Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Biến chứng sau khi bọc răng sứ mà bạn có thể gặp phải

Bọc răng sứ hiện đang được nhiều người lựa chọn để có hàm răng đẹp và trắng sáng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nha khoa và phương pháp bọc răng phù hợp. Bởi răng sứ kém chất lượng có thể gây ra các biến chứng “tiền mất tật mang”. Dưới đây là những biến chứng sau khi bọc răng sứ kém chất lượng mà bạn cần phải biết!

1. Các biến chứng thường gặp sau khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ giúp khắc phục khuyết điểm như: răng hô, lệch lạc, móm, nhiễm màu,… Tuy nhiên, nếu bọc răng sứ kém chất lượng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1.1. Răng đau nhức, ê buốt kéo dài

Nếu bọc răng sứ xong mà bạn có cảm giác đau, ê buốt thì có thể răng sứ đó đã ảnh hưởng đến ngà răng hoặc tủy răng. Biểu hiện rõ nhất là lúc ăn đồ cay nóng hoặc lạnh, bạn sẽ cảm thấy đau ở các răng.

Nguyên nhân là do kỹ thuật bọc không đúng làm răng sứ bị hở. Hơn nữa, tủy răng và ngà răng cũng có thể bị tổn thương trong khi mài. Vì thế, răng trở nên nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhai.

Răng đau nhức, ê buốt kéo dài

Răng đau nhức, ê buốt kéo dài

1.2. Viêm nướu và hôi miệng

Rất nhiều trường hợp bị viêm nướu và hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Nướu sẽ bị sưng to lên, chảy mủ, gây đau nhức và có mùi hôi. Biến chứng này xảy ra do việc chăm sóc răng miệng kém, vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Hơn nữa, kỹ thuật bọc răng và loại răng sứ không đảm bảo sẽ làm lộ ra khoảng trống giữa chân răng và mão răng.

1.3. Bể răng sứ

Răng sứ làm từ thành phần kém chất lượng hoặc không tương thích với răng thật khi lắp vào, khiến răng bị vỡ, gây mất thẩm mỹ. Thường do va đập mạnh hoặc cắn đồ ăn quá cứng. Lúc này, bạn cần đến nha khoa để bọc lại răng sứ mới.

Bể răng sứ

Bể răng sứ

1.4. Bọc răng sứ bị tụt lợi

Một biến chứng khác cũng thường xảy ra đó là bọc răng sứ bị tụt lợi. Khi phần sứ không tương thích với cấu trúc chân răng sẽ làm tổn thương nướu răng, gây tụt nướu, tụt lợi. Biến chứng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm răng yếu đi, lung lay và rụng đi nếu không được điều trị kịp thời.

1.5. Làm lệch khớp cắn

Bọc răng sứ có thể gây biến chứng lệch khớp cắn, làm sai lệch tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Đây là tình trạng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến khả năng nhai và phát âm. Một số trường hợp còn tác động trực tiếp tới khớp thái dương hàm và rất khó điều trị.

1.6. Viêm tủy răng

Thực tế cho thấy, bọc răng sứ không rõ nguồn gốc hoặc tại các cơ sở kém chất lượng đều vướng phải viêm tủy răng. Quá trình bọc răng sứ sẽ phải mài mòn đi một phần răng tự nhiên, nếu tay nghề bác sĩ không cao sẽ dễ làm tổn thương đến tủy bên trong. Viêm tủy răng gây ra những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn là hoại tử xương hàm.

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng

2. Nguyên nhân xuất hiện các biến chứng bọc răng sứ

Theo Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, bọc răng sứ gặp vấn đề xấu sau vài ngày hay vài tuần thường là do các nguyên nhân sau:

– Sang chấn khớp cắn: Răng sứ không đạt tỉ lệ chuẩn về khớp cắn, cao hơn hoặc quá khít với các răng kế cận. Vì thế trong khi nhai, lực sẽ bị dồn quá nhiều vào chân răng sứ và gây đau nhức kéo dài.

– Chăm sóc không đúng cách: Nếu bạn không biết cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hoặc sâu răng.

– Kỹ thuật mài răng chưa tốt: Tình trạng đau nhức xuất hiện khi bác sĩ mài răng với tỉ lệ lớn, chạm vào phần tủy răng.

– Răng sứ kém chất lượng: Chất liệu làm răng sứ không tốt khi vào cơ thể sẽ gây nên nhiều tác hại xấu. Vì thế, bạn không nên ham rẻ mà chọn các loại răng không đảm bảo dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

– Chưa điều trị triệt để các bệnh lý: Các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy chưa được điều trị trước khi thực hiện sẽ gây đau nhức kéo dài sau khi mão sứ gắn lên răng.

– Bác sĩ ít kinh nghiệm: Quá trình bọc răng sứ cần trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm cao. Nếu bác sĩ không đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ dẫn đến nhiều biến chứng sau này.

Nguyên nhân xuất hiện các biến chứng bọc răng sứ

Nguyên nhân xuất hiện biến chứng bọc răng sứ

3. Cách phòng tránh biến chứng bọc răng sứ

3.1. Chỉ làm răng sứ khi thực sự cần thiết

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ đang rất phổ biến. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bọc răng sứ khi thấy thực sự cần thiết như răng bị sứt mẻ hoặc nhiễm màu nghiêm trọng. Với các tình trạng khác như hô, móm, lệch lại nhiều thì niềng răng là biện pháp tốt nhất.

3.2. Chọn nha khoa uy tín

Các yếu tố như trình độ chuyên môn bác sĩ, thiết bị và vật liệu răng sứ sẽ quyết định đến kết quả sau làm răng sứ. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ đáng tin cậy để bọc răng sứ an toàn và hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu.

biến chứng sau khi bọc răng sứ

Chọn nha khoa uy tín

3.3. Chăm sóc răng miệng cẩn thận

Bạn cần đặc biệt chú ý về vấn đề chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày bằng bàn chải mềm và đánh nhẹ tay.

Ngoài ra, bạn cần dùng máy tăm nước, chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ hết các mảng thức ăn còn bám trong khoang miệng. Chế độ ăn uống cũng cần được thay đổi, nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai để tránh ảnh hưởng đến răng.

3.4. Kiểm tra răng sứ định kỳ

Các biến chứng khi bọc răng sứ sẽ tiến triển từ từ. Vì thế bạn cần kiểm tra định kỳ 4 – 6 tháng một lần. Điều này giúp phát hiện sớm các sức khỏe răng miệng và có phương án điều trị kịp thời. Hơn nữa, bác sĩ sẽ hỗ trợ lấy cao răng để răng sứ bền đẹp theo thời gian.

Bài viết đã chia sẻ tới bạn những biến chứng sau khi bọc răng sứ và cách phòng tránh nguy cơ này. Hãy lựa chọn những nha khoa uy tín, có trình độ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại để quá trình bọc răng sứ đem lại kết quả như mong muốn.

Hiển thị nguồn

Kiến thức nha khoa: “Những Biến Chứng Có Thể Xảy Ra Sau Khi Bọc Răng Sứ”

Sức khỏe và đời sống: “Bọc răng sứ giá rẻ dễ gây biến chứng nguy hiểm”

Báo giao thông: “Cảnh báo biến chứng nguy hiểm khi bọc răng sứ”

News Medical: “Dental Crown Complications”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề biến chứng sau khi bọc răng sứ
9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nhiều hệ lụy. Bài viết sau sẽ đề cập đến

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Bọc răng sứ răng cửa bị mẻ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ khôi phục tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ là biện pháp nhiều người chọn nhằm sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên cùng nụ cười tươi tắn để tự tin đón Tết. Tuy nhiên,

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của răng, sở hữu hàm răng trắng và đẹp tự nhiên. Tuy nhiên,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức do đâu? 5 mẹo giảm đau hiệu quả

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức do đâu? 5 mẹo giảm đau hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền