Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mẹ bị viêm họng có lây cho con không, Con đường nào lây nhiễm

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa đông hoặc thời tiết giao mùa. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nên rất nhiều người lo lắng mẹ bị viêm họng có lây cho con không. Nếu có thì lây nhiễm như thế nào?

1. Mẹ bị bệnh viêm họng có lây cho con hay không

Mẹ bị bệnh viêm họng hoàn toàn có thể lây nhiễm sang cho con nếu như tiếp xúc gần, không vệ sinh tay, nhà cửa sạch sẽ… Bởi về bản chất, phần lớn trường hợp bị viêm họng đều là do vi khuẩn và virus gây ra. Những tác nhân gây bệnh sẽ lưu trú rất nhiều trong nước bọt, đờm và dịch mũi. Trong trường hợp trẻ tiếp xúc với những tác nhân trên thì khả năng bị nhiễm viêm họng là rất cao.

Tuy nhiên, nếu như mẹ bị viêm họng do kích ứng, dị vật hay chấn thương thì nguy cơ lây nhiễm gần như không có. Bởi tác nhân gây bệnh không phải do virus và vi khuẩn nên không có khả năng lây lan.

Mẹ bị bệnh viêm họng có lây cho con không

Mẹ bị viêm họng có thể lây qua con

2. Con đường lây nhiễm viêm họng từ mẹ sang con

Bệnh lý viêm họng lây từ mẹ sang con chủ yếu qua 2 con đường chính là lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp.

2.1. Lây nhiễm trực tiếp

Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm khi mẹ hôn con hoặc nói chuyện quá gần. Cụ thể như sau:

– Lây nhiễm khi mẹ hôn con:

Trên thực tế, người lớn rất hay hôn trẻ nhỏ để thể hiện tình cảm. Tuy nhiên, vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng tích tụ rất nhiều ở trong nước bọt. Do đó, nếu như mẹ hôn con khi đang bị viêm họng thì vi khuẩn, virus lây lan rất nhanh và khiến cho trẻ nhiễm bệnh.

– Lây nhiễm khi nói chuyện gần:

Khi nói chuyện, ho hay hắt hơi, những giọt bắn từ mũi họng sẽ bị phát ra ngoài không khí. Nếu như nói chuyện quá gần, trẻ có thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh. Điều đó tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, virus gây hại phát triển và khiến cho trẻ bị viêm họng.

Viêm họng lây khi nói chuyện gần

Viêm họng lây khi nói chuyện gần

2.2. Lây nhiễm gián tiếp

Những vật dụng cá nhân mà người bị viêm họng sử dụng như cốc uống nước, bàn chải đánh răng… là nơi chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây viêm họng do có tiếp xúc với nước bọt. Trong trường hợp hai mẹ con sử dụng chung những vật dụng trên thì nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm họng rất lớn.

Ngoài ra, triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm họng là ho và hắt hơi. Khi đó, những giọt bắn từ mũi họng chứa đầy vi khuẩn sẽ phát ra không khí và bám vào những đồ vật xung quanh, kể cả đồ chơi của trẻ. Nếu trẻ tiếp xúc với những đồ vật trên thì cũng rất dễ bị bệnh viêm họng.

3. Các triệu chứng cho thấy trẻ đã bị lây nhiễm viêm họng

Trẻ bị lây nhiễm bệnh viêm họng từ mẹ sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

– Đau rát họng, đặc biệt là khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt, dẫn đến tình trạng biếng ăn.

– Nghẹt một hoặc cả 2 bên mũi.

– Đau nhức trong tai, đau đầu.

– Thường xuyên bị chảy dịch nhầy ở mũi.

– Ho khan.

– Khàn giọng, giọng nói không còn được trong, mượt như bình thường.

– Môi khô, nứt nẻ.

– Sốt cao đột ngột, từ 39 – 40 độ C, khiến cho trẻ mệt mỏi và hay quấy khóc.

– Khó thở, thở gấp.

Bệnh lý viêm họng ở trẻ nếu như không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm xoang, viêm tai giữa… Do đó, ngay khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chữa trị.

Trẻ ho khi bị viêm họng

Trẻ ho khi bị viêm họng

4. Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm họng từ mẹ sang con

Để phòng tránh bệnh lý viêm họng lây lan sang con, các mẹ cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Không hôn lên mặt trẻ hoặc dùng chung cốc, ống hút… với trẻ.

– Đeo khẩu trang khi nói chuyện với trẻ giúp ngăn chặn giọt bắn phát ra ngoài không khí.

– Dùng tay che kín miệng khi bị ho hoặc hắt hơi và vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch khử khuẩn.

– Sử dụng nước súc họng hàng ngày để loại bỏ bớt những tác nhân gây bệnh trong khoang miệng.

– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để môi trường sống đảm bảo sạch sẽ.

– Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện hệ miễn dịch.

– Cho trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi như nhảy dây, chạy bộ… để tăng cường thể lực, giúp đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh.

Mẹ nên đeo khẩu trang khi bị viêm họng

Mẹ nên đeo khẩu trang khi bị viêm họng

Tóm lại, đối với vấn đề “mẹ bị viêm họng có lây cho con không” thì câu trả lời chính xác là có. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh phù hợp để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn: “Viêm họng có lây lan? Những điều cần biết về viêm họng”
Nationwide Children’s Hospital: “Sore Throat (Viral)”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi viêm họng
Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh

Viêm họng hạt ở vị trí lưỡi là tình trạng viêm họng kéo dài, dễ tái phát theo mùa. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Viêm họng mãn tính có lây không? Con đường nào lây nhiễm

Viêm họng mãn tính có lây không? Con đường nào lây nhiễm

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian dài. Bệnh gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh