Bọc răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi mang lại hàm răng đẹp, trắng sáng và tự tin. Tuy nhiên, có những trường hợp bác sĩ khuyên không nên bọc răng sứ để tránh các biến chứng về sau. Vậy khi nào nên bọc răng sứ? Cùng tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nếu bạn cũng đang có ý định bọc răng sứ nhé.
Bọc răng sứ là giải pháp giúp khắc phục các vấn đề về màu sắc, hình dáng và chức năng của răng. Những trường hợp nên bọc răng sứ như sau:
– Răng bị sứt mẻ
– Răng hô, món
– Răng hư, răng chữa tủy
– Răng nhiễm màu nặng
– Răng thưa, hở kẽ
– Răng mọc lệch lạc, lộn xộn
Thói quen dùng răng khui nắp chai thủy tinh, bia, ăn thức ăn cứng hoặc bị té, tai nạn, bệnh lý về răng,… là những nguyên nhân gây tổn hại cho răng và làm răng bị mẻ vỡ. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, răng bị sứt mẻ còn làm răng dễ viêm nhiễm, sâu răng và dễ gãy hơn so với thông thường. Vì thế, việc bọc răng sứ là cần thiết để khôi phục lại hình thái cho răng.
Răng bị sứt mẻ cần bọc sứ
Trường hợp răng bị hô móm do nguyên nhân từ răng chứ không phải do xương hàm thì bọc sứ có thể khắc phục được.
Khi răng chìa ra ngoài và ôm lấy răng hàm đối diện, việc mài cùi răng thật thay thế vào phần răng sẽ đảm bảo thiết kế đúng khớp cắn. Mang lại cho bạn hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn.
Răng đã bị chết tủy thì rất dễ bị giòn, gãy. Bạn nên bọc răng sứ để tạo một lớp bao bọc bên ngoài bảo vệ răng thật bên trong sau khi chữa tủy răng, răng sẽ đều và thẩm mỹ hơn.
Răng hư, răng chữa tủy
Răng bị nhiễm màu có thể do các nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh kéo dài, hút thuốc lá, uống trà, cafe thường xuyên,… Phương pháp tẩy trắng răng không thể cải thiện hết được màu răng. Vì thế bọc răng sứ chính là giải pháp hiệu quả nhất giúp bạn có được hàm răng trắng sáng.
Những răng bị thưa nhiều sẽ không thể trám lại để làm khít các khoảng hở giữa hai răng, vì gây mất thẩm mỹ và miếng trám cũng dễ bong ra nếu nhai cắn quá mạnh. Do đó, bọc răng sứ là cách tối ưu để giải quyết tình trạng răng thưa hiệu quả.
Răng mọc không đều, lộn xộn vừa mất tính thẩm mỹ cho cả hàm, vừa tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Nếu sức khỏe ổn định, bạn nên bọc răng sứ để hàm răng đều và đẹp hơn.
Răng mọc lệch lạc, lộn xộn
Khi bọc răng sứ bạn cần trải qua quá trình mài răng. Với người có hàm răng quá nhạy cảm thì không nên bọc răng sứ. Vì khi thực hiện mài cùi răng sẽ gây tổn thương đến cấu trúc răng làm răng yếu đi, dễ phát sinh các bệnh lý răng miệng khác. Bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ uy tín.
Theo Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, răng sâu nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc chân răng yếu thì cũng không nên bọc răng sứ. Khi răng bị sâu sẽ ảnh hưởng đến khoảng sinh học, gây viêm nướu, khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau nhức.
Do đó, bọc răng sứ khi khoảng sinh học không đạt chuẩn sẽ gây ra hiện tượng tụt nướu sau khi bọc sứ. Lúc này, cách khắc phục bằng phương pháp bọc sứ sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, bạn nên trồng răng Implant sẽ có hiệu quả cao hơn.
Răng sâu không nên bọc sứ
Nếu răng bị sứt mẻ nhỏ thì có thể bọc răng sứ như bình thường. Còn răng bị mất hoặc chỉ còn một phần chân răng thì cần lựa chọn phương pháp khác như làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant.
Dù ở người trưởng thành khi răng bị lung lay, chân răng cũng không còn được chắc chắn. Thêm vào đó, việc mài cùi răng sẽ làm chân răng càng yếu hơn. Vì thế, cách bạn không nên bọc răng sứ trong trường hợp này.
Răng bị lung lay
Trẻ dưới 17 tuổi không nên bọc răng sứ vì răng chưa phát triển đầy đủ. Răng trẻ còn yếu nên việc mài cùi răng sẽ tác động đến buồng tủy và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu gặp vấn đề như răng hô, móm, vẩu, chen chúc, lệch lạc thì điều trị bằng phương pháp niềng răng là tối ưu nhất.
Để răng sứ có độ bền tốt nhất, dưới đây là cách chăm sóc răng sứ được các bác sĩ hướng dẫn:
– Ăn đồ ăn mềm, không quá dai hoặc cứng.
– Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có gas và có màu.
– Không ăn và uống quá lạnh hoặc cay nóng.
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải mềm và ưu tiên loại kem đánh răng có flour.
– Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 – 4 tháng/lần tránh vi khuẩn có hại tích tụ.
– Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để vệ sinh răng sứ, loại bỏ hết mảng bám.
Chăm sóc răng sứ sau khi bọc
Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về khi nào nên bọc răng sứ. Để biết thêm chi tiết, bạn nên liên hệ trực tiếp tới các nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể hơn..
Báo Tuổi Trẻ: “Vén màn sự thật trào lưu bọc răng sứ”
Viện Nha Khoa: “Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ [Chuyên Gia Giải Đáp]”
Bác sĩ nha khoa: “Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ? [Tư Vấn Chi Tiết Từ Chuyên Gia]”
Yourchandlerdentist: “10 Things You Need To Know Before Getting Porcelain Veneers”
Bọc răng sứ có hại không là một trong những băn khoăn hàng đầu với những người có nhu cầu thực hiện phương pháp này. Bởi hiện nay có
Bọc răng sứ là phương pháp giúp phục hình thẩm mỹ nha khoa, đem lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng. Quá trình thực hiện cần mài lên răng
Bọc răng sứ là phương pháp nhận được sự quan tâm từ nhiều người bởi cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng và giúp nụ cười thêm rạng rỡ.
Bọc răng sứ hiện đang được nhiều người lựa chọn để có hàm răng đẹp và trắng sáng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nha khoa và phương pháp
Bọc răng sứ xong vẫn có thể niềng răng được, nếu như trước đó bạn chỉ bọc một hoặc một vài răng sứ đơn lẻ. Còn trong trường hợp bọc
Đến Nha Khoa Paris trong tình trạng 2 răng cửa bị gãy một nửa, lộ ngà răng, sau khi thăm khám khách hàng P.T.H 32 tuổi (Quan Hoa, Cầu
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×