàn bộ quá trình không hề có sự xâm lấn tới cấu trúc răng, xương hàm cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng.

Trồng răng khểnh có đau không

Trồng răng khểnh có bị đau không

2. Các phương pháp trồng răng khểnh được sử dụng phổ biến

Hiện 3 phương pháp trồng răng khểnh đang được áp dụng nhiều nhất là đắp răng, làm cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant. Mỗi phương pháp có đặc điểm khác nhau, đáp ứng được nhu cầu và điều kiện của nhiều nhóm đối tượng.

2.1. Đắp răng khểnh

Đối với đắp răng khểnh, các bác sĩ sẽ sử dụng những chất liệu nhân tạo để phủ lên bề mặt răng thật. Sau đó, bác sĩ tiến hành tạo hình sao cho răng khểnh có độ chếch tương xứng với các răng khác trên cung hàm, không gây cộm cấn hay khó chịu trong quá trình sử dụng. Trong suốt quá trình thực hiện, các bác sĩ không cần xâm lấn tới cấu trúc răng thật nên hoàn toàn không gây ra bất kỳ sự đau đớn hay khó chịu nào.

So với hai phương pháp cầu răng sứ và cấy ghép Implant, đắp răng khểnh có thời gian thực hiện nhanh nhất. Thường thì toàn bộ quá trình trồng răng sẽ được hoàn tất trong một lần hẹn duy nhất.

Những vật liệu đắp răng mà các bác sĩ sử dụng đều an toàn, lành tính với sức và đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, đắp răng khểnh có tuổi thọ khá ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 năm.

2.2. Trồng răng khểnh có đau không – cầu răng sứ

Cầu răng sứ cũng làm một phương pháp trồng răng khểnh đang được khá nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng số 2 với một tỉ lệ thích hợp để làm trụ nâng đỡ cầu răng ở bên trên. Cầu răng sẽ bao gồm 2 mão sứ, một mão chụp lên răng được mài, mão còn lại sẽ để tạo hình răng khểnh.

Chỉ sau khoảng 2 – 3 lần tới nha khoa, bạn đã sở hữu một chiếc răng khểnh đẹp như ý. Mỗi lần thường kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng. Cầu răng sứ được chế tác với hình dáng, màu sắc và đường vân tương tự như răng thật nên có có tính thẩm mỹ cao.

So với đắp răng khểnh, phương pháp bắc cầu răng sứ được đánh giá cao hơn về độ bền. Đối với những dòng răng toàn sứ cao cấp, tuổi thọ của răng khểnh có thể lên tới 15 – 20 năm.

2.3. Trồng răng khểnh có đau không – cấy ghép implant

Trong 3 kỹ thuật trồng răng khểnh, cấy ghép răng Implant được đánh giá toàn diện nhất. Đây là phương pháp được áp dụng đối với trường hợp bị mất răng nanh và muốn làm răng khểnh thay thế.

Răng khểnh Implant có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là trụ, khớp nối abutment và răng sứ. Các bác sĩ sẽ cấy ghép trực tiếp trụ răng Implant vào trong xương hàm với độ nghiêng phù hợp. Sau khi trụ răng đã liên kết chặt chẽ với các mô ở xương hàm, bác sĩ tiến hành gắn răng sứ lên trên.

Với phương pháp trồng răng khểnh Implant, chức năng ăn nhai của răng được khôi phục gần như tuyệt đối. Đặc biệt, mão sứ được thiết kế giống với răng thật tới 99% nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Ngay cả khi nhìn gần, mọi người xung quanh cũng khó có thể phát hiện được bạn đang trồng răng giả.

Tuổi thọ trung bình của răng Implant vào khoảng 25 năm. Thậm chí, nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách, răng khểnh còn có thể tồn tại vĩnh viễn mà không gây tổn hại tới xương hàm. Chưa hết, cấy ghép răng Implant còn là phương pháp duy nhất có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.

Trụ răng Implant

Trụ răng Implant

3. Tại sao đắp răng khểnh giả được nhiều người yêu thích

Đắp răng khểnh đang dần trở thành một xu hướng làm đẹp được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là giới trẻ bởi những ưu điểm nổi trội như:

Tính thẩm mỹ cao: Các vật liệu được sử dụng để đắp răng khểnh có màu sắc tương đồng như men răng thật. Bác sĩ cũng tiến hành nắn chỉnh hình dáng của răng sao cho phù hợp với những răng còn lại trên cung hàm. Sau khi đắp răng khểnh, bạn sẽ sở hữu một nụ cười rạng rỡ và duyên dáng như ý.

Bảo tồn răng thật tối đa: Trong toàn bộ quá trình đắp răng khểnh, các bác sĩ không hề xâm lấn tới cấu trúc răng thật. Hơn nữa, vật liệu trám lành tính nên không hại tới răng, nướu hay những bộ phận khác trong khoang miệng.

Thực hiện nhanh chóng: Đây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp trồng răng khểnh. Chỉ sau khoảng 30 – 60 phút thực hiện, bạn đã có được một chiếc răng khểnh đúng như mong muốn.

Có thể dễ dàng tháo ra: Sau khi đắp răng khểnh, nếu như bạn muốn răng số 3 trở về hình dáng như lúc ban đầu thì chỉ cần tới nha khoa để bác sĩ tháo vật liệu trám và đánh bóng lại răng.

Đắp răng khểnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Đắp răng khểnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn

4. Liệu có nên thực hiện trồng răng khểnh giả

Trồng răng khểnh là một biện pháp phù hợp với những người đang mong muốn sở hữu một chiếc răng “duyên”, giúp nụ cười thêm phần rạng rỡ và tươi tắn. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy của người phương Đông, răng khểnh còn giúp bạn gặp nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp.

Mặc dù việc trồng răng khểnh không hề khó nhưng chúng mang lại khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Chỉ cần một sai lầm nhỏ của bác sĩ trong quá trình thực hiện, bạn cũng sẽ phải đối mặt với hậu quả khớp cắn bị sai lệch và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu quyết định trồng răng khểnh giả, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn đơn vị thực hiện.

5. Nên trồng răng khểnh ở đâu uy tín, chất lượng

Nha Khoa Paris luôn là cái tên đứng vị trí đầu tiên trong danh sách những địa chỉ trồng răng uy tín và chuyên nghiệp. Được thành lập từ năm 2014, sau gần 10 năm hoạt động, nha khoa đã phát triển thành một hệ thống với tổng cộng 15 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Khi tới Nha Khoa Paris, khách hàng sẽ được các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, tư vấn và trồng răng khểnh. Tất cả các bác sĩ đều có chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cung cấp. Không chỉ vậy, nhiều bác sĩ còn có những chứng nhận danh giá từ các hiệp hội răng hàm mặt uy tín trong và ngoài nước.

Những vật liệu trồng răng khểnh mà Nha Khoa Paris đang sử dụng đều là hàng được nhập chính hãng và có chất lượng đạt tiêu chuẩn. Chúng không hề gây hại đến nướu, răng, xương hàm… ngay cả khi tồn tại ở khoang miệng trong khoảng thời gian dài.

Không chỉ vậy nha khoa còn thường xuyên cập nhật những công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hàng đầu. Trong đó phải kể tới máy chụp phim CT Cone Beam 4 trong 1, Scan Trios 3D, công nghệ Implant 4S… Nhờ sự hỗ trợ của các máy móc tiên tiến, quy trình trồng răng khểnh luôn diễn ra an toàn và chính xác tuyệt đối.

Nha Khoa Paris có trang thiết bị hiện đại

Nha Khoa Paris có trang thiết bị hiện đại

6. Thực hiện làm răng khểnh giá bao nhiêu tiền

Tại Nha Khoa Paris, dịch vụ làm răng khểnh đang có mức giá như sau:

Đắp răng khểnh: 700.000 đồng/răng.

Làm cầu răng sứ: 1.200.000 – 18.000.000 đồng/răng. Tổng chi phí trồng răng khểnh sẽ căn cứ theo số lượng mão sứ trên cầu răng.

Cấy ghép răng Implant: 16.000.000 – 35.000.000 đồng/trụ răng Implant (trong đó chưa bao gồm giá răng sứ)

7. Một số lưu ý quan trọng sau khi làm răng khểnh

Sau khi trồng răng khểnh, để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng khểnh, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, cụ thể như sau:

Đánh răng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có hàm lượng fluor phù hợp. Khi đánh răng, bạn chỉ nên chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh gây hại tới nướu và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Đối với trường hợp có thức ăn giắt lại trong kẽ răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch. Bởi những loại tăm truyền thống sẽ làm tăng kích thước của kẽ răng và dễ làm tổn thương lợi.

Duy trì thói quen súc miệng với nước muối sinh lý khoảng 2 – 3 lần/ngày. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng xảy ra và làm giảm tuổi thọ của răng khểnh giả.

Tới cơ sở nha khoa thăm khám định kỳ sau khi trồng răng khểnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng khểnh và kịp thời xử lý nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Không nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm cứng, dai hoặc sử dụng răng để mở nắp chai bởi có thể khiến cho răng khểnh dễ bị nứt, vỡ…

Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám trong kẽ răng hiệu quả

Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám trong kẽ răng hiệu quả

Như vậy, trồng răng khểnh có đau không sẽ phụ thuộc phần lớn vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các công nghệ và thiết bị hiện đại, mức độ đau nhức khi làm răng khểnh cũng không quá nghiêm trọng. Do đó, thay vì quá lo lắng, bạn nên giữ tâm lý thoải mái để quá trình trồng răng diễn ra suôn sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trồng răng khểnh
Có lắp răng khểnh được không? Bằng phương pháp nào?

Có lắp răng khểnh được không? Bằng phương pháp nào?

Lắp răng khểnh đang trở thành xu hướng được nhiều tín đồ làm đẹp săn đón vì mang tới một nụ cười tỏa nắng, tạo điểm nhấn ấn tượng cho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map