Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng hô: Làm thế nào để phát hiện và chữa trị đúng cách

Cách nhận biết răng hô được chia thành hai trường hợp là răng hô nhẹ và nặng. Nhưng nhìn chung, khi răng bị hô sẽ có dấu hiệu dễ nhận biết là các răng bị chìa ra trước, vượt ra giới hạn của môi. Phương pháp điều trị đối với răng hô thể nhẹ là mài răng, bọc sứ và chỉnh nha. Còn đối với răng hô thể nặng thì phải niềng răng, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai phương pháp mới mang tới hiệu quả như mong muốn.

1. Tìm hiểu thế nào là răng hô

Răng hô (răng vẩu) thực chất là một dạng sai lệch khớp cắn mà chúng ta vẫn thường gặp. Khi xảy ra tình trạng trên sẽ khiến tỷ lệ về tương quan giữa hai hàm bị sai.

Từ đó dẫn tới phần hàm trên bị nhô ra phía ngoài nhiều hơn so với phần hàm dưới, gây rất nhiều rắc rối cho người gặp phải.

  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Răng hô dù nặng hay nhẹ đều gây sai lệch khớp cắn. Do mất đi sự tương quan giữa hai hàm nên sẽ khiến việc ăn nhai bị ảnh hưởng không nhỏ. Khớp cắn sai sẽ khiến thức ăn không được xé nhỏ, nghiền kỹ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Khó vệ sinh răng miệng: Các răng không mọc đều nên cũng gây ra những trở ngại nhất định khi vệ sinh răng miệng, rất khó để làm sạch kỹ toàn bộ răng nướu.
  • Gây trở ngại trong việc phát âm: Do phần hàm không khớp, dẫn tới những người bị hô gặp khó khăn khi phát âm tròn vành, rõ chữ. Tất nhiên, nếu chỉ hô ở mức độ nhẹ thì điều đó sẽ không quá rõ ràng.
  • Mất tự tin, ngại giao tiếp: Đây chắc chắn là ảnh hưởng mà chúng ta sẽ nhận ra ngay ở những người răng bị hô. Do phần hàm trên bị nhô ra nhiều hơn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ chung của cả gương mặt. Cũng chính bởi vì khuyết điểm răng hô đã khiến nhiều người bị mất tự tin và ngại giao tiếp.
  • Tăng cao tỷ lệ mắc các bệnh lý về răng nướu: Vì gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng nên những vị trí răng mà bàn chải không chạm tới được thường tích tụ các mảng bám giúp khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng nướu như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
Tìm hiểu thế nào là răng hô

Răng hô là một dạng sai khớp cắn phổ biến

2. Nguyên nhân dẫn tới răng hô

Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới răng hô là do di truyền, thói quen xấu, cấu trúc xương hàm sai và khối u răng miệng.

2.1. Do di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học chuyên sâu, nếu như cha hoặc mẹ răng bị hô thì 70% con cái của họ cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Đây là biểu hiện của sự di truyền cấu trúc răng hàm mặt, có cả mức độ nhẹ lẫn mức độ nặng. Nếu bị hô do di truyền thì rất dễ nhận biết sớm, vì các dấu hiệu đều rõ ràng.

Do di truyền

Do di truyền

2.2. Do thói quen xấu

Các thói quen xấu ở trẻ nhỏ như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay, cắn môi dưới, chống cằm… đều có thể trở thành nguyên nhân khiến răng bị hô.

Nhất là trong giai đoạn trẻ đang thay răng sữa, nếu không loại bỏ những thói quen trên sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Ngoài ra, với những người có thói quen thường dùng răng để cắn các đồ vật cứng hay mở nắp hộp cũng cần lưu ý. Vì đây không chỉ là nguyên nhân khiến răng hô mà còn có thể làm tổn thương cấu trúc của răng như bị gãy, sứt, mẻ.

2.3. Do cấu trúc xương hàm sai

Khi cấu trúc xương hàm bị sai hoặc xương hàm trên phát triển quá mức thì cũng đều dẫn đến lệch khớp cắn.

Đối với trường hợp răng hô do cấu trúc xương hàm sai thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hợp, do có liên quan trực tiếp đến quá trình giải phẫu xương hàm.

Do cấu trúc xương hàm sai

Do cấu trúc xương hàm sai

2.4. Do khối u răng hàm

Các khối u và u nang ở răng hoặc trong hàm có thể làm thay đổi cấu trúc xương hàm cũng như hình dáng của răng.

Sự xuất hiện của khối u sẽ làm cho phần trên của miệng hoặc hàm trên bị sưng lên gây chèn ép các dây thần kinh và khiến các răng dần di chuyển về phía trước.

3. Cách nhận biết răng hô thể nhẹ và cách khắc phục

Thông thường răng hô sẽ được chia thành hai mức độ là nhẹ và nặng, ở mỗi một mức độ sẽ có cách nhận biết và xử lý khác nhau sao cho hiệu quả nhất.

Đối với răng hô thể nhẹ thì các dấu hiệu nhận biết cũng rất rõ ràng và có tận 3 phương pháp khắc phục khác nhau.

3.1. Cách nhận biết răng hô thể nhẹ đơn giản

Cách nhận biết răng hô thể nhẹ có biểu hiện đặc trưng là răng hàm trên không mọc theo phương thẳng đứng mà bị mọc lệch về phía trước một góc khoảng 20 – 30 độ so với hàm dưới.

Hãy bắt đầu quan sát từ góc nghiêng, nếu bạn thấy hướng mọc của răng không thẳng và có biểu hiện hơi chìa ra  bên ngoài thì có khả năng cao là răng của bạn chỉ bị hô nhẹ.

Các trường hợp được gọi là hô nhẹ khi răng cửa hàm trên mọc chếch ra phía trước so với hàm dưới chỉ khoảng 2mm – 4mm.

3.2. 3 cách xử lý răng hô nhẹ phổ biến

Đối với tình trạng răng hô nhẹ thì chúng ta có 3 cách xử lý là mài răng, bọc sứ và niềng răng.

  • Mài răng xử lý tình trạng hô nhẹ: Trên thực tế một vài trường hợp răng hô nhẹ chủ yếu là vì răng cửa hơi nhô ra ngoài, nên các bác sĩ nha khoa thường chỉ định phương pháp mài răng. Tỷ lệ mài sẽ được kiểm soát từ 0,3mm – 0,6mm để đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến răng gốc. Đây là phương pháp nhanh chóng, nhưng mức độ điều chỉnh không cao.
  • Bọc sứ xử lý tình trạng hô nhẹ: Với phương pháp tiếp theo, răng sẽ được mài mỏng đi một phần lớp men bên ngoài để tạo thành trụ răng và đảm bảo khoảng trống giữa răng giúp việc lắp mão sứ vào thuận lợi hơn. Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ vào trụ răng, mão sứ được thiết kế có hình dáng và màu sắc phù hợp với răng thật của khách hàng.
  • Niềng răng xử lý tình trạng hô nhẹ: Đây là phương pháp phức tạp nhất, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ được gắn trực tiếp trên răng (mắc cài, dây cung) hoặc có thể tháo lắp linh hoạt (niềng răng khay trong) nhằm từ từ di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Sau một thời gian, sự sai lệch của khớp cắn cũng sẽ được điều chỉnh lại. Thời gian thực hiện trung bình là 18 – 24 tháng.
3 cách xử lý răng hô nhẹ phổ biến

Kỹ thuật mài răng khắc phục hô nhẹ

4. Cách nhận biết răng hô thể nặng và cách điều trị triệt để

Răng hô ở mức độ nặng thì chắc chắn sẽ dễ dàng nhận biết hơn, tuy nhiên việc điều trị triệt để cũng sẽ phức tạp hơn so với thể nhẹ.

4.1. Cách nhận biết răng hô thể nặng

Răng hô nặng sẽ có tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, phần hàm trên sẽ chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Vì vậy, phần môi trên nhô ra phía trước rất rõ ràng.

Nên ngay cả khi bạn không nhìn theo góc nghiêng thì vẫn sẽ nhận thấy rất rõ ràng phần hàm trên của người răng hô nặng đang đưa ra phía trước.

4.2. Cách điều trị răng hô thể nặng triệt để

Nếu răng bị hô nặng, bạn không thể áp dụng phương pháp mài răng hay bọc răng sứ bởi với mức độ sai lệch lớn như vậy thì cả hai phương pháp đó sẽ không còn hiệu quả.

Với tình trạng trên, để điều trị triệt để bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng thẩm mỹ, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai khi cần thiết.

  • Răng hô nặng do răng: Áp dụng biện pháp niềng răng.
  • Răng hô nặng do xương hàm: Áp dụng biện pháp phẫu thuật hàm hô, đây là kỹ thuật có sự can thiệp trực tiếp vào vùng xương hàm nhằm điều chỉnh vị trí, độ cân đối của khớp cắn hai hàm và từ đó khắc phục được tình trạng răng hô nặng. Đây là một kỹ thuật tương đối phức tạp, nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, chuyên môn tốt cùng sự hỗ trợ từ hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến.
  • Răng hô nặng do cả xương hàm và răng: Có thể nói đây là trường hợp răng hô nặng phức tạp nhất. Nếu chỉ niềng răng hoặc phẫu thuật chắc chắn vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Thông thường, nếu phải áp dụng cả hai phương pháp thì bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng trước rồi mới phẫu thuật.
Cách điều trị răng hô thể nặng triệt để

Phẫu thuật hàm điều trị răng hô thể nặng triệt để

5. Chữa răng hô nhẹ không cần niềng

Chữa răng hô nhẹ không cần niềng là việc áp dụng các kỹ thuật nha khoa có sự tác động trực tiếp vào răng như mài răng, bọc hoặc dán sứ đang là những phương pháp nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Hầu hết mọi người khi đề cập đến vấn đề niềng răng thì đều rất e ngại, vì thời gian thực hiện kéo dài, chưa kể còn có sự khó chịu mà các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, khay niềng… mang tới, đều khiến mọi người lo lắng.

Tuy rằng các phương pháp khắc phục răng hô nhẹ không cần niềng sẽ mang đến kết quả nhanh chóng, nhưng ít nhiều vẫn sẽ tác động, làm thay đổi cấu trúc của răng.

Vì để thực hiện bác sĩ gần như bắt buộc phải mài mỏng phần men răng đi, nên ít nhiều cũng sẽ khiến những chiếc răng đã mài bị ê buốt và giảm khả năng bảo vệ các tổ chức bên trong.

Ngược lại, niềng răng lại là biện pháp mang đến hiệu quả vượt trội và không làm thay đổi cấu trúc của hàm hay răng. Đặc biệt, sau khi tháo niềng nếu kết quả ổn định thì gần như có thể duy trì được vĩnh viễn, không gặp phải tình trạng tái xô lệch.

Vì vậy, để biết với tình trạng răng hô nhẹ của mình thì đâu mới là phương pháp khắc phục hiệu quả nhất, bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín đề được bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên cụ thể.

Chữa răng hô nhẹ không cần niềng

Chữa răng hô nhẹ không cần niềng

Thông qua việc chia sẻ về cách nhận biết răng hô trong bài, ắt hẳn chúng tôi đã mang đến cho bạn rất nhiều kiến thức hữu ích. Nhận biết tình trạng răng có bị hô hay không thực chất không hề khó khăn chút nào, ngay cả với mức độ nhẹ. Bạn chỉ cần áp dụng đúng những hướng dẫn chúng tôi đã đề cập đến trong bài là có thể đưa ra nhận định chính xác. Tuy nhiên, để biết được tình trạng răng hô của mình là do đâu thì bạn vẫn cần đi thăm khám bác sĩ nha khoa cụ thể. Bởi sau khi thăm khám, bác sĩ không chỉ nắm rõ được nguyên nhân mà còn đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả nhất đối với từng khách hàng.

Có 0 bình luận bài Răng hô: Làm thế nào để phát hiện và chữa trị đúng cách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi