
Đồ quá cứng, dai; đồ quá nóng, quá lạnh; món nhiều đường; đồ ăn giòn, nhiều vụn và dễ dính là những thực phẩm bạn không nên ăn khi đang chỉnh nha. Đây chính là những chia sẻ từ TS.BS Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn của hệ thống Nha khoa Paris đối với câu hỏi niềng răng không nên ăn gì.
Để có kết quả chỉnh nha thành công đúng với kỳ vọng, cùng với một hàm răng chắc khỏe sau khi tháo niềng thì trong thực đơn ăn uống hàng ngày bạn nên tránh 5 món bao gồm thực phẩm cứng – dai, đồ quá nóng hoặc quá lạnh, các món giòn – nhiều vụn, thực phẩm chứa nhiều đường và các món dễ dính.
Thực phẩm cứng, dai như xương, sườn sụn, gân bò, mía, kẹo lạc…. là những món bạn cần loại bỏ ngay ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình trong thời gian niềng răng.
Những món quá cứng, dai sẽ khiến cho hàm phải vận động nhiều, gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
Chưa kể, chúng còn dễ khiến cho mắc cài, dây cung bị tuột khi ăn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ nắn chỉnh răng. Nhiều trường hợp dây cung khi bị bung ra còn gây trầy xước, tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
Niềng răng không nên ăn gì – Thực phẩm cứng, dai
Thực tế trong quá trình chỉnh nha, răng của chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm nên việc ăn uống các món quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu và tác động đến men răng.
Bên cạnh đó, đối với những bạn niềng răng bằng mắc cài kim loại thì nhiệt độ của đồ ăn, thức uống rất có thể gây ra hiện tượng giãn nở (hoặc co lại), ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha.
Bỏng ngô, bim bim, bánh mì, bánh quy… ắt hẳn là những món ăn yêu thích của nhiều bạn.
Thế nhưng khi đang trong giai đoạn chỉnh nha thì bạn nên tránh các món trên. Bởi các món giòn, nhiều vụn thì khi ăn dễ bị kẹt lại ở kẽ răng, mắc cài gây khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng.
Chưa kể nếu bạn vệ sinh không kỹ lưỡng thì còn tăng nguy cơ phát triển thành các mảng bám và cuối cùng là dẫn đến cách bệnh lý răng miệng.
Tránh các món giòn, nhiều vụn
Hạn chế bánh kẹo, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường vì dễ làm phát sinh và hình thành các mảng bám.
Nếu như bạn không vệ sinh kỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men gây các bệnh lý về răng và nướu.
Một chế độ ăn uống có chứa nhiều đường còn không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, huyết áp cao, viêm nhiễm và chất béo trung tính cao.
Với những bạn đang chỉnh nha thì nên tránh các món dễ dính vào răng, mắc cài như bánh dày, kẹo dẻo, xôi chiên, bánh nếp…
Vì khi ăn các món trên nếu bị dính vào răng hay mắc cài sẽ rất tốn công, tốn thời gian để vệ sinh sạch sẽ. Thậm chí nhiều trường hợp mắc cài còn bị dính vào và bung tuột khỏi răng.
Tránh các món dễ dính vào răng, mắc cài
Trong suốt quá trình niềng răng việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn, bất cập đôi chút và tất nhiên bạn cũng không thể thoải mái thưởng thức các món yêu thích của mình như trước kia.
Thay vào đó bạn nên bổ sung sữa – các chế phẩm từ sữa, các món làm từ trứng, thức ăn ninh nhừ, rau củ quả và chất đạm từ thịt.
Về cơ bản thì thức ăn phù hơp với người đang niềng răng nên đảm bảo đủ các tiêu chí là mềm, dễ ăn, ít mảnh vụn và đủ chất dinh dưỡng.
Sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ sữa… là những thực phẩm bạn nên ăn khi đang thực hiện niềng răng.
Bởi đây là các thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là bổ sung canxi giúp cho răng chắc khỏe hơn.
Bổ sung sữa và những chế phẩm được làm từ sữa
Có thể bạn chưa biết thì trong trứng có chứa hàm lượng vitamin D rất cao và đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương cũng như răng.
Nên hãy chế biến đa dạng các món ăn được làm từ trứng trong thực đơn ăn uống của mình để không gây nhàm chán. Một số món ăn được làm từ trứng mà bạn có thể tham khảo là trứng hấp, canh trứng, bánh bông lan, bánh flan…
Các món được ninh nhừ, mềm dễ ăn sẽ giúp giảm áp lực lên hàm răng và hạn chế khớp cắn phải hoạt động nhiều gây đau nhức, mỏi.
Như vậy, chúng sẽ vừa giúp giảm đau, vừa không gây ảnh hưởng đến các mắc cài mà vẫn đảm bảo về chế độ dinh dưỡng.
Một số thức ăn mềm, ninh nhừ cũng như dễ ăn mà bạn nên cân nhắc: Cháo, súp, khoai tây nghiền…
Rau củ và hoa quả vẫn sẽ là những thực phẩm không thể “vắng mặt” trong thực đơn ăn uống hàng ngày, ngay cả khi bạn không chỉnh nha.
Chỉ cần bạn biết cách chế biến hoặc thay đổi để chúng trở nên mềm, dễ cắn và dễ nhai hơn, tránh tác động đến răng cũng như khí cụ niềng là được.
Bổ sung rau củ và hoa quả hàng ngày
Cuối cùng là bạn nên nạp thêm chất đạm từ thịt lợn, bò, gia cầm và kết hợp với cả hải sản. Vì nếu không cung cấp đủ lượng đạm và các chất dinh dưỡng cần thiết thì cơ thể sẽ thường xuyên mệt mỏi.
Lưu ý nhỏ là khi ăn nên cắt nhỏ chúng ra hoặc hầm kỹ để dễ ăn hơn.
Niềng răng là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của khách hàng. Nhất là trong khoảng thời gian đầu khi mới đeo niềng, khó tránh khỏi việc nản chí do bị đau, khó chịu liên tục.
Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong quá trình chỉnh nha dưới đây bạn sẽ giải quyết được mọi vấn đề và “cán đích” thành công.
Niềng răng là một trong những dịch vụ nha khoa ngày càng có nhu cầu tăng cao. Thế nhưng, không phải ai trong chúng ta cũng đã hiểu rõ về kỹ thuật đó, nhất là với việc ăn uống.
Do đó, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề ăn uống khi niềng.
Như đã đề cập đến ở phần trên, việc ăn uống các món quá lạnh là điều cần hạn chế khi đang chỉnh nha và kem chính là một thực phẩm lạnh dễ khiến răng của bạn bị ê buốt.
Bữa ăn sáng được ví là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nên hãy ưu tiên các món có nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn phải dễ ăn, mềm và tuyệt đối không phải là các thực phẩm cứng, dai hay nhiều vụn.
Đáp án là hoàn toàn được, vì mì hay bún đều là những thực phẩm mềm nên việc ăn uống sẽ không gây ảnh hưởng đến các khí cụ chỉnh nha và bạn cũng không cần phải “vận động” cơ hàm nhiều.
Khoảng 3 – 5 ngày sau khi gắn mắc cài bạn đã có thể ăn được cơm bình thường. Tuy vẫn còn hơi đau, khó chịu nhưng việc ăn cơm với các món phù hợp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Một số thắc mắc về chế độ ăn uống khi niềng răng
Mong rằng với phần giải đáp đầy chi tiết về vấn đề niềng răng không nên ăn gì của chúng tôi, đã giúp mang đến những thông tin đầy hữu ích với bạn. Thực tế, việc ăn uống khi đang chỉnh nha không hề gặp quá nhiều khó khăn như bạn nghĩ. Đơn giản chỉ cần bạn có một thực đơn ăn uống phù hợp, tốt cho sức khỏe của bản thân.
.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×