Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn , Cách chăm sóc sau nhổ răng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Nhổ răng khôn là chỉ định phổ biến trong nha khoa và là một ca tiểu phẫu đơn giản. So với các vị trí khác trên hàm, nhổ răng khôn sẽ phức tạp hơn đôi chút. Sau đây sẽ là những hình ảnh sau khi nhổ răng khôn giúp bạn hiểu rõ hơn một phần về quy trình thực hiện.

1. Quá trình nhổ răng khôn diễn ra như nào

Nhổ răng khôn là một quy trình tiểu phẫu đơn giản, được thực hiện với những bước cụ thể như sau.

Bước 1: Nha sĩ sẽ thăm khám và chụp X-quang răng để xác định tình trạng của răng khôn.

Bước 2: Trước khi thực hiện quá trình nhổ, nha sĩ sẽ đảm bảo răng miệng của bạn được vệ sinh và sát khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Bước 3: Bạn sẽ được gây tê tại chỗ để giảm đau và giảm khó chịu trong quá trình can thiệp.

Bước 4: Vì răng khôn có kích thước lớn, vị trí lại gần các dây thần kinh, nên nha sĩ bắt buộc phải rạch nướu, mở xương hàm để nhổ dễ hơn.

Bước 5: Sau khi gây tê, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng khôn ra khỏi xương hàm. Đối với những răng phức tạp, nha sĩ sẽ chia răng thành nhiều phần để nhổ.

Bước 6: Nha sĩ thực hiện khâu vết thương để giúp mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bước 7: Hoàn tất quá trình nhổ răng, bạn cần ở lại theo dõi sức khỏe trong một khoảng thời gian. Cuối cùng, nha sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

Quá trình nhổ răng khôn diễn ra như nào

Quá trình nhổ răng khôn

2. Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình cũng như tình trạng sau khi nhổ răng khôn, dưới đây là những hình ảnh thực tế.

Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt cần nhổ bỏ để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm

Răng khôn được nhổ bỏ ra khỏi hàm

Răng khôn được nhổ bỏ ra khỏi hàm

Sau khi nhổ răng khôn huyệt sẽ để lại một lỗ hổng trên hàm

Sau khi nhổ răng khôn huyệt sẽ để lại một lỗ hổng trên hàm

Lỗ hổng sau nhổ răng khôn hoàn toàn là điều bình thường và phổ biến

Lỗ hổng sau nhổ răng khôn hoàn toàn là điều bình thường và phổ biến

Để vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng, nha sĩ sẽ khâu vết thương sau khi nhổ răng khôn lại

Để vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng, nha sĩ sẽ khâu vết thương sau khi nhổ răng khôn lại

Sau khoảng 7 - 10 ngày miệng vết thương sẽ bắt đầu liền lại

Sau khoảng 7 – 10 ngày miệng vết thương sẽ bắt đầu liền lại

3. Các triệu chứng thường gặp sau khi tiến hành nhổ răng khôn

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương, sau khi nhổ răng khôn, một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

– Chảy máu: Vùng nướu có thể chảy máu nhẹ, điều này là bình thường.

– Đau nhức tại chỗ nhổ răng: Đau nhức là một triệu chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn do tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện.

– Sưng má, sưng mặt: Nguyên nhân là do quá trình mở xương, rạch nướu làm tổn thương các mô mềm xung quanh gây nên tình trạng sưng tấy.

– Tê bì và mất cảm giác: Quá trình nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra tình trạng tê bì hoặc mất cảm giác ở vùng môi, má, lưỡi.

4. Quá trình lành vết thương sau khi tiến hành nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, quá trình lành vết thương diễn ra theo từng giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 1 ngày đầu: Cục máu đông sẽ hình thành để cầm máu và bảo vệ vết thương. Vùng nướu xung quanh răng nhổ có thể sưng tấy và gây đau đớn.

Giai đoạn 2 – 3 ngày: Tình trạng sưng má, đau nhức sẽ dần được cải thiện. Bạn cần giữ gìn vùng nướu và tránh tác động mạnh để hạn chế triệu chứng khó chịu.

Giai đoạn 7 – 10 ngày: Vết thương khô miệng, mô lợi đã lành thương đáng kể.

Giai đoạn 2 tuần: Mô xương bắt đầu xuất hiện và hình thành bề mặt xương mới. Tùy vào tốc độ phục hồi của mỗi người, xương sẽ lấp đầy vị trí cũ sau khi nhổ răng khôn.

Giai đoạn 3 – 4 tuần: Lỗ răng được niêm mạc che lấp, bạn có thể ăn uống và vệ sinh răng miệng dễ dàng.

Giai đoạn 4 – 6 tháng: Cơ bản ổ răng đã lành thương xương và xương đầy lại sau khoảng 4 – 6 tháng.

5. Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ bỏ răng khôn

5.1. Kiểm soát tình trạng chảy máu

Theo bác sĩ Phương, điều đầu tiên bạn cần phải làm sau khi nhổ răng khôn là thực hiện cầm máu, ngăn không cho máu chảy quá nhiều.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lấy 1 miếng bông hoặc gạc sạch gập vuông lại.

– Bước 2: Đặt vị trí miếng bông/gạc vào vị trí răng vừa nhổ.

– Bước 3: Cắn giữ miếng bông/gạc để cố định vị trí.

– Bước 4: Giữ nguyên miếng bông/gạc trong vòng 30 – 60 phút.

– Bước 5: Bỏ miếng bông/gạc ra, nếu máu còn chảy tiếp tục thực hiện lại.

Kiểm soát tình trạng chảy máu

Kiểm soát tình trạng chảy máu

5.2. Giảm đau, giảm sưng

Tình trạng đau nhức, sưng tấy là điều không thể tránh khỏi sau khi nhổ răng khôn. Vì vậy, bạn cần thực hiện những biện pháp dưới đây để giảm tình trạng này.

– Sử dụng thuốc giảm đau được bác sĩ khuyến nghị.

– Chườm lạnh ngoài má để giảm sưng và làm giảm đau trong 2 – 3 ngày đầu.

– Chườm nóng để giảm sưng, giúp máu lưu thông tốt từ ngày thứ 3 trở đi.

5.3. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn là một trong những điều bạn cần phải cẩn thận, nếu không vết thương sẽ đau nhức, chảy máu nhiều và lâu lành hơn.

– Trong ngày đầu chỉ rửa miệng nhẹ nhàng bằng nước sạch.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý từ ngày thứ 2 trở đi.

– Chải răng nhẹ nhàng, tránh chải vào vị trí nhổ răng.

– Không sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn, dễ gây kích ứng.

– Sử dụng sản phẩm kem đánh răng có thành phần dịu nhẹ.

5.4. Chế độ ăn uống phù hợp

Tối thiểu trong 2 – 3 tuần đầu sau khi kết thúc quá trình nhổ răng khôn, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống dưới đây.

+ Những thực phẩm nên ăn:

– Cháo.

– Súp.

– Mì mềm.

– Sữa chua.

– Nước ép, sinh tố trái cây.

– Cá hấp mềm.

– Thịt các loại nấu mềm.

– Trứng.

– Đậu phụ.

– Rau củ nấu mềm.

+ Những thực phẩm nên kiêng:

– Thức ăn cay.

– Thức ăn chua.

– Thức ăn cứng.

– Đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

– Thức ăn nhiều đường.

– Thức ăn có nhiều vụn nhỏ.

– Đồ uống có ga.

– Bia rượu.

– Trà, cà phê.

Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp

5.5. Một số điều khác cần kiêng

Ngoài những điều trên, sau khi nhổ răng khôn để vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng bạn cần kiêng một số điều như sau:

– Không hút thuốc lá.

– Không dùng ống hút.

– Không khạc nhổ mạnh.

– Không dùng tay hay vật dụng sắc nhọn tác động vào huyệt răng.

– Không nhai trực tiếp vào vị trí nhổ răng.

– Khi nằm không nghiêng sang phía cùng bên nhổ răng.

– Không vận động mạnh, làm việc quá sức trong vài ngày đầu.

Trên đây là những hình ảnh sau khi nhổ bỏ răng khôn thực tế mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu như bạn có nhu cầu nhổ răng khôn hoặc tư vấn về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay đến Nha Khoa Paris..

Hiển thị nguồn

Healthline: “Wisdom Teeth Recovery: What to Expect After Surgery”
Mayo Clinic: “Wisdom tooth extraction”
WebMD: “Wisdom Teeth Removal: What Adults Should Expect”
Sở Y tế Nam Định: “Một số biên chứng của việc nhổ răng khôn”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới là quy trình tiểu phẫu đòi hỏi nhiều kỹ thuật khá phức tạp. Vì răng khôn mọc sát vách hàm và gần với dây thần

Nhổ răng khôn bị sưng má: Nguyên nhân, cách giảm sưng

Nhổ răng khôn bị sưng má: Nguyên nhân, cách giảm sưng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc

Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ăn gì và kiêng gì?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ 

Khi nào nên nhổ răng khôn – Những trường hợp đặc biệt

Khi nào nên nhổ răng khôn – Những trường hợp đặc biệt

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant,

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map