Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong: Nguyên nhân, cách khắc phục

Không phải lúc nào răng vĩnh viễn cũng mọc lên đúng vị trí trên cung hàm. Thực tế có rất nhiều trường hợp răng mọc sai lệch, trong đó điển hình là răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong. Hiện tượng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều ảnh hưởng rất lớn tới răng miệng. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa để được khắc phục bằng một trong hai phương pháp bọc sứ hoặc niềng răng.

1. Nguyên nhân răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong

Hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch vào bên trong xảy ra do các nguyên nhân sau: Răng, hàm không cân xứng, di truyền, mất răng sữa sớm, răng sữa rụng muộn, có khối u trong hàm và va đập mạnh.

1.1. Răng và hàm không cân xứng

Nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng vĩnh viễn bị mọc lệch là do kích thước của răng và xương hàm không cân cứng. Nếu như xương hàm nhỏ nhưng kích thước của các răng lại quá lớn thì chúng sẽ không có đủ khoảng trống để phát triển. Khi đó, răng sẽ có xu hướng mọc sang vị trí khác, điển hình là mọc lệch vào trong.

Răng vĩnh viễn mọc lệch vào bên trong do cấu trúc hàm nhỏ

Răng vĩnh viễn mọc lệch vào phía bên trong do cấu trúc hàm nhỏ

1.2. Di truyền

Các cấu trúc liên quan đến khuôn mặt, đặc biệt là răng và hàm đều mang những ảnh hưởng nhất định bởi di truyền. Trong đó, trường hợp di truyền trực tiếp từ bố mẹ là phổ biến nhất. Điều đó có nghĩa là nếu như cha hoặc mẹ bị răng mọc lệch thì khả năng con cái gặp tình trạng trên rất cao.

1.3. Mất răng sữa sớm

Về bản chất, răng sữa giữ vai trò như một “người chỉ đường” cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí ở trên cung hàm. Khi đến giai đoạn thay răng, sự tiêu chân ở răng sữa sẽ định hướng cho răng vĩnh viễn mọc tại vị trí chuẩn.

Chính vì vậy, nếu răng sữa bị mất sớm do bất kỳ nguyên nhân nào như tai nạn, bệnh lý… răng vĩnh viễn sẽ bị mất đi phương hướng, dẫn đến hiện tượng mọc sai lệch.

1.4. Răng sữa rụng muộn

Mầm răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên nhưng răng sữa vẫn chưa rụng cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị mọc lệch. Bởi răng vĩnh viễn không còn chỗ để phát triển nên phải lệch sang vị trí khác trên hàm.

Răng sữa rụng muộn làm răng mọc lệch

Răng sữa rụng muộn làm răng vĩnh viễn mọc lệch

1.5. Khối u trong hàm

Các khối u trong xương hàm dù nếu không được xử lý sớm sẽ tạo áp lực lên các chân răng vĩnh viễn. Dần dần, chúng sẽ đẩy răng ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn tới răng mọc sai lệch.

1.6. Va đập mạnh

Lực tác động mạnh từ bên ngoài có thể khiến cho cấu trúc xương hàm bị biến dạng. Khi đó, các răng vĩnh viễn sẽ cũng bị xô lệch theo, làm ảnh hưởng đến khớp cắn.

2. Răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong ảnh hưởng như thế nào

Răng mọc lệch vào bên trong sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng, gây mất thẩm mỹ, phát âm sai, ăn nhai khó khăn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm.

2.1. Mắc nhiều bệnh lý răng miệng

Khi hàm răng mọc sai lệch, những mảnh vụn thức ăn rất dễ bám lại trong kẽ răng. Tuy nhiên, răng mọc lệch lại làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, những cặn thức ăn không làm được làm sạch sẽ dần chuyển hóa thành mảng bám và cao răng.

Đây sẽ trở thành một nơi trú ngụ vô cùng lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển. Dần dần, chúng sẽ tấn công tới răng, nướu và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm chóp răng…

2.2. Mất thẩm mỹ

Các răng trên cung hàm mọc lệch lạc, không đúng vị trí chắc chắn sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ của hàm răng. Điều đó đã trở thành nỗi tự ti của nhiều người khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Về lâu dài, sự tự ti còn khiến cho bạn bị mất đi nhiều cơ hội và quyền lợi trong cuộc sống.

Lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ

Lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ cho hàm răng

2.3. Phát âm sai

Sự phối hợp nhuần nhuyễn từ răng, môi và lưỡi sẽ biến âm thanh từ dây thanh thành âm tiết, lời nói. Tuy nhiên, khi các răng trên cung hàm mọc lệch vào trong, luồng hơi từ miệng phát ra bên ngoài sẽ không được đều. Điều đó khiến cho bạn dễ phát âm sai, khó tròn vành, rõ chữ.

