Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tác hại cao răng khổng lồ và Phương pháp loại bỏ

Cao răng hay vôi răng là những mảng bám dính chặt vào bề mặt răng. Cao răng nếu không được loại bỏ sớm sẽ ngày càng tích tụ và gây ra cao răng khổng lồ. Tình trạng này sẽ gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bạn.

1. Cao răng khổng lồ là gì

Cao răng khổng lồ là hiện tượng phát triển quá mức của các mảng bám và vi khuẩn, khiến cho kẽ răng và lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến việc tạo ra những mảng bám cứng đầu, kết dính mạnh mẽ lên bề mặt răng với kích thước lớn, đôi khi thậm chí là bắc cầu qua các khoảng giữa răng.

2. Hình ảnh cao răng khổng lồ

Hình ảnh cao răng khổng lồ sau đây có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc bởi độ che phủ của nó:

Cao răng nằm sâu dưới nướu

Cao răng nằm sâu dưới nướu

Cao răng dày bám chặt vào chân răng

Cao răng dày bám chặt vào chân răng

Cao răng nặng ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Cao răng nặng ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Cao răng khổng lồ có xu hướng bao trùm lấy răng

Cao răng khổng lồ có xu hướng bao trùm lấy răng

3. Tác hại của tình trạng cao răng khổng lồ

Tình trạng cao răng tích tụ quá mức không chỉ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng, gây khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày mà còn dẫn đến rất nhiều tác hại nguy hiểm khác như đau, mất răng, tăng nguy cơ mắc bệnh về lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, tác động đến cấu trúc gương mặt, ảnh hưởng tới phát âm.

3.2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng lợi

Các vi khuẩn trong cao răng tích tụ lâu ngày sẽ sinh ra độc tố, gây kích ứng vùng mô nướu và dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn tồn tại trong cao răng càng lâu, mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra càng lớn.

3.1. Đau răng, mất răng

Độc tố của vi khuẩn trong cao răng tích tụ lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm. Nếu không được xử lý kịp thời, cao răng cũng như tình trạng viêm nhiễm sẽ lan dần xuống dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây ra các bệnh quanh chân răng khiến răng bị đau nhức, thậm chí là lung lay và mất răng.

Cao răng dày gây đau răng, tăng nguy cơ mất răng

Cao răng dày gây đau răng, tăng nguy cơ mất răng

3.3. Gây ra các bệnh lý toàn thân

Vi khuẩn trong cao răng không chỉ gây ra các bệnh về răng miệng mà còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, mũi họng, tim mạch, đái tháo đường rất nguy hiểm. Bởi vi khuẩn trong cao răng sẽ đi theo đường ruột xuống hệ tiêu hóa trong quá trình ăn xuống, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.

3.4. Tác động đến hàm mặt

Cao răng tích tụ quá mức làm tăng nguy cơ lung lay, thậm chí là mất răng. Việc mất răng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến biến chứng tiêu xương hàm, khiến các răng còn lại bị xô lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc gương mặt.

Tác động đến hàm mặt

Tác động đến hàm mặt

3.5. Khó khăn trong việc ăn uống

Cao răng khổng lồ bao trùm lấy nướu thậm chí bắc cầu qua răng sẽ gây cảm giác cộm, cấn khi ăn nhai hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến việc hạn chế các loại thức ăn bạn có thể tiêu thụ gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày..

3.6. Ảnh hưởng đến phát âm

Cao răng quá dày một khi đã gây ra mất răng sẽ khiến hàm không cân đối sẽ gây ra nhiều vấn đề trong phát âm, nói chuyện. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm thanh hoặc từ ngữ, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

3.7. Hôi miệng

Cao răng hình thành do các mảng bám thức ăn tại kẽ răng không được làm sạch và bị vôi hóa gây ra mùi khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn e ngại khi nói chuyện với người khác.

Hôi miệng

Hôi miệng

3.8. Mất thẩm mỹ

Cao răng có màu trắng đục hoặc màu vàng, khi tích tụ dày đặc ở mép lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của răng miệng. Chính điều này sẽ khiến bạn tự ti khi tiếp xúc, nói chuyện với người khác.

3.9. Cản trở đến việc vệ sinh hàng ngày

Những mảng bám cứng đầu dán chặt vào mép lợi, sát giữa các kẽ răng khiến bạn không thể vệ sinh răng miệng một cách triệt để. Dù bạn có sử dụng tăm hay chỉ nha khoa cũng không thể lấy hết được vụn thức ăn giắt trong kẽ răng. Tình trạng này diễn ra lâu dài còn có thể dẫn tới sâu răng và hàng loạt bệnh lý khác.

4. Cách phòng ngừa tình trạng cao răng khổng lồ

Bạn có thể phòng tránh việc hình thành cao răng dày đặc bằng những phương pháp đơn giản như vệ sinh răng miệng thật tốt, cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày, khám răng định kỳ.

– Đánh răng đều đặn, đúng cách và sạch sẽ 2 lần/ngày.

– Chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút để tránh làm hỏng men răng.

– Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch tối ưu.

– Uống nhiều nước lọc để khoang miệng luôn sạch sẽ.

– Hạn chế ăn đồ ăn vặt, đồ ăn chứa nhiều đường.

– Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn bám dính.

– Không sử dụng quá nhiều thức ăn, nước uống sẫm màu.

– Thăm khám bác sĩ nha khoa và lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần.

– Không hút thuốc lá.

– Không uống rượu bia.

5. Có nên lấy cao răng khổng lồ tại nhà không

Bạn không nên tự lấy cao răng tại nhà bởi biện pháp này không đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn. Bạn không thể quan sát từng ngóc ngách sâu bên trong răng dẫn đến không thể làm sạch mảng bám một cách triệt để. Hơn thế nữa, việc tự lấy cao răng tại nhà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến răng, nướu cũng như các mô mềm bên trong khoang miệng bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên đến các nha khoa uy tín để lấy cao răng an toàn, nhanh chóng và triệt để.

6. Phương pháp lấy cao răng khổng lồ tại nha khoa an toàn

Cạo vôi răng tại nha khoa vẫn được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Hiện nay, các nha khoa đang áp dụng ba phương pháp lấy cao răng chính là dùng các dụng cụ truyền thống, dùng máy thổi cát hoặc sử dụng máy siêu âm hiện đại.

– Phương pháp lấy cao răng truyền thống: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ lấy cao răng cầm tay để cạo, tách lớp cao răng cứng chắc ra khỏi bề mặt răng. Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo của nha sĩ, nếu cao răng quá dày, khi cạo sẽ sẽ cảm thấy hơi ê nhức.

– Cạo vôi răng bằng máy thổi cát: Máy thổi cát giúp lấy sạch cao răng bằng cách bắn những hạt cát nhỏ li ti để đẩy mảng bám ra ngoài. Phương pháp này sẽ khó thực hiện trong trường hợp vôi răng nằm sâu dưới nướu.

– Phương pháp lấy cạo vôi răng bằng máy siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị tân tiến để tạo ra bước sóng siêu âm giúp phá vỡ liên kết của vôi răng, từ đó giúp dễ dàng tách bỏ mảng bám cứng đầu ra khỏi bề mặt răng mà không gây đau nhức, ê buốt.

Lấy cao răng bằng máy siêu âm được coi là phương pháp loại bỏ cao răng an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay.

Lấy cao răng tại nha khoa

Lấy cao răng tại nha khoa

7. Lấy cao răng lâu năm có bị hở chân răng

Câu trả lời là “Có”. Cao răng lâu ngày không được làm sạch sẽ tích tụ dày đặc bên dưới chân răng khiến vùng nướu bị tụt và viêm nhiễm. Do đó, sau khi lấy cao răng lâu năm, các mảng bám bị loại bỏ, bạn sẽ nhận thấy chân răng bị hở. Tuy nhiên, hiện tượng này không đáng lo ngại vì nướu răng có khả năng tự hồi phục sau một thời gian.

Ngoài ra, tình trạng hở chân răng còn có thể do bác sĩ thao tác quá mạnh, khiến nướu bị tụt xuống phía dưới, gây ê buốt và đau nhức. Không những thế, chăm sóc răng không đúng cách sau khi lấy cao răng cũng góp phần dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng.

8. Lấy cao răng khổng lồ có đau không

Lấy cao răng không hề gây đau đớn, khó chịu cho tất cả mọi người. Trong quá trình lấy cao răng, bạn có thể sẽ thấy hơi ê răng nhẹ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ biến mất chỉ sau vài giờ nên bạn không cần quá lo lắng.

9. Lấy cao răng lâu năm cho người già

Để loại bỏ cao răng lâu năm cho người lớn tuổi, bạn nên đến các nha khoa uy tín để thực hiện. Với người cao tuổi, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp lấy cao răng hiện đại bằng máy cạo vôi răng siêu âm để từ từ làm bong tróc những mảng bám cứng đầu ở trên răng và dưới nướu một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Quy trình lấy cao răng lâu năm cho người lớn tuổi sẽ diễn ra như sau:

– Thăm khám để kiểm tra mức độ vôi răng cho người lớn tuổi.

– Vệ sinh răng miệng nhằm làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện.

– Thực hiện cạo vôi răng bằng máy lấy cao răng siêu âm. Các bước sóng siêu âm sẽ tách các mảng bám khỏi chân răng một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Đánh bóng răng để giúp bề mặt răng nhẵn mịn, sáng bóng.

– Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà giúp hạn chế cao răng tích tụ.

Lấy cao răng cho người già

Lấy cao răng cho người già

10. Lưu ý sau khi loại bỏ cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, cẩn thận, ăn uống khoa học, lành mạnh để bảo vệ răng tốt hơn, tránh ê buốt, đau nhức và tích tụ cao răng.

– Không hút thuốc lá.

– Hạn chế thực hiện các phương pháp tẩy trắng răng.

– Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường.

– Ít tiêu thụ các loại thức ăn có tính axit cao, đồ uống chứa cồn.

– Loại bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay, cắn nắp chai, nghiến răng khi ngủ.

– Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như chảy máu chân răng, viêm lợi sau khi lấy cao răng, bạn nên tới nha khoa để điều trị kịp thời.

Cao răng khổng lồ gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, bạn cần thực hiện lấy cao răng tại nha khoa 3 – 6 tháng/lần để tránh hiện tượng cao răng tích tụ quá mức. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý hơn trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày để giúp răng miệng luôn sạch sẽ, sáng bóng.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện 108: “Tại sao phải lấy cao răng?”
WebMD: “Tartar (Dental Calculus): 6 Tips to Remove Tartar Buildup”
Cleveland Clinic: “Tartar on Teeth (Dental Calculus): Causes & Removal”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh viêm nha chu
Tìm hiểu các cách làm rụng cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Tìm hiểu các cách làm rụng cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Cao răng không chỉ làm bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về răng miệng. Đây là hệ quả của

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Viêm nha chu: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm nha chu: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng mà không ít người gặp phải. Bệnh không được xử lý sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm nha chu uống thuốc gì – 10 loại thuốc được dùng phổ biến

Viêm nha chu uống thuốc gì – 10 loại thuốc được dùng phổ biến

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Viêm nha chu có chữa được không

Giải đáp: Viêm nha chu có chữa được không

Viêm nha chu có chữa được không là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Về bản chất, đây là tình trạng các tổ chức xung quanh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Viêm nha chu có phải nhổ răng

Giải đáp: Viêm nha chu có phải nhổ răng

Viêm nha chu là tình trạng những tổ chức ở xung quanh răng bị viêm. Khi mắc phải bệnh lý, rất nhiều người thắc mắc viêm nha chu có phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 10 nước súc miệng trị viêm nha chu hiệu quả

Top 10 nước súc miệng trị viêm nha chu hiệu quả

Viêm nha chu là một dạng bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Ngoài việc điều trị tại nha khoa, bạn cần kết hợp sử dụng nước súc miệng tại nhà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga