Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng số 4 là răng nào? Hậu quả khi mất răng số 4

Răng số 4 là răng nào? Răng số 4 thuộc nhóm răng cối nhỏ trên hàm, cùng lúc đảm nhận chức năng thẩm mỹ và cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó việc mất răng hàm số 4 nếu không được phục hình sớm sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy giảm chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm, tác động đến các răng bên cạnh…

1.1. Răng số 4 là răng nào

Theo Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công, chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: răng số 4, hay còn được gọi là răng tiền, là một trong những chiếc răng cối nhỏ đầu tiên trên cung. Trên cả hai hàm, chúng tổng cộng có 4 chiếc và được phân bố đều.

Vị trí của răng số 4 thường nằm gần góc miệng, nằm sau răng số 3 và trước răng số 5. Răng số 4 được gắn chặt vào hàm trên thông qua một hệ thống gốc răng sâu trong xương hàm. Chức năng của răng số 4 rất quan trọng trong việc nhai, cắt và nghiền thức ăn, đóng góp đáng kể vào quá trình tiêu hóa.

Hình dạng của răng số 4 tương tự như ngọn giáo, với mũi răng dày, nhọn và dài. Mặt xung quanh của răng cũng có độ sắc nhất định. Do đó, răng số 4 đảm nhận cả chức năng cắn xé và nghiền thức ăn, tương tự như răng nanh và răng hàm lớn.

1.2. Vị trí răng số 4

Vị trí răng số 4 là nằm ở giữa cung hàm, cạnh răng nanh số 3 và răng hàm nhỏ số 5. Nếu xét trong nhóm răng hàm thì đây lại là chiếc răng đầu tiên.

Sở dĩ răng số 4 có tên gọi như vậy là vì chúng nằm ở số thứ tự thứ 4 tính từ răng cửa đếm ngược vào trong.

Tìm hiểu răng số 4

Răng 4 nằm ở vị trí cạnh răng nanh số 3 và răng hàm nhỏ số 5

2. Hậu quả khi mất răng số 4

Tuy rằng không phải là chiếc răng có vai trò đặc biệt quan trọng trên cung hàm, nhưng khi bị mất răng số 4 và nhất lại là răng vĩnh viễn sẽ gây ra những hậu quả nhất định.

Có 4 hậu quả bạn sẽ phải đối mặt nếu bị mất răng số 4 mà không có biện pháp khắc phục là ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm, tác động tới các răng bên cạnh và ảnh hưởng trực tiếp về mặt thẩm mỹ.

2.1. Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai

Các răng trên cung hàm dù nằm ở các vị trí khác nhau cũng đều tham gia vào quá trình ăn nhai với các nhiệm vụ cụ thể là căn xé, nghiền nát thức ăn.

Như đã nhắc đến ở phần đầu tiên, chức năng của răng số 4 chính là hỗ trợ cắn xé thức ăn cho nhóm răng nanh và đồng thời nghiền nhỏ thức ăn cho nhóm răng cối lớn.

Do đó, khi bị mất răng hàm số 4 thì chức năng ăn nhai ít nhiều cũng sẽ bị suy giảm.

Mặt khác trong quá trình ăn nhai, nếu thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát sẽ trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa, càng về lâu dài dễ mắc các bệnh lý liên quan như đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón…

Nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Nha khoa Hoa Kỳ (Journal of Prosthodontics) đã khảo sát 40 người mất răng số 4 và 40 người có đầy đủ các răng. Kết quả cho thấy nhóm mất răng số 4 có sự suy giảm đáng kể trong khả năng nghiền thức ăn và sự phân bố lực lượng khi nhai so với nhóm có đầy đủ răng.

Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai

Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai

2.2. Xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm được xem là hậu quả tất yếu sẽ xảy ra khi bạn mất răng hàm số 4 nhưng không kịp thời phục hình trồng răng giả.

Điều trên được lý giải do xương hàm ở vị trí răng tiền hàm 4 bị mất và không còn lực ăn nhai tác động nên sẽ dần bị tiêu hõm xuống.

Mật độ xương, thể tích xương cũng như chất lượng xương sẽ bắt đầu giảm xuống kể từ tháng thứ 3 sau khi bị mất răng.

2.3. Tác động đến răng bên cạnh

Khi răng hàm số 4 không còn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các răng kế cận là số 3 và số 5. Đồng thời còn làm xô lệch các răng bên cạnh, vì các răng thường có xu hướng nghiêng về khoảng trống đã bị mất răng trên cung hàm.

Cùng với đó, vị trí mất răng cũng khó vệ sinh hơn, trở thành nơi tích tụ mảng bám, cặn thức ăn thừa. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, tụt nướu, sâu răng…

Tác động đến răng bên cạnh

Tác động đến răng bên cạnh

2.4. Ảnh hưởng về thẩm mỹ

Dù không nằm ở vị trí trung tâm như nhóm răng cửa, nhưng khi nói chuyện hay cười lớn chúng ta vẫn có thể nhìn thấy răng số 4.

Vì vậy, nếu răng hàm số 4 bị mất đi chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống lớn và đây chính là điểm trừ về mặt thẩm mỹ.

Chưa kể, nếu xảy ra tình trạng bị tiêu xương hàm và các răng trên cung hàm bị xô lệch chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của cả gương mặt.

3. Phương pháp phục hình răng số 4 khi bị mất

Đối với trường hợp mất răng hàm số 4 bạn có thể phục hình bằng 3 phương pháp là làm hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và trồng răng Implant.

3.1. Làm hàm giả tháo lắp

Làm răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã có từ rất lâu, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn giữ được sức hút nhất định. Đặc biệt với nhóm khách hàng cao tuổi, dường như đây sẽ là giải pháp được nhiều người nghĩ đến ngay đầu tiên.

Lý do vì đây là phương pháp phục hình có giá thành rẻ, thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

Răng giả tháo lắp có cấu tạo gồm một nền hàm hoặc một hàm khung (thường được làm bằng kim loại) và bên trên là răng giả làm bằng nhựa hoặc sứ.

Do là phương pháp phục hình ra đời đã lâu, nên trồng răng giả tháo lắp vẫn còn tồn đọng không ít hạn chế dưới đây:

– Người dùng cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai, dễ bị tuột ra bên ngoài.

– Chỉ khôi phục được khoảng 30 – 40% chức năng ăn nhai.

– Tuổi thọ sử dụng tương đối ngắn, khoảng 3 – 5 năm.

– Không ngăn chặn được tiêu xương hàm.

– Thường gây đau nướu khi sử dụng lâu ngày.

Làm hàm giả tháo lắp

Làm hàm giả tháo lắp

3.2. Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương án phục hình răng hàm số 4 được đánh giá hiện đại và hiệu quả hơn so với trồng răng giả tháo lắp. Đồng thời đây cũng là kỹ thuật phục hình răng bị mất cố định.

Để thực hiện, các bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật hai bên làm trụ, sau đó gắn cầu răng sứ vào thay cho răng đã mất. Phần mão sứ bên trên sẽ gồm ít nhất là 3 chiếc răng sứ được thiết kế gắn liền nhau.

Làm cầu răng sứ có ưu điểm là cố định, không phải tháo ra lắp vào để vệ sinh hàng ngày và ăn nhai tốt. Chúng sẽ giúp khôi phục được khoảng 70% chức năng ăn nhai và tuổi thọ sử dụng là từ 7 – 10 năm.

Tuy nhiên, lâu ngày thì hiện tượng tiêu xương vẫn diễn ra khiến cho nướu hõm xuống, làm lộ cầu răng giả.

Mặt khác, hai chiếc răng làm trụ do bị mài đi cũng như nâng đỡ toàn bộ lực ăn nhai nên lâu ngày cũng dần trở nên yếu đi rất nhiều.

3.3. Trồng răng Implant

Có thể nói trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng bị mất hiệu quả nhất, hiện đại nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Với cấu trúc bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ sẽ giúp mang tới một giải pháp phục hình một cách toàn diện cho chiếc răng đã bị mất của bạn.

Phần trụ Implant sẽ được cấy ghép vào ổ xương hàm để thay thế cho phần chân răng. Nhờ vậy, tổng thể chiếc răng giả vô cùng chắc chắn, giúp khôi phục chức năng ăn nhai gần như tuyệt đối.

Tuổi thọ sử dụng của răng Implant có thể lên đến 25 năm, nếu biết cách chăm sóc thì hoàn toàn dùng được trọn đời.

Hơn thế, đây là giải pháp duy nhất khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày gây ra.

Thế nhưng, trồng răng Implant cũng có những nhược điểm nhất định đó là thời gian thực hiện kéo dài (mất đến 3 – 6 tháng) và chi phí có phần đắt đỏ.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant

4. Giải đáp thắc mắc khi nhổ răng số 4

Nhằm giúp bạn có thật nhiều thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi nhổ răng số 4 như mất bao lâu thì lành, có ảnh hưởng gì không, có đau không…

4.1. Nhổ răng số 4 bao lâu thì lành

Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha Khoa Paris Hà Nội) chia sẻ, sau khi nhổ răng khoảng 2 – 3 ngày vết thương sẽ bắt đầu hết sưng tấy, hết đau.

Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn được chỉ định bởi bác sĩ để đảm bảo vết thương được phục hồi một cách tốt nhất. Theo đó, bác sĩ thường sẽ chỉ định cắt chỉ khâu vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau khi nhổ răng (nếu cần) và trong thời gian đó, bạn nên ăn uống nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho vết thương. Sau 3 – 4 tuần, vết nhổ răng sẽ đã lành hoàn toàn và huyệt ổ răng sẽ được lấp đầy trong khoảng thời gian 6 – 8 tháng sau khi nhổ răng.

Nhổ răng số 4 bao lâu thì lành

Nhổ răng số 4 phải mất 1 – 2 tháng mới lành hoàn toàn

4.2. Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không

Thực tế, nhổ răng số 4 không phải là quá trình nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách và bởi những bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm. Răng số 4 thường có kích thước nhỏ hơn so với các răng khác và không nằm ở vị trí phức tạp như răng số 8, do đó việc nhổ bỏ hoàn toàn không có bất kỳ nguy hiểm nào.

Nếu nhổ răng số 4 được thực hiện để giải quyết vấn đề về niềng răng, quá trình này thường không ảnh hưởng gì đến quá trình niềng răng. Tuy nhiên, việc không được thực hiện đúng cách hoặc bởi những bác sĩ không có kinh nghiệm có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng, bao gồm nhiễm trùng, chảy máu hoặc đau nhức kéo dài.

Để đảm bảo quá trình nhổ răng số 4 được an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín và dịch vụ chất lượng để được chăm sóc tốt nhất.

4.3. Nhổ răng số 4 có đau không

Nhổ răng số 4 có thể làm bạn lo lắng, tuy nhiên, khi thực hiện tại nha khoa uy tín như Nha Khoa Paris, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi nhổ răng để bạn không cảm thấy đau. Đồng thời, sau khi nhổ răng xong, bạn sẽ được kê thuốc giảm đau để giảm thiểu đau nhức.

Như vậy, trong quá trình nhổ răng hàm số 4 sẽ không hề đau nhức, nhờ có thuốc tê cũng như máy móc, công nghệ hiện đại.

4.4. Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không

Như đã chia sẻ ở phần trên, bởi có kích thước không quá lớn, cũng không nằm ở vị trí phức tạp như răng khôn nên quá trình nhổ răng hàm số 4 không có bất kỳ nguy hiểm nào.

Những bạn cũng cần lưu ý rằng, điều trên chỉ được đảm bảo khi bạn nhổ răng tại đơn vị nha khoa uy tín, quá trình chăm sóc sau đó được tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không

Nhổ răng số 4 sẽ không có bất cứ nguy hiểm nào nếu thực hiện tại địa chỉ uy tín

4.5. Nhổ răng số 4 có giảm tuổi thọ không

Việc nhổ răng có liên quan đến sức khỏe tổng thể của chúng ta, tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc nhổ răng gây giảm tuổi thọ. Dựa vào các kết quả nghiên cứu khoa học chuyên sâu thì nhổ răng số 4 KHÔNG làm giảm tuổi thọ của chúng ta.

Mặc dù vẫn có những ảnh hưởng nhất định, nhưng chắc chắn việc nhổ bỏ răng số 4 sẽ không làm tuổi thọ của bạn giảm xuống.

4.6. Nhổ răng số 4 có bị hóp má không

Mất răng số 4 lâu ngày có thể gây ra tình trạng tiêu xương hàm và làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Từ đó, bạn sẽ bị hóp má, vùng da xung quanh chảy xệ khiến cho gương mặt bị già hơn so với tuổi thật.

Tuy nhiên, việc nhổ răng số 4 để niềng răng lại không gây ra hiện tượng hóp má như trường hợp không thực hiện các biện pháp thay thế sau khi nhổ răng số 4 bị hỏng. Bởi bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để dàn đều các răng trên hàm, lấp đi khoảng trống do nhổ răng hàm số 4 để lại.

4.7. Răng số 4 có mấy chân

Răng số 4 ở hàm dưới sẽ chỉ có 1 chân, nhưng đối với hàm trên thì có thể là 1 – 2 chân.

Nhờ số lượng chân răng ít nên quá trình nhổ răng hàm số 4 sẽ không mất nhiều thời gian hay đòi hỏi các thao tác quá đỗi phức tạp.

Răng số 4 có mấy chân

Răng số 4 hàm dưới có 1 chân, nhưng hàm trên là từ 1 – 2 chân

4.8. Răng số 4 có thay không

Răng số 4 là một trong những chiếc răng trong vòng đời của con người chỉ thay một lần duy nhất – từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành.

Trong giai đoạn từ 9 đến 12 tuổi, việc thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn, đặc biệt là răng số 4, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển răng miệng của trẻ. Để đảm bảo sức khỏe của răng số 4 và các răng khác, việc thăm khám nha khoa định kỳ là điều rất quan trọng.

Hy vọng, với bài viết về răng số 4 trên đây đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về việc nhổ và phục hình răng số 4 hãy liên hệ đến hotline hoặc đến trực tiếp phòng khám Nha Khoa Paris để được tư vấn chi tiết nhất.

  1. con em 11 tuổi rang so 4 một bên rung đang mọc con một bên chưa rụng nhung lai len như răng khểnh co sao k a

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng số 4
Răng số 4 và 48 là răng nào? Nhổ đi có ảnh hưởng gì không?

Răng số 4 và 48 là răng nào? Nhổ đi có ảnh hưởng gì không?

Bài viết này sẽ đề cập tới những thông tin cơ bản nhất của răng số 4 như răng số 4 là răng nào? Bao nhiêu tuổi thì thay răng số 4 và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map