2.4. Ăn nhai khó khăn

Trên thực tế, răng và hàm chỉ đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt nhất khi khớp cắn của hai hàm tương quan với nhau. Trường hợp răng mọc sai vị trí, lệch khớp cắn sẽ gây rất nhiều khó khăn khi ăn nhai, khiến thức ăn khó có thể được nghiền nhuyễn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa.

Điều đó làm cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa cần phải hoạt động nhiều để đảm bảo quá trình hấp thu và biến đổi chất của cơ thể. Về lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý như viêm đại tràng, viêm dạ dày…

2.5. Ảnh hưởng đến khớp thái dương

Khớp thái dương hàm là bộ phần nằm ở 2 phần đầu, kết nối xương hàm với xương thái dương. Khi răng mọc sai lệch, các cơ hàm phải hoạt động quá mức trong quá trình ăn nhai. Về lâu dài, tình trạng trên sẽ gây co thắt cơ và dẫn tới loạn năng khớp thái dương hàm kèm theo triệu chứng đau nhức dai dẳng.

Loạn năng khớp thái dương hàm

Loạn năng khớp thái dương hàm gây đau nhức dai dẳng

3. Biện pháp khắc phục răng mọc lệch vào bên trong

Đối với hiện tượng răng mọc lệch vào trong, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng một trong hai phương pháp sau: bọc răng sứ thẩm mỹ và niềng răng.

– Bọc răng sứ:

Phương pháp bọc răng sứ chỉ phù hợp với trường hợp răng mọc sai lệch ở mức độ nhẹ. Các bác sĩ sẽ tiến hành mài đi một phần men răng sau đó bọc răng sứ bên ngoài. Răng sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc tương đồng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, răng cũng có khả năng chịu lực rất tốt nên bạn có thể thoải mái khi ăn nhai hàng ngày.

– Niềng răng:

Niềng răng có thể áp dụng với hầu hết trường hợp răng mọc sai lệch, từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt… để nắn chỉnh răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Hàm răng sau khi niềng sẽ có khớp cắn chuẩn, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Trong hai phương pháp trên, niềng răng luôn được các bác sĩ đánh giá cao hơn bởi không xâm lấn tới cấu trúc răng thật. Mặc dù cần mất nhiều thời gian đeo niềng nhưng kết quả hoàn toàn có thể duy trì vĩnh viễn. Trong khi đó, răng sứ chỉ sử dụng được một khoảng thời gian nhất định là cần tháo ra và thay thế răng mới.

Phương pháp niềng răng được đánh giá cao về độ hiệu quả

Phương pháp niềng răng được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao về độ hiệu quả

4. Giai đoạn vàng niềng răng mọc lệch vào trong

Thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành niềng răng mọc sai lệch là từ 12 – 18 tuổi. Đây là giai đoạn răng vĩnh viễn trên cung hàm đã mọc đầy đủ (trừ răng khôn). Tuy nhiên, xương hàm vẫn đang phát triển nên các bác sĩ nha khoa có thể dễ dàng nắn chỉnh răng mọc lệch trở về đúng vị trí chuẩn.

Nếu như niềng răng ở thời điểm trên, xác suất phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn là rất thấp bởi xương hàm vẫn dễ uốn nắn. Ngoài ra, các răng cũng có thể dịch chuyển nhanh chóng nên giúp rút ngắn đáng kể thời gian đeo niềng.

Nhìn chung, răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong xảy ra rất phổ biến. Hiện tượng trên không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng, khuôn mặt mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn khi gặp trường hợp trên là nên nhanh chóng tới nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra răng, hàm và tư vấn phương án tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Dental Health Society: “What to Do When Permanent Teeth are Coming in Crooked”

Healthline: “Malocclusion of the Teeth”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Răng mọc lệch
Răng mọc lệch lạc phải làm sao? Chỉnh răng mọc lệch bao nhiêu tiền

Răng mọc lệch lạc phải làm sao? Chỉnh răng mọc lệch bao nhiêu tiền

Răng mọc lệch là hiện tượng khá nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bạn. Vì vậy, cần sớm xác định nguyên

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Giải đáp: Răng mọc lệch lạc nên niềng hay bọc sứ?

Giải đáp: Răng mọc lệch lạc nên niềng hay bọc sứ?

Răng lệch lạc nên niềng hay bọc sứ, phương pháp nào tốt nhất là những câu hỏi mà rất nhiều người muốn giải đáp để cải thiện tình hình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